Sáng nay 11/10: Khai mạc Diễn đàn “Cùng Nông dân đi chợ Thế giới”
Sáng nay 11/10, tại tại khách sạn Melia, 44B Lý Thường Kiệt (Hà Nội), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IV với chủ đề:
“Từ CPTPP đến EVFTA: Cùng nông dân đi chợ Thế giới”; Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt; Công ty CP phân bón Bình Điền trực tiếp tổ chức sự kiện.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4, là một hoạt động nằm trong Chuỗi sự kiện thuộcChương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2019 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức; đây là một sự kiện thường niên được diễn ra liên tục trong 4 năm gần đây.
Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019 Nguyễn Hữu Hà đến từ huyện Khoái Châu, Hưng Yên trồng giống chanh tứ quý, mỗi năm lãi 5,5 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Chương.
Diễn đàn lần này, có sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành T.Ư, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện các Ban, đơn vị của Hội, lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện các đại sứ quán tại Việt Nam, đặc biệt là sự có mặt của 63 nông dân xuất sắc năm 2019, các cơ quan thông tấn, báo chí…
Như chúng ta đã biết, trong 2 năm 2018-2019, Việt Nam đã tham gia 2 hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có quy mô lớn nhất từ trước đến này, đó là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Việc ký kết các hiệp định này được đánh giá sẽ mở ra cơ hội to lớn cho thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có giá trị 43 tỷ USD của Việt Nam. Thông qua hai hiệp định này, các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận tới 37 thị trường lớn với dân số hơn 1 tỷ người.
Tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 4, các địa biểu sẽ tập trung nội dung thảo luận qua 2 phiên đối thoại chính thức để: Tìm hiểu rõ những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các tác động cả tích cực và tiêu cực tới hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản của 11 triệu hộ nông dân ở Việt Nam.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia là một hoạt động thường niên do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt tổ chức/ Trong ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 3 diễn ra vào ngày 14/10/2018.
Tại phiên thảo luận thứ nhất do TS. Bùi Kim Thùy- Chuyên gia kinh tế quốc tế – thành viên Hội đồng cố vấn – Đại học HARVARD(Mỹ) điều hành, các diễn giả là những nhà quản lý, chuyên gia kinh tế hàng đầu, các doanh nghiệp sẽ cùng thảo luận, trao đổi với nông dân về: Thông tin củacác hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam vừa ký kết như: Quy mô thị trường; những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế; các cam kết của Việt Nam khi tham gia ký kết các FTA; thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam đối với các thị trường thuộc 2 khối CPTPP, EVFTA; các rào cản và thách thức khi xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào các thị trường này (rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm và kiểm địch động, thực vật; rào cản kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý; rào cản về trình độ quản trị, trình độ công nghệ ứng dụng trong sản phẩm nông sản- vốn đang là những điểm nghẽn khiến nông sản Việt chưa thể thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản,…).
Video đang HOT
Theo dự kiến, phiên đối thoại này sẽ có 6 nội dung chính cần trao đổi, thảo luận với người đặt câu hỏi là những nông dân Việt Nam xuất sắc 2019.
Tại phiên thảo luận thứ hai dự kiến do TS. Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) điều hành sẽ tập trung thảo luận về: Các giải pháp, con đường giúp nông dân tự tin vươn ra chợ Thế giới; các vấn đề về chế biến nông sản, thực phẩm; quy hoạch vùng nông sản có lợi thế từng nước, từng khu vực để sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn của các nước EU, châu Á- Thái Bình Dương; vai trò dẫn dắt thị trường của những “ông lớn” trong lĩnh vực nông nghiệp; khó khăn khi đẩy mạnh chế biến nông sản (công nghệ chế biến, công nghệ cất trữ hàng hoá…); chế biến nông sản cần chính sách và đòn bẩy kinh tế gì để xây dựng cụm công nghiệp chế biến,… sẽ được các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế trả lời cụ thể, giải đáp tường tận từng thắc mắc, câu hỏi của nông dân.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 3 năm 2018 với chủ đề “Khơi nguồn nông sản Việt”.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: “Hiện cả nước đang có 11 triệu hộ nông dân đang sản xuất nông nghiệp; trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ nông dân trong sản xuất, cũng như tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, nhìn chung giá trị gia tăng trong xuất khẩu đối với hàng nông sản Việt Nam còn thấp, gặp nhiều rào cản, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế, Diễn đàn lần này sẽ là cơ hội để cho lãnh đạo các Bộ, ngành, Hội Nông dân, các doanh nghiệp, nông dân xuất sắc thảo luận để tìm ra các giải pháp, cũng như kiến nghị, đề xuất các chính sách lên Đảng, Nhà nước đối với nông dân”.
Theo Danviet
Tỷ phú trồng nhiều chanh tứ quý nhất trên đất nhãn Hưng Yên
Là người đầu tiên của tỉnh Hưng Yên đưa giống chanh vàng Úc về trồng trên đất Hưng Yên và chăm sóc theo hướng hữu cơ, anh Nguyễn Hữu Hà (sinh năm 1979) ở xã Tân Dân (Khoái Châu) đã gặt hái được thành công và làm giàu với loại cây trồng này. Anh Nguyễn Hữu Hà là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019.
Vỡ nợ từ nghề nông
Sinh ra trong gia đình thuần nông ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên nên từ nhỏ anh Hà luôn ấp ủ giấc mơ làm giàu từ nông nghiệp. Sau 3 đi nghĩa vụ, anh Hà trở về quê hương lăn lộn đủ thứ nghề để kiếm sống.
Trang trại chồng chanh tứ quý của gia đình anh Nguyễn Hữu Hà tại xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Năm 25 tuổi, anh Hà lên Lục Ngạn, Bắc Giang thuê 4ha đất trồng vài thiều. Tuy nhiên, khi cây vải cho sản lượng cao thì lại mất giá lại, điệp khúc này diễn ra 2 năm liên tiếp khiến anh phải bán toàn bộ trang trại vải để trả nợ. Sau đó anh sang Nga theo diện xuất khẩu lao động để "trốn nợ".
Sau 7 năm lăn lộn kiếm sống, làm thuê đủ các thứ nghề ở Nga, năm 2012 anh về nước. Về Việt Nam, anh Hà lại tiếp tục buôn hoa quả. Trong một lần tình cờ hai vợ chồng anh ngồi cạnh một người bán chanh. Thấy người đó bán chanh đắt hàng nên ạnh Hà mon men hỏi. Từ đấy, anh Hà ấp ủ trồng chanh để bán.
Anh Nguyễn Hữu Hà đang chăm sóc vườn chanh tứ quý của gia đình. (ảnh: Nguyễn Chương)
Anh Hà chia sẻ, khi đi lao động tại Nga anh có quen một giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đi làm nghiên cứu sinh tại Úc. Trước khi về nước, anh Hà và giảng viên này trao đổi số điện thoại với nhau để có gì liên hệ.
Sau khi anh thấy cây chanh có thể mang lại hiệu quả cao nên đã tìm lại số điện thoại của giảng viên nhờ người này mang về cho anh mấy trăm mắt ghép giống chanh tứ quý. Có giống chanh, anh Hà đánh liều chặt hàng trăm gốc bưởi Diễn 7 năm tuổi của gia đình để ghép giống chanh.
Nguyễn Hữu Hà bên những chậu chanh tứ quý cảnh bán vào dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020...
Theo anh Hà, chanh tứ quý là giống nhập khẩu từ Australia với nhiều ưu điểm như vỏ mỏng, quả chín vàng, rất thơm, mọng nước, vị chua thanh mà không gắt. Khi chín, hạt chanh teo nhỏ lại và bảo quản được tới trên 20 ngày trong tủ lạnh.
Tỷ phú chanh trên đất nhãn
Dẫn chúng tôi ra thăm vườn chanh ghép trên gốc bưởi sai trĩu quả, anh Nguyễn Hữu Hà phấn khởi cho biết: Đến nay, tổng diện tích trồng chanh tứ quý nhân giống từ mô hình của anh Hà đã hiện đã lên đến 40ha. Ở Hưng Yên anh Hà đang có 12ha chanh tứ quý đang cho thu hoạch; Bắc Ninh có 25ha; Thanh Hóa có 12ha và hơn 1ha ở Bắc Giang đang bắt đầu trồng.
Chanh tứ quý không hạt...
Theo anh Hà, mỗi cây chanh tứ quý ghép trên gốc bưởi cho thu từ 1,2- 1,5 tạ quả/năm. Chi phí đầu tư trồng chanh cũng thấp hơn các loại cây ăn quả khác. Chanh hiện tại đang bán với giá hơn 20.000/kg, trừ chi phí còn lãi hơn 15.000/kg.
Năm 2019 này, năng suất chanh của anh Hà ước chừng 230 tấn cho 12ha tại Hưng Yên với dự kiến doanh thu hơn 7 tỷ đồng.
Hiện, anh Hà đang tạo việc làm cho hàng chục công nhân với thu nhập hơn 6 triệu đồng/tháng. Sản phẩm chanh tứ quý từ vườn chanh của anh được xuất chủ yếu đi Trung Quốc, Lào và bán trong các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
Đến nay, chanh hữu cơ do gia đình anh sản xuất đã được bày bán trên gần 500 cửa hàng thực phẩm sạch trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với giá bán từ 18.000 - 35.000 đồng/kg.
Nguyễn Hữu Hà bên một cây chanh tứ quý ghép trên gốc bưởi ra trái trĩu cành.
Không thỏa mãn với những gì đang có, anh Hà còn muốn tăng lợi nhuận hơn nữa, và giúp các hộ dân khác cùng làm giàu.Từ năm 2016, anh tham gia vào Hội Nông dân huyện Khoái Châu. Từ đó anh bắt đầu liên kết sản xuất với nông dân trong và ngoài tỉnh. Anh cung cấp cây giống, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc chanh hữu cơ và tìm hướng bao tiêu sản phẩm cho bà con. Hiện anh Hà cũng đang có ý tưởng để làm nước ép chuyên về chanh và cũng đang có một nhóm do anh đứng đầu để nghiên cứu làm nước ép chanh và mở rộng diện tích trồng chanh tứ quý.
Ngoài ra, anh Hà còn đang chăm sóc, "tạo dáng" cho gần 2.000 chậu chanh cảnh để chuẩn bị "tung" ra thị trường vào dịp Tết với giá bán dự kiến từ 2 - 60 triệu đồng/chậu.
Theo Danviet
Những "bóng hồng quyền lực" của Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019 Trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc 2019 sẽ được vinh danh vào tối 12/10 tới đây, có 10 đại biểu là nữ. Dù chiếm tỷ lệ khiêm tốn nhưng các chị không hề "lép vế", ngược lại đã góp thêm sắc màu rực rỡ, dịu dàng và cũng đầy quyền lực của lần hội tụ năm nay. Cắt cử việc...