Sáng nay, lễ viếng và truy điệu 13 Liệt sĩ hy sinh ở Rào Trăng 3
Sáng nay (18/10), tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268 (TP Huế) diễn ra lễ viếng và lễ truy điệu 13 Liệt sĩ hy sinh khi vào khắc phục hậu quả sạt lở ở nhà máy thủy điện Rào Trăng 3.
13 cán bộ, chiến sĩ trong quá trình tham gia đoàn công tác vào khắc phục hậu quả sạt lở tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) không may gặp nạn, hy sinh vào hồi 0 giờ 5 phút, ngày 13/10/2020 tại Trạm kiểm lâm sông Bồ, Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ viếng diễn ra từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 18/10/2020 (tức ngày 2/9 năm Canh Tý) tại Bệnh viện Quân y 268 (Cục Hậu cần, Quân khu 4) ở đường Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Lộc, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ truy điệu vào hồi 11 giờ ngày 18/10/2020.
Tại lễ tang, ban tổ chức đã chuẩn bị vòng hoa luân chuyển, các đoàn đến viếng mang theo băng tang vải đen, chữ trắng, dòng trên ghi tên cơ quan, tổ chức, dòng dưới ghi chữ Kính viếng (rộng 18cm, dài 1m).
Video đang HOT
13 Liệt sỹ hy sinh gồm: Thiếu tướng Nguyễn Văn Man: Sinh ngày 12/1/1966. Chức vụ: Phó Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng: Sinh ngày 26/7/1970. Chức vụ: Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu.
Thượng tá Bùi Phi Công: Sinh ngày 20/5/1978. Chức vụ: Phó Chủ nhiệm Hậu cần, Cục Hậu cần Quân khu 4.
Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng: Sinh ngày 25/5/1979. Chức vụ: Phó Trưởng phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu, Quân khu 4.
Đại tá Hoàng Mai Vui: Sinh ngày 16/12/1968. Chức vụ: Phó Trưởng phòng Xe máy, Cục Kỹ thuật, Quân khu 4.
Thượng tá Lê Tất Thắng: Sinh ngày 6/2/1978. Chức vụ: Phó Lữ đoàn trưởng – Tham mưu trưởng, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4.
Thượng tá Trần Minh Hải: Sinh ngày 15/9/1979. Chức vụ: Phó Tham mưu trưởng, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, Quân khu 4.
Thiếu tá Tôn Thất Bảo Phúc: Sinh ngày 13/4/1986. Chức vụ: Trưởng ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thiếu tá Nguyễn Cảnh Cường: Sinh ngày 9/11/1991. Chức vụ: Đại đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4.
Đại úy Quân nhân chuyên nghiệp Trương Anh Quốc: Sinh ngày 9/10/1984; Nhân viên Trạm Điệp báo, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đại úy Quân nhân chuyên nghiệp Đinh Văn Trung: Sinh ngày 17/12/1984; Đài trưởng 15W, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4.
Ông Nguyễn Văn Bình: Sinh ngày 2/7/1978; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông Phan Văn Hướng: Sinh ngày 15/10/1968; Trưởng phòng Thông tin – Tuyên truyền, Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.
Những người lính sẵn sàng lao vào chốn hiểm nguy
Cả nước đang mong tin 13 cán bộ, chiến sĩ trong đó có Phó Tư lệnh Quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, bị mất liên lạc khi tiếp cận khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 để cứu hộ công nhân gặp nạn...
Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 (hàng đầu, thứ hai từ phải qua) dẫn đầu đoàn công tác cứu hộ công nhân nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, thị sát tình hình mưa lũ và chỉ đạo công tác cứu hộ, giúp đỡ người dân tại huyện Phong Điền, Thừa Thiê
Trước khi được điều động về Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, địa phương có nhiều thiên tai bão tố, lũ lụt. Lúc còn ở Quảng Bình, trong các mùa mưa bão, ông luôn là người xông xáo, đi đầu đưa bộ đội xuống giúp dân gồng gánh chạy lũ vùng nội địa dọc sông Gianh hoặc vùng trũng 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Lũ sông Gianh mỗi lần dâng cao, mạn phía Châu Hóa, Văn Hóa (Tuyên Hóa), Quảng Trường, Phù Hóa... (Quảng Trạch) nước chạm nóc nhà, tỉnh Quảng Bình lập Sở chỉ huy tiền phương ngay trụ sở UBND xã Cảnh Hóa thì đã thấy Thiếu tướng Nguyễn Văn Man tập hợp chiến sĩ, thuyền bè cứu hộ tức tốc vượt đỉnh lũ đi cứu dân ngay trong đêm. Nhiều người dọc sông Gianh từng nói rằng, trong thiên tai thấy lính của tướng Man là coi như được cứu. Nói thế để biết, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man như một người xông pha trận mạc, ở đâu có thiên tai địch họa thì với tư cách người lính chiến đấu, ông luôn có những chỉ đạo kịp thời để cứu dân.
Về Bộ Tư lệnh Quân khu 4 cũng đã 2 năm, lần nào miền Trung gặp mưa lũ cũng đều thấy ông xắn quần cùng cán bộ, chiến sĩ đi vào cứu dân. Lần này cũng thế, sau khi đi thị sát, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man đã quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, bởi nơi đây có thể cơ động nhanh đến các điểm xung yếu, bị chia cắt của huyện Phong Điền và Quảng Điền, các lực lượng chi viện tập kết ở đây có thể chia ra nhiều hướng.
Một trong những hướng khó khăn nhất, nguy hiểm nhất là vào khu vực thủy điện Rào Trăng 3 nằm giữa rừng sâu, sau khi tiếp nhận thông tin 17 công nhân có thể đã gặp nạn tại đây do sạt lở núi. Với tư cách phụ trách sở chỉ huy tiền phương, Phó tư lệnh Quân khu 4 cùng đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm 21 người đã hành quân vào hiện trường. Đường ngập, đoàn ngủ lại qua đêm tại Trạm kiểm lâm số 7 thuộc tiểu khu 67 để sáng sớm tiếp tục lên đường.
Thông tin từ những người may mắn thoát nạn kể lại, giữa đêm núi sạt lở, đất đá đổ ập xuống nơi lực lượng cứu hộ đang trú ngụ. Chỉ một số người may mắn thoát ra khỏi hiện trường. Thiếu tướng Phạm Văn Tý, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cho biết, trong tổng số 21 người của đoàn, chỉ mới bắt được liên lạc với 8 người, còn 13 người vẫn đang mất tích, trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Văn Man.
Cả nước đang mong có một phép màu với tất cả những người đang mất tích, những người lính trong đoàn cứu hộ cứu nạn và công nhân đang làm việc ở thủy điện Rào Trăng 3.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Man cùng đồng đội và đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên - Huế hành quân vào tận nơi bị thiên tai vì nhiệm vụ, nghĩa đồng bào trong lúc hoạn nạn. Họ sẵn sàng lao vào chốn hiểm nguy để tìm kiếm cứu hộ những người gặp nạn. Họ đã nỗ lực hết sức để giúp đỡ người dân giữa bão lũ bủa vây. Nhưng, cuộc sống thật mong manh. Và bây giờ, tất cả đang hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những người con dũng cảm.
Diễn biến chi tiết vụ 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích khi đi cứu nạn thủy điện Rào Trăng 3 12 giờ ngày 12-10, Đoàn công tác gồm 21 đồng chí trên đường đến hiện trường cứu hộ công nhân nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 mắc kẹt do sạt lở đất thì đến 0 giờ ngày 13-10 nghe tiếng nổ lớn, sụt toàn bộ núi, đất đá trùm lên tòa nhà đoàn đang nghỉ, 8 người thoát được ra ngoài, 13...