Sáng nay, khai mạc Kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII
Kỳ họp giữa năm của HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII sẽ bàn thảo, quyết định những giải pháp phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng cuối năm 2020; xem xét quyết định, thông qua một số chính sách quan trọng.
Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII diễn ra từ ngày 8-10/7/2020 tại Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh.
Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa XVII khai mạc lúc 8h sáng nay (8/7) sẽ xem xét, cho ý kiến các báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế – xã hội, thực hiện dự toán thu chi ngân sách nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm; báo cáo của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các cơ quan khối tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh…
HĐND tỉnh cũng dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, xem xét quyết định, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và kinh tế trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế giai đoạn 2020 – 2025 và những năm tiếp theo; chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C; cơ chế thu và sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh…
Thông qua tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh đã nhận được 386 ý kiến.
Tại kỳ họp lần này, trên cơ sở ý kiến của đại biểu, Thường trực HĐND tỉnh chọn 4 nhóm lĩnh vực để chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp.
Video đang HOT
Theo đó, lãnh đạo ngành TN&MT sẽ giải trình về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 theo Quyết định 2443/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; nguyên nhân và hướng xử lý các khu đất và tài sản gắn liền trên đất đã thu hồi và giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý.
Lãnh đạo Sở KH&ĐT đăng đàn trả lời về thực trạng nhiều dự án đầu tư công và xã hội hóa đã được đồng ý chủ trương nhưng chậm hoặc không triển khai thực hiện; nguyên nhân tăng trưởng kinh tế của tỉnh 6 tháng đầu năm 2020 thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực, giải pháp trong thời gian tới.
“Tư lệnh” ngành Nội vụ giải trình các giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập khi triển khai thực hiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 156/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Giám đốc Sở TT&TT giải trình về nguyên nhân và giải pháp xử lý tình trạng mạng xã hội đang xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật, lừa đảo, thông tin xấu độc, gây hoang mang dư luận và bất an cho người dân…
Sức mạnh từ phong trào thi đua yêu nước
Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua, cuộc vận động.
Nhờ đó, Mặt trận và nhân dân đã tích cực hưởng ứng, đóng góp xây dựng, phát triển Thủ đô...
Ban Công tác Mặt trận thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm) đã vận động nhân dân ủng hộ hơn 300 triệu đồng xây kè bờ đầm của thôn.
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
Vừa huy động nhân dân đóng góp hơn 200 triệu đồng, 350 ngày công để thực hiện đoạn đường "sáng - xanh - sạch - đẹp" vào đầu năm 2019, sang năm 2020, Ban Công tác Mặt trận thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm) tiếp tục thành công khi kêu gọi ủng hộ gần 300 triệu đồng để xây kè bờ đầm của thôn. Bà Nguyễn Thị Lan (thôn Khoan Tế) cho biết: "Từ ngày có con đường hoa, thôn Khoan Tế không còn bụi bặm như trước đây. Việc xây kè bờ đầm với tổng chiều dài gần 200m khiến chúng tôi không còn lo xói lở mỗi khi mưa đến, đồng thời tích cực tham gia giữ cảnh quan xanh, sạch, đẹp".
Tương tự, trong những tháng đầu năm 2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mỹ Đức và các ban, ngành, đoàn thể đã tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ được hơn 2 tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều hàng hóa để hỗ trợ các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mỹ Đức Trịnh Xuân Hương chia sẻ: "Ngay khi phát động, nhiều cá nhân đã tích cực ủng hộ, trong đó có cá nhân được Chủ tịch UBND thành phố gửi thư khen. Từ những tấm gương đó, chúng tôi đã tuyên truyền, biểu dương tại các xã, thị trấn để nhân rộng. Qua đó, cuộc vận động nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân, có thêm nguồn lực hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ cấp bách".
Trong khi đó, quận Đống Đa là địa phương nhiều năm liền thực hiện tốt việc vận động ủng hộ các quỹ do Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động. Chia sẻ về sự thành công này, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Đống Đa Đỗ Trọng Nam cho biết: "Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận đã huy động được sự tham gia của Chi cục Thuế quận cùng mời gọi các doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ. Vì vậy, hằng năm quận luôn đạt và vượt mức chỉ tiêu được giao về vận động các quỹ".
Phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết
Nhờ xác định công tác Mặt trận phải luôn gắn kết với các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động thiết thực, nhiều năm nay, hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội luôn nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Điển hình là các phong trào, cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Chung tay vì người nghèo", "Đoàn kết, sáng tạo, thi đua nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và hội nhập quốc tế"...
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết: "Việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước luôn được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chú trọng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và tổ chức thành viên trong việc triển khai, sao cho phù hợp với sự phát triển của từng địa phương. Từ đó đã tập hợp và thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Tiêu biểu là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" gắn với chương trình giảm nghèo.
Chỉ tính trong năm 2019, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã vận động được 65,9 tỷ đồng hỗ trợ xây, sửa 1.019 nhà cho hộ nghèo. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng các xã tổ chức giám sát được hơn 20.000 công trình, dự án. Qua đó, nhiều công trình, phần việc sai sót được kiến nghị và giải quyết kịp thời, giúp tiết kiệm chi phí, bảo đảm chất lượng, được nhân dân đồng tình".
Cùng với đó, việc thực hiện thi đua đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Khu dân cư văn hóa" cũng ngày càng hiệu quả. Các hoạt động tự quản với nhiều mô hình "Tổ tự quản an ninh trật tự", thực hiện vệ sinh môi trường ngày cuối tuần... được duy trì đều ở các địa phương. "Đặc biệt, hưởng ứng cuộc vận động chung tay phòng, chống dịch Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ tiền và hiện vật trị giá gần 172,3 tỷ đồng. Các đoàn thể cũng vận động nhân dân ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2020 được gần 41,22 tỷ đồng...", Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn thông tin thêm.
Để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thi đua yêu nước gắn với cuộc vận động do các cấp phát động. Đây cũng là cách để các tầng lớp nhân dân thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc tham gia xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.
Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 24 Ban Quản lý 85 thuộc Bộ Giao thông vận tải vừa tiến hành tổ chức khởi công Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24, đoạn qua địa phận huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Quốc lộ 24 là tuyến đường huyết mạch nối liền tỉnh Quảng Ngãi và Tây Nguyên, có tổng chiều dài 165km, riêng...