Sáng nay, gia đình nhận lại tử thi Nguyễn Đức Nghĩa
Tử thi của Nguyễn Đức Nghĩa đã được gia đình nhận lại và đưa về quê trong sáng nay.
Sáng nay (23/7), thi thể tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được trao trả cho gia đình tại bệnh viện 198 (Bộ Công an). Hôm qua, sau khi Nguyễn Đức Nghĩa bị xử tử, gia đình đã nhận được thông báo nhưng sáng sớm nay mới lên Hà Nội kịp để làm thủ tục nhận xác. Gia đình Nguyễn Đức Nghĩa đã thuê ô tô chở tử thi về quê ngay trong buổi sáng.
Theo quy định, chi phí di chuyển quan tài, việc khâm liệm, chôn cất tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đều do gia đình tự lo. Ngoài ra, gia đình cũng phải cam kết thực hiện việc tổ chức mai táng phù hợp, đúng quy định pháp luật.
Quy định về việc giải quyết cho người thân được nhận xác tử tù mới được áp dụng từ khi Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực vào 1/7/2011. Trước đây, khi còn áp dụng thi hành án bằng hình thức xử bắn, không có quy định về việc người thân có được nhận tử thi hay không. Do vậy, người thân của tử tù không được nhận tử thi mà cơ quan thi hành án thực hiện luôn việc chôn cất.
Tử thi của Nguyễn Đức Nghĩa đã được gia đình nhận lại tại nhà tang lễ BV 198 và đưa về quê trong sáng nay
Việc cho phép người thân nhận tử thi của tử tù là một điểm mới, được nhiều chuyên gia và người làm luật ủng hộ. Từ trước khi quy định này có hiệu lực, nhiều người đã cho rằng việc cho phép người thân nhận tử thi của tử tù là một việc làm nhân đạo. Có đại biểu Quốc hội cũng từng phát biểu, trước đây pháp luật không quy định rõ ràng, thêm vào đó là có địa phương quản lý lỏng lẻo, không ít vụ đào trộm xác đã diễn ra. Thậm chí có địa phương tồn tại cả đường dây trộm xác tử tù.
Nguyễn Đức Nghĩa là một trong nhiều tử tù được gia đình xin nhận lại tử thi sau khi bị thi hành án thời gian gần đây. Người đầu tiên bị thi hành án bằng thuốc độc cũng được người thân nhận về chôn cất là tử tù Nguyễn Anh Tuấn (28 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội). Người này bị kết án tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” và bị thi hành án vào ngày 6/8/2013.
Như đã đưa tin, chiều qua, tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã bị đưa ra thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc sau hơn 4 năm gây ra vụ án giết bạn gái, chặt xác phi tang.
Video đang HOT
Nguyễn Đức Nghĩa bị tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội tuyên án tử hình vào tháng 11/2010 về tội “Giết người, cướp tài sản”. Tuy nhiên, sau 4 năm, bản án đối với Nguyễn Đức Nghĩa mới được thi hành. Khi Nghĩa bị tuyên án tử hình, quy định thi hành án bằng tiêm thuốc độc chưa có hiệu lực. Đến khi quy định này có hiệu lực, suốt một thời gian khá dài, Nghĩa cũng như nhiều tử tù vẫn chưa bị thi hành án vì các cơ quan chức năng chưa chuẩn bị đủ trang thiết bị và thuốc men để thực hiện. Suốt thời gian qua, Nghĩa vẫn bị tạm giam tại Trại giam số 1 (ở phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Đến hôm qua, Nguyễn Đức Nghĩa đã chính thức bị đưa ra xử tử theo đúng quy định pháp luật.
Theo quy định, người bị thi hành án tử hình bị tiêm vào người 1 liều lần lượt 3 loại thuốc: thuốc làm mất trí giác, thuốc làm liệt hệ vận động, thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Tuy nhiên cán bộ thi hành án phải chuẩn bị 3 liều thuốc (2 liều dự phòng). Sau khi tiêm xong liều thứ nhất mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, hội đồng thi hành án phải sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục tiêm lần thứ hai. Nếu liều thứ hai mà tử tù chưa chết, hội đồng thi hành án lại tiêm lần ba.
Theo Khampha
Cuộc sống trong buồng biệt giam của Nguyễn Đức Nghĩa
Vài ngày trước khi bị thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, diễn biến tâm lý của Nghĩa khá bất thường. Anh ta liên tục đập đầu vào tường, song sắt nhằm tự sát và đánh bạn tù.
Nguyễn Đức Nghĩa biết trước thời điểm thi hành án tử?
Nhớ lại những ngày cuối đời của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa, một cán bộ Trại tạm giam số 1 (công an Hà Nội) cho rằng, có lẽ trung tuần tháng 7, Nghĩa đã linh cảm được bản thân sắp bị thi hành án tử nên rất "quậy".
Vị cán bộ kể, từng nghe nhiều tử tù chia sẻ những câu chuyện cuối đời, trong đó có cả việc họ được người thân báo tin "mật" sắp đến ngày bị thi hành án qua những ám hiệu quy ước từ trước.
Ví như hàng tuần, người thân tử tù ký gửi 5 quả táo hoặc 5 quả cam vào trại, nhưng bất chợt họ gửi có 4 quả (4 ám hiệu là tứ tử). Không loại trừ Nguyễn Đức Nghĩa cũng nhận được ... ám hiệu tương tự từ gia đình.
Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên xử. Ảnh: Hà Anh.
Còn về nguyên nhân tại sao người thân biết tin tử tù sắp bị thi hành án, quản giáo trại tạm giam giải thích, theo quy định trước khi thi hành án tử hình, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người chấp hành án làm đơn (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú) gửi Chánh án tòa án xét xử sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi của người chấp hành án để an táng.
Sau khi xem xét đơn, trước ngày thi hành án, Chánh án tòa án xét xử sơ thẩm sẽ thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị về việc cho nhận hoặc không cho nhận tử thi.
Nghĩa đã nhiều lần tự sát hụt
Thời gian giam giữ chờ thi hành án, Nghĩa cũng giống như các tử tù khác bị cùm một chân, ngồi tại chỗ. Thứ 6 hàng tuần, cán bộ quản giáo sẽ tháo cùm, đổi khóa chân cho tử tù này.
Sau bữa cơm tối, Nghĩa được tháo cùm để đi lại trong buồng dưới sự giám sát của cán bộ trại giam và khoảng một giờ sau sẽ bị khóa chân trở lại. Sáng dậy, anh ta được cho ra ô thoáng tắm nắng.
Mỗi lần có người vào thăm, trại tạm giam đều bố trí một phòng gặp riêng để Nghĩa trò chuyện. Quy trình áp giải tử tù này khá nghiêm ngặt. Anh ta luôn có 4 cảnh sát bảo vệ theo sát.
Hai người kẹp tay, một người đi trước, người còn lại chặn sau phòng Nghĩa làm liều. Thời gian trò chuyện bằng điện thoại cố định với người thân qua phòng kính, cảnh sát luôn kiểm soát tình hình.
Hỏi về đồ ăn ưa thích của Nguyễn Đức Nghĩa trong những tháng ngày cuối đời, cán bộ quản giáo bảo anh ta thích thú mỗi khi ăn chân gà luộc.
Quản giáo trại tạm giam kể, mẹ và chị gái Nguyễn Đức Nghĩa vào thăm, ký gửi quà, tiền để mua thêm đồ ăn cho tử tù này khá đều đặn.
Các buổi chiều, Nghĩa được quản giáo phát giấy bút để tự lên thực đơn bữa ăn ngày hôm sau, từ chính số tiền gia đình phạm nhân này gửi lại. Đồ ăn tử tù chọn sẽ được quán giáo tập hợp chuyển tới bộ phận bếp để phục vụ, kèm với đồ ăn của trại.
Theo lời kể, vài ngày trước thời điểm bị thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, Nghĩa có diễn biến tâm lý bất thường, tâm trạng thay đổi, liên tục đập đầu vào tường, song sắt với ý định tự sát. Anh ta còn đánh cả bạn cùng phòng giam.
Buồng giam tử tù thường có 2 giường (2 bệ gạch xây cao làm chỗ ngủ), cách nhau 80 cm. Bị cùm một chân nhưng Nghĩa vẫn xoay người để đánh bạn tù nằm giường bên cạnh, bóp cổ khiến anh này la hét.
Để đảm bảo an toàn cho Nghĩa, vài ngày trước khi thi hành án tử hình, cán bộ Trại tạm giam số 1 đã chuyển tử tù này tới một buồng giam đặc biệt. Phòng giam này tứ bề được che kín bằng xốp và chăn bông để ngăn anh ta làm liều.
Mấy ngày cuối đời, Nguyễn Đức Nghĩa liên tục bỏ bữa, chỉ ăn chút ít khi quản giáo động viên. Nhận xét về quãng thời gian tử tù này bị giam giữ ở đây, cán bộ này chia sẻ Nghĩa chấp hành khá tốt nội quy trại và được đánh giá là người cục tính.
Theo Zing.vn
Hé lộ những ngày cuối đời của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa Khi biết mình phải chịu tử hình bằng tiêm thuốc, Nghĩa tỏ ra buồn chán, đêm thường không ngủ, hoặc ngủ rất ít. Có hôm tử tù này thức đến 2 - 3g sáng rồi ngồi trầm tư. Quản giáo kể chuyện về tử tù Nguyễn Đức Nghĩa Trong số những tử tù mà quản giáo Lê Trung Hà trông coi có Nguyễn...