Sáng mai, bão bắt đầu gây mưa ở miền Trung
Với hướng di chuyển dọc bờ biển miền Trung, cơn bão thứ 6 trong năm bắt đầu ảnh hưởng tới đất liền từ sáng 7/8. Tối cùng ngày, bão dự kiến đổ bộ vào các tỉnh Hải Phòng – Nam Định, sức gió còn cấp 7.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, 16h ngày 6/8, tâm bão ở phía nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi khoảng 290 km về phía đông đông bắc. Bão mạnh cấp 8 (62 đến 74 km một giờ).
Đêm 6 và ngày 7/8, bão di chuyển nhanh theo hướng tây bắc, dọc bờ biển các tỉnh Trung Bộ. 16h ngày 7/8, tâm bão cách bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ ngoài 200 km, sức gió không đổi. Cơ quan khí tượng nhận định, cơn bão sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển chếch nhiều hơn về phía tây.
Hướng di chuyển của cơn bão sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều địa phương. Ảnh: NCHMF.
Video đang HOT
Giám đốc Trung tâm khí tượng Bùi Minh Tăng cho hay, dự kiến từ 20h đến khuya ngày 7/8 bão sẽ đổ bộ đất liền. Trọng tâm vùng ảnh hưởng trực tiếp được xác định từ Nam Định đến Hải Phòng. Tuy nhiên, Thanh Hoá và Quảng Ninh cũng cần đề phòng.
Mặc dù chiều 6/8 bão mạnh cấp 8 nhưng theo ông Tăng, khi vào bờ bão sẽ suy yếu nhanh với sức gió mạnh ven bờ còn cấp 7 – cấp áp thấp nhiệt đới. Vùng đất liền cách biển 40 – 50 km, gió phổ biến cấp 5 – 6. Tuy nhiên, thời điểm bão đổ bộ có triều cường nên các tỉnh bị ảnh hưởng cần đề phòng nước biển dâng 2,5- 4 m.
Bão sẽ khiến ven biển Quảng Ngãi đến Quảng Bình từ sáng 7/8 có mưa 20 – 100 mm; từ Hà Tĩnh đến Nghệ An mưa khoảng 100mm. Mưa lớn tập trung ở các tỉnh miền Bắc với lượng 100 – 200 mm, một số nơi mưa trên 300 mm và kéo dài từ tối 7 đến hết ngày 9/8.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Thứ trưởng Nông nghiệp Hoàng Văn Thắng đề nghị các bộ ngành và địa phương tiếp tục bám sát, theo dõi, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển phòng tránh bão. Một số nơi cần chủ động tiêu nước đệm để chống ngập úng lúa. Với những hồ chứa không đảm bảo an toàn ông Thắng yêu cầu vận hành đúng quy trình và giám sát nghiêm ngặt.
“Trưa 7/8 các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão phải kết thúc các hoạt động trên biển, chiều cùng ngày kết thúc các hoạt động trên bờ trước khi bão vào”, ông Thắng yêu cầu.
Đến chiều 6/8, các lực lượng chức năng đã thông báo hướng dẫn cho hơ 49.000 tàu thuyền và gần 247.000 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để phòng tránh. Trong đó, có 5 tàu của Quảng Ngãi, Khánh Hoà đang hoạt động ở Bắc biển Đông và quần đảo Hoàng Sa; 32 tàu và 314 người đang neo đậu tránh bão ở đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Bộ Quốc phòng cũng huy động hơn 230.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ của các quân khu, quân chủng cùng 828 tàu xuồng, 624 ôtô và 6 máy bay sẵn sàng ứng phó với bão.
Theo VNE
Hàng trăm lít dầu lênh láng trên biển miền Trung
Rạng sáng 16/11, trong khi tàu Racer Express (quốc tịch Panama) bơm dầu cặn từ các hầm chứa thì tuyến ống bơm bị bục, gây tràn hơn 500 lít dầu FO ra biển.
Váng dầu loang khắp mặt biển ở bến cảng số 1, Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh: Trí Tín.
Theo cảng vụ Quảng Ngãi, 2h30 ngày 16/11, trong lúc neo đậu ở bến cảng số 1, Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) để chờ tiếp nhận nguyên liệu dăm gỗ, tàu Eacer Express bơm dầu cặn và bất ngờ vỡ đường ống. Đến sáng nay, dầu FO đã gây ô nhiễm khu vực rộng lớn ở cảng Dung Quất.
Cơ quan chức năng và đội ứng cứu sự cố tràn dầu cảng Dung Quất đã huy động hơn 100 nhân viên tổ chức khoanh vùng, khống chế không cho dầu loang rộng trên biển. Đến 10h30 trưa nay, công tác khoanh vùng, ứng cứu sự cố tràn dầu trên chiếc tàu này vẫn chưa hoàn tất.
Các cơ quan chức năng dùng phao vây ngăn chặn sự cố tràn dầu ở cảng Dung Quất. Ảnh: Trí Tín.
Tàu Racer Express có trọng tải hơn 43.000 tấn (DWT) cập cảng Dung Quất hơn một ngày trước để tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu dăm gỗ bằng đường biển về Trung Quốc.
Theo xahoi