Sáng mãi tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dân Hà Nội tập trung tại các con phố để mừng ngày Thủ đô được giải phóng. Ảnh: Tư liệu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành thắng lợi sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Đối với thực dân Pháp, sau thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954, Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve (ngày 20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Video đang HOT
Hiệp định Geneve được ký kết đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Đề phòng âm mưu của thực dân Pháp lợi dụng thời gian này để phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, lôi kéo người dân di cư vào Nam, Đảng ta đã khẩn trương chuẩn bị cho việc tiếp quản Hà Nội.
Ngày 17/9/1954, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội được thành lập để tiếp thu và quản lý thành phố. Cuối tháng 9/1954, trước sức mạnh đấu tranh của ta, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi Hà Nội đúng thời hạn. Ngày 30/9/1954, ta và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự. Ngày 2/10/1954, ta và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính.
Theo đó, nguyên tắc chuyển giao là đảm bảo trật tự, an toàn, không được phá hoại và không làm gián đoạn các hoạt động của đời sống thành phố. Các đơn vị bộ đội tiền trạm đã tiếp quản một số nơi ở Hà Nội theo nguyên tắc quân Pháp rút đến đâu, ta tiếp quản đến đó. Lực lượng tự vệ nhà máy cùng nhiều công nhân cũng đến canh gác bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp của mình. Đến 16 giờ, ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên.
Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội và các đơn vị QĐND Việt Nam gồm bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh quân mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hai mươi vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội hân hoan chào đón chính quyền cách mạng trở về Thủ đô.
Trong lịch sử hào hùng, Thăng Long – Hà Nội đã trải qua hơn 10 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và kết thúc trong khúc khải hoàn. Trong đó, Ngày Giải phóng Thủ đô là mốc son rực rỡ nhất. Sự kiện này là thành quả vĩ đại sau 9 năm kháng chiến trường kỳ của quân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn về dã tâm xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước. Nhân dân lao động làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bắt tay vào xây dựng CNXH. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975), hàng chục vạn người con Thủ đô đã lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Tự hào hơn nữa, Hà Nội đã cùng các địa phương đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12/1972), buộc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27/1/1973).
Năm 1999, Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”. Năm 2000, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký bằng tặng thưởng thành phố Hà Nội danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vì đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, vai trò, vị thế, uy tín của Hà Nội ngày càng được nâng cao, xứng đáng là Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình.
Phát huy tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… Việt Nam hiện là một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 (nhiệm kỳ 2022-2023). Kết quả này phản ánh sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” vào năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
TP Hồ Chí Minh: Cấm các loại xe qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh từ ngày 29/9
Nhằm bảo đảm an toàn giao thông phục vụ sửa chữa cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã ra thông báo khẩn cấm ô tô và xe máy lưu thông qua cầu vượt này kể từ ngày 29/9.
Cấm ô tô và xe máy lưu thông qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh từ ngày 29/9 để phục vụ sửa chữa.
Theo đó, lộ trình thay thế: Hướng lưu thông xe ô tô: cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - quay đầu xe tại giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thượng - Điện Biên Phủ - rẽ phải đường dân sinh cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Hữu Cảnh.
Hướng lưu thông xe máy: cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - quay đầu xe tại ngã tư Hàng Xanh - Điện Biên Phủ hẽm 602 Điện Biên Phủ (đường D1 nối dài) - Nguyễn Hữu Cảnh.
Sở GTVT cũng lưu ý, người điều khiển phương tiện giao thông khi lưu thông qua khu vực phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, tuân thủ hệ thống biển báo giao thông trên đường hoặc hướng dẫn của lực lượng điều tiết giao thông.
Về phương án khôi phục cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh sau sự cố đứt cáp dự ứng lực, Ban giao thông vừa hoàn tất phương án sơ bộ khôi phục cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh sau khi phát hiện 4 bó cáp dự ứng lực bị đứt gây ảnh hưởng đến kết cấu, khả năng chịu lực của cầu.
Hiện nay, phương án mà Ban giao thông đề xuất vẫn đang phải chờ sự xem xét, đánh giá của các nhà khoa học nên chưa phải là phương án cuối cùng.
Theo đó, việc khắc phục ra sao phải chờ tư vấn cùng các nhà khoa học khảo sát, kiểm định chịu tải của công trình và đánh giá tổng thể.
Xây dựng 'tấm lá chắn' bảo vệ an toàn trước thiên tai Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, thường xuyên phải chống chịu với nhiều loại thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, đê điều, hạn hán, xâm nhập mặn. Đường biến thành "sông" do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh,...