Sáng mới tát vợ, chiều đã cười hề hề
Với những gã chồng như thế này thì phải trị thế nào chị em nhỉ. Thật hết thuốc chữa, tức ứ máu luôn.
Tôi quá chán nản với gã chồng như thế này rồi. Thật sự nhiều khi giận muốn điên người nhưng gã lại ngọt nhạt, thế là lại xuôi. (ảnh minh họa)
Tôi có một gã chồng, phải gọi là gã thì mới xứng đáng. Gã ấy chuyên kiểu, làm xong lại coi như không có chuyện gì xảy ra, mặc dù đó là chuyện có vẻ lớn. Nên dù có nói gì cũng như &’nước đổ đầu vịt’ vì gã đâu có thừa nhận mình có tội.
Hôm rồi, gã tát tôi một cái như trời giáng vì cái tội, tôi cãi gã. Cãi thì có gì lạ, nói sai thì phải cãi, mà vợ chồng chẳng phải ai cũng không thể hòa thuận được mãi sao. Thế nên, tôi có cãi vài câu cũng là một cách bảo vệ quan điểm, bảo vệ cách nghĩ của mình. Vậy mà gã tát, trời ơi, đau điếng mặt, tưởng chừng như không thể mở được mắt ra.
Vì mỗi cái tội là, gã bảo tôi đi đóng tiền học cho con, tới tận nhà thầy để đóng. Tôi nói, đường xá xa, lại còn đi tận mãi hơn chục km, lại là thầy giáo không dễ nói chuyện, nên tôi không muốn đi. Tôi bảo gã đi nhưng gã nói, chuyện học hành, học phí của con cái là chuyện của đàn bà, không phải chuyện đàn ông. Gã không bao giờ can thiệp vào mấy chuyện đàn bà làm. Tôi bực quá bảo gã là bảo thủ và to tiếng rằng: “Mấy chuyện đàn bà làm chưa xong thì nói gì là chuyện của đàn ông”. Thế là gã tát. Cái tát ấy còn tím tái cả mặt mày, như bị ai đánh đập chứ không phải là chồng.
Khoảng được 2 tuần sau, khi tôi đang ngủ, đau bụng quá, sai gã dậy lấy dầu bóp đầu. Gã cứ giả ngủ như chết. (ảnh minh họa)
Tôi định bụng sẽ thù cái tát này nửa tháng. Không nói chuyện, cũng chẳng thèm hỏi han gã làm gì. Thế mà, sau khi đi làm về, tối gã lại hề hề cười bảo tôi là: “Em chuẩn bị nước tắm cho anh chưa, anh đang muốn tắm quá, bức bối quá. Nay cơm có món gì ngon, anh đói quá rồi…’. Gã làm bơ như không có chuyện gì dù vết tím trên mặt vẫn còn nguyên đó. Tôi sợ gã quá rồi… Tôi đành ngậm ngùi vào chuẩn bị cơm nước cho gã ăn và lâu dần lại quên chuyện đó…
Video đang HOT
Khoảng được 2 tuần sau, khi tôi đang ngủ, đau bụng quá, sai gã dậy lấy dầu bóp đầu. Gã cứ giả ngủ như chết. Tôi gọi thét lên vì đau quá không dậy nổi, thế là gã đạp tôi một cái, ngã lăn xuống giường. Chẳng biết lúc ấy gã cố tình hay mơ ngủ, nhưng thấy sau đó gã dậy, đi ra ngoài ghế nằm, có vẻ như tôi đang làm phiền giấc ngủ của gã. Hôm sau, gã bảo tôi là hôm qua gã chẳng nhớ gì. Vài lần xâu chuỗi sự việc, tôi nghi là gã lại giả vờ làm như không biết chứ gã có bao giờ bị mộng du đâu mà đạp vợ ngã lăn xuống giường còn không biết.
Hôm rồi, mẹ chồng lên chơi, gã bảo tôi đi chợ mua đồ về chuẩn bị đón tiếp mẹ. Tôi cũng nào nghĩ gì, cứ thong dong đi chợ, rồi chuẩn bị đồ, nhưng mà tối về, thấy gã ngồi khoanh tay trước ngực, nói tôi lại nói chuyện. Tôi bảo có chuyện gì thì gã nói: “Lần sau không được chậm trễ như thế. Bảo đi chợ là phải về cho nhanh”. Mà đường này thì nhanh sao được. Thật ra gã muốn lên mặt dạy đời tôi khi có mẹ ở đấy, để lấy oai. Tôi cãi lại, bảo là đường tắc, tôi phải lo cơm nước, đủ thứ còn gã chỉ biết ngồi vắt chân lên ghế mà xem tivi lại còn nói tôi này nọ sao. Tôi cãi mặc đỏ tía tai vì quá bực. Vậy là gã không nể mẹ, tát một cái làm tôi lệch cả mặt. Nếu như không có mẹ chồng ở đó, chắc chắn tôi cho gã nhịn luôn.
Có được một ngày tôi không nói gì với gã. Hôm sau đứng nấu ăn, gã lại vào vòng tay qua eo mà ôm tôi, khiến tôi rùng mình. Gã còn vu oan cho tôi là có thằng nào hay sao mà rùng mình khi chồng ôm. Tôi chẳng nói chẳng rằng vì quá chán, quá quen với cảnh này rồi. Gã bảo tôi nếu muốn được yên thân thì cứ im mà sống, đừng có làm ầm lên với gã.
Bạn bè tôi tới nhà chơi, gã giả vờ ân cần với vợ. Cái gì gã cũng bảo để anh đứng lên làm cho. Gã còn nói lời ngọt ngào với tôi làm bạn tôi nghĩ là tôi hạnh phúc lắm, được gã chiều lắm. Thế mà khi chiều, gã mắng chửi tôi không ra gì, bảo tôi là không biết điều. Thấy gã đứng dậy làm thì phải vào mà tranh. Gã giữ sĩ diện trước mặt bạn bè nên làm thế, nhưng tôi lại không biết cư xử. Gã xúc phạm tôi thậm tệ sau những lời ân ái ngọt ngào đó. Nhưng ngày hôm sau lại coi như không có chuyện gì…
Tôi quá chán nản với gã chồng như thế này rồi. Thật sự nhiều khi giận muốn điên người nhưng gã lại ngọt nhạt, thế là lại xuôi. Tôi chỉ muốn chửi cho gã một trận nhưng lại không đành lòng. Vì thật ra, người vợ nào cũng nhược điểm khi mà họ vẫn còn yêu chồng…
Theo VNE
Bị chồng tát sưng mặt vì để con ốm
Nhìn thấy những nốt đỏ nổi lên trên làn da trắng của con gái, anh hét lên rồi thẳng cánh phang vào mặt vợ một cái tát như trời giáng.
Thành tội đồ mỗi lần con hắt hơi sổ mũi
"Trời ơi, mới hôm qua còn bi bô nhảy nhót cơ mà, sao hôm nay đã sốt đùng đùng thế này hả Cún?", bà Loan xa xót kêu lên rồi hầm hầm chĩa ánh mắt kết tội về phía Hạnh, cô con dâu: "Tối qua cô lại ngủ trương nứt ra, để thằng bé bị lạnh phải không?". Hạnh chỉ dạ dạ mà không đáp, vì cô biết đó là câu hỏi chẳng cần trả lời, mẹ chồng cô đã có kết luận rồi.
Con trai Hạnh là cục vàng của cả gia đình vốn mấy đời độc đinh. Không chỉ ông bà nội mà các cô, chú của Cún cũng nâng niu bé như trứng mỏng. Chỉ cần Cún hắt hơi sổ mũi, hay ươn người, biếng ăn, thậm chí chỉ cần tỏ ra kém sôi động hơn bình thường là cả nhà đã nháo nhác cả lên, coi như đại họa, và mẹ Cún luôn là nơi để tất cả trút vào những câu hỏi theo hướng quy trách nhiệm: "Mẹ mày làm sao mà thằng bé trông uể oải thế kia?", "Chị trông cháu kiểu gì mà người thằng Cún đầy vết muỗi đốt vậy?", "Sao thằng bé dạo này gầy thế nhỉ, con phải cho nó ăn uống tử tế chứ?"...
"Tóm lại thằng bé có làm sao cũng lỗi tại em hết", Hạnh chia sẻ, "Mọi người coi đó là chuyện đương nhiên, em có thanh minh thì càng bị nói là vụng chèo khéo chống thôi. Thực ra trẻ con thì thỉnh thoảng se mình, mệt mỏi là thường, nhất là khi thời tiết thay đổi, nhưng hễ nó không khỏe là người nhà chồng cứ coi em như kẻ tội đồ".
Ảnh minh họa
Những tháng đầu mới sinh, Cún hay thức đêm và quấy khóc. Mỗi lần cháu khóc, bà nội lại lao từ phòng mình sang vừa la ầm lên: "Trời ơi, con mẹ nó làm cái gì mà để nó khóc hết cả hơi thế kia?". Những lần bé ăn rồi bị trở, bà cũng làm ầm lên, mắng nhiếc con dâu là làm tình làm tội thằng cháu đích tôn của bà.
"Mẹ chồng cứ làm như tôi là kẻ âm mưu hãm hại thằng bé vậy, trong khi thời gian bà chăm sóc cháu cũng nhiều, và những lúc đó Cún cũng khóc, cũng trớ. Nhiều hôm tôi đi làm về cũng thấy con ho, sốt sau một ngày ở nhà với bà, hoặc da nó bị những vết xước, vết muỗi đốt. Thế nhưng chẳng vì thế mà bà nội thấy điều đó là bình thường nếu nó xảy ra khi Cún ở với tôi", Hạnh phàn nàn.
Dù sao thì Hạnh cũng chỉ nhận từ mẹ chồng những lời mắng mỏ và ánh mắt khó chịu, có thể coi là xuất phát từ sự lo lắng của người bà yêu cháu. Còn Kim Chi thì không ít lần bị chính chồng mình cho ăn đòn chỉ vì anh xót con. Lần gần đây nhất, khi Kim Chi gọi điện bảo con gái bị dị ứng, nổi mẩn khắp người, chưa hết giờ làm việc, anh Long đã lao xe về nhà. Nhìn thấy những nốt đỏ nổi lên trên làn da trắng của con gái, anh hét lên: "Lại cho nó ăn trứng phải không? Cô nuôi con tôi kiểu gì thế hả?". Rồi anh thẳng cánh phang vào mặt vợ một cái tát như trời giáng.
Đây không phải lần đầu tiên con gái họ có triệu chứng tương tự, bác sĩ đã kết luận cô bé bị dị ứng với trứng, vì thế món thực phẩm bổ dưỡng này bị loại hoàn toàn khỏi thực đơn gia đình. Vì vậy, khi thấy con lại dị ứng, anh Long điên tiết với vợ, không kịp hỏi để biết rằng, thực ra chính cô ruột bé lúc chiều sang chơi đã cho cháu cái bánh ngọt. Kim Chi giặt đồ xong quay ra thì con gái đã ăn gần hết cái bánh cao cấp mà thành phần chắc chắn có không ít trứng gà.
Đã khá nhiều lần, Kim Chi bị chồng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay vì cái tội không biết nuôi con anh, để nó bị ốm, bị ngã... "Anh ấy làm như chỉ mình anh ấy là ruột thịt của nó, chỉ mình anh ấy thương nó, hễ có chuyện gì là lỗi tại tôi. Anh ấy cứ biện minh cho sự thô bạo của mình là vì yêu con, xót con quá, trong khi mọi việc chăm sóc con đều chỉ mình tôi, anh chẳng đụng tay vào. Tôi cũng đi làm, quán xuyến đầy đủ việc nhà, dù mệt mỏi hay ốm đau cũng phải chăm sóc con, dù thức trắng đêm anh cũng chẳng giúp. Nhưng hễ nó va vào đâu mà bị thâm tím một chút là anh lại bảo tôi là thứ mẹ không biết thương yêu lo lắng cho con", Kim Chi kể khổ.
"Tôi như người nuôi con thuê cho nhà chồng"
Đó là cảm giác của chị Hoài Anh khi thường xuyên bị nhà chồng trách mắng trong chuyện nuôi con. Chịu bao khó nhọc trong suốt quá trình mang thai không suôn sẻ, cùng với chuyến vượt cạn dài đằng đắng gần 4 ngày đau đớn đến kiệt sức trong bệnh viện, Hoài Anh luôn muốn dành cho con sự chăm sóc tốt nhất để bé phát triển khỏe mạnh cả thế chất, trí tuệ và tinh thần, nhưng hầu như ngày nào chi cũng bị không mẹ chồng thì bố chồng "lên án" vì một điều gì đó mà họ cho là không tốt cho đứa trẻ.
"Tôi thấy như mọi người trong nhà quên mất rằng tôi là mẹ thằng Tý, rứt ruột đẻ nó ra, và dĩ nhiên là lo lắng cho nó nhất. Cái cách họ săm soi, bắt lỗi, dặn dò, cảnh báo tôi giống như tôi là người trông trẻ thuê cho nhà họ, và chỉ cần họ lơ là không để ý là tôi sẽ bỏ mặc thằng bé, để cho nó đói khát hoặc gặp nguy hiểm vậy. Cái kiểu ấy làm cho tôi rất chạnh lòng", Hoài Anh tâm sự.
Ảnh minh họa
Ông Vinh, 67 tuổi, sống ở Linh Đàm, Hà Nội, cho biết mâu thuẫn tương tự cũng xảy ra ở nhà ông, cô con dâu rất hay bị vợ ông mắng về chuyện "sao chị lại cho nó ăn thứ đó", "chị dã man vừa chứ, bắt cháu tôi ăn nhạt thế thì nó chịu sao được, chị thử ăn xem có nuốt nổi không"... Nhiều lần ông phải nhắc bà, đừng can thiệp sâu quá vào chuyện nuôi trẻ của con dâu, có gì thì góp ý, chứ đừng áp đặt...
"Thường thì bà nhà tôi nổi cáu lên, bảo ông chả phải làm gì cứ lý thuyết suông. Tôi lo cho cháu, thương cháu nên mới thế, không thì ai hơi đâu cho khổ thân già. Tôi bảo cháu bà bà còn lo thế, chẳng lẽ con nó đẻ ra, nó không lo bằng bà. Đây chẳng qua bà là mẹ chồng, bà tự cho mình có quyền với thằng bé hơn là nó, nên cái gì không theo ý bà là bà không chịu được. Thôi, con ai người ấy có quyền bà ạ, giúp được gì thì giúp thôi".
Theo ông Vinh, chuyện những bà mẹ trẻ như con dâu ông, như chị Hạnh, Kim Chi, Hoài Anh... gặp phải cũng bắt nguồn từ quan điểm truyền thống: đứa trẻ sinh ra, đặc biệt là con trai, trước hết thuộc về gia tộc hơn là về người đàn bà đẻ ra nó, quyền của người mẹ với con không thể vượt qua quyền của ông bà nội với cháu. Ông bày tỏ: "Bà nhà tôi dần dần cũng phải công nhận là thời bây giờ nên nhìn nhận khác đi, vừa nhẹ mình vừa nhẹ con cháu, không quản lý chúng bằng quyền lực nữa, chỉ quan tâm đến chúng bằng tình yêu thôi".
Theo VNE