Sáng mai, 19/3 sân bay Nội Bài thực hiện quy trình nhập cảnh mới
Sáng 19/,3 các lực lượng trong sân bay sẽ tiến hành thực hiện quy trình nhập cảnh theo cách mới, nhằm giải tỏa nhanh, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Toàn bộ quá trình nhập cảnh không kéo dài quá 2,5 giờ.
Tối muộn 18/3, tại Trung tâm Khẩn nguy Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn, Trung tướng Phùng Sỹ Tấn – Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam chủ trì cuộc họp giữa các lực lượng hữu quan tiếp nhận người cách ly, nhằm tháo gỡ ách tắc luồng hành khách nhập cảnh gia tăng tại cảng hàng không này trong những ngày qua.
Các bên đã thảo luận, đưa ra các phương án nhằm mục tiêu giải tỏa nhanh, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh tại khu vực nhập cảnh, để toàn bộ quá trình nhập cảnh không kéo dài quá 2,5 giờ. Các ý kiến thống nhất không buộc những người phải cách ly tập trung khai báo y tế và lẫy mẫu xét nghiệm tại sân bay mà thực hiện hai việc này tại nơi cách ly. Bên cạnh đó mở thêm cửa nhập cảnh, phân bố luồng đi cho hành khách để lực lượng quân đội có thể tiếp cận hành khách sớm, đưa hành khách và hành lý lên xe quân đội về khu cách ly.
Sáng mai, 19/3, các lực lượng trong sân bay sẽ tiến hành thực hiện quy trình nhập cảnh theo cách mới, sau đó sẽ thảo luận rút kinh nghiệm, điều chỉnh để đẩy quy trình nhanh hơn.
Châu Anh (baophapluat.vn)
Bịt lỗ hổng ở cửa khẩu để phòng người nhiễm corona nhập cảnh
Dù ngành y tế cố gắng đưa ra nhiều giải pháp như đo thân nhiệt tại sân bay, cửa khẩu; khai báo y tế; tạm dừng miễn thị thực... nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng trong khâu kiểm soát người nhiễm COVID-19.
Hành khách khai báo y tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Với tình hình dịch bệnh bùng phát dữ dội, gây ra nhiều thiệt hại ở nhiều nước trên thế giới, một chuyên gia về kiểm soát nhiễm khuẩn tại TP.HCM nói rất lạc quan khi nhìn Việt Nam ở hiện tại. "Con số người nhiễm tăng là điều dễ hiểu nhưng nếu nhìn một cách toàn diện trong bối cảnh chung thì Việt Nam đang làm rất tốt, không bị mất kiểm soát dẫn đến vỡ trận", vị này nói.
Chưa có giải pháp căn cơ
Thế nhưng theo vị này, việc ngăn chặn được dịch rồi bùng phát trở lại cho thấy khâu kiểm soát vẫn còn một số lỗ hổng "chết người" cần phải "vá". "Đo thân nhiệt chỉ phát hiện được khi hành khách phát bệnh, còn ủ bệnh coi như thua. Rồi khai báo y tế chỉ có giá trị khi người khai trung thực, còn khai cho qua chuyện cũng thua", vị này phân tích.
Video đang HOT
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1) nói rằng đo thân nhiệt, hỏi tiền sử bệnh hiện nay chỉ là biện pháp tăng cường, chứ chưa phải là giải pháp hoàn hảo có thể kiểm soát bệnh: "Đây được xem là một trong nhiều lớp lưới cần thiết, nếu bỏ việc này thì có nguy cơ bỏ sót một số trường hợp có thể là các nguồn lây bệnh. Khai báo y tế cũng vậy, chủ yếu phụ thuộc vào sự trung thực khai báo".
Để "vá" các lỗ hổng này, theo bác sĩ Khanh, ngoài việc điều chỉnh cách thức kiểm tra tại sân bay, cửa khẩu, điều cần thiết là phải chế tài thật nặng những trường hợp gian dối. Từ đó mới có thể nâng cao nhận thức của người dân.
"Luật truyền nhiễm có quy định miễn phí điều trị với các bệnh nhân này nhưng theo tôi, với những người bị cách ly, điều trị phải chi trả tiền mới nâng cao được nhận thức cũng như đủ sức răn đe", bác sĩ Khanh nói.
Ông Nguyễn Huy Quang - vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) - thừa nhận ngoài các giải pháp đo thân nhiệt, khai báo y tế điện tử đang triển khai, rất khó để đưa ra một giải pháp căn cơ nào nhất lúc này. "Dù ca bệnh có tăng nhưng với các quyết sách hiện tại, chúng ta đang trong giới hạn kiểm soát tốt", ông nói.
Để tăng sức răn đe, ông Quang khẳng định cần phải có chế tài nghiêm đối với những trường hợp khai gian dối, trốn tránh cách ly... gây tổn hại cho xã hội. Với các thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng đến nay cơ quan chức năng đã xử phạt hơn 350 trường hợp.
Khu vực kiểm tra thân nhiệt tại sân bay Nội Bài - Ảnh: N.K
Vẫn phải "truy tìm" hành khách
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết ngoài các giải pháp đo thân nhiệt, khai báo y tế... đến nay chưa thể triển khai các biện pháp khác ở sân bay. "Không thể thẩm vấn hành khách ở sân bay được mà chỉ có thể tăng cường các khuyến cáo khai báo, nếu khai báo không trung thực thì chính hành khách phải chịu trách nhiệm với cộng đồng, pháp luật", ông Sơn nói.
Ông khẳng định thông qua việc tăng cường kiểm soát bằng khai báo y tế điện tử, trên các app hiện nay có thể kiểm soát được một phần hành trình của những hành khách đi trên các chuyến bay khi nhập cảnh vào Việt Nam. Chỉ hành khách cố tình khai báo không chính xác hoặc chuyển nơi ở tại các khách sạn buộc cơ quan y tế phải "đuổi theo" đi tìm.
Với trường hợp này, Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn ứng dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ thông tin nhằm xác định nơi khách di chuyển, đang ở để có các giải pháp cách ly, điều trị kịp thời.
Thừa nhận việc khai báo y tế hiện nay còn nhiều lỗ hổng, ông Sơn khẳng định theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, cần có biện pháp xử lý đối tượng không khai báo hoặc khai báo không trung thực.
Khu cách ly tại Bệnh viện Q.Phú Nhuận (TP.HCM) - Ảnh: N.PH.
Kiểm soát từng đường mòn trên biên giới Tây Nam
Kiểm tra thân nhiệt tại trạm cửa khẩu quốc tế Tho Mo - Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây, Đức Huệ, Long An chiều 12-3 - Ảnh: SƠN LÂM
Thiếu tá Cao Xuân Hiền - chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, Đức Huệ, Long An - cho hay: "Tính từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, trung bình có gần 1.000 lượt người qua lại 3 trạm cửa khẩu của đồn. Ngoài 4 máy đo thân nhiệt được Sở Y tế Long An cấp, chúng tôi mua thêm 2 máy đo thân nhiệt để đảm bảo mọi người qua lại biên giới đều được kiểm tra thân nhiệt, kê khai y tế chặt chẽ".
Tại trạm cửa khẩu biên giới Tho Mo trực thuộc Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, những dòng bảng hiệu, băngrôn cảnh báo dịch, buộc kê khai y tế được treo khắp nơi. Cả những khu vực rửa tay, kiểm tra thân nhiệt, phát khẩu trang cũng được sắp xếp để tiện cho dòng người đang xếp hàng dồn qua trạm. Có cả những người phiên dịch, làm giúp những người không biết chữ để việc qua lại biên giới không bị dồn ứ.
Nhưng khó khăn nhất là gần 14km mà Đồn biên phòng Mỹ Quý Tây quản lý có rất nhiều khu vực cánh đồng. Từ ngày 7-3, sau khi đóng hai lối mở Ba Thu và Voi Đình, đồn đã phải triển khai thêm các đội thường trực đi tuần. Phải làm sao để tất cả người dân đều được vận động đi về lối cửa khẩu chính, tuyệt đối không được đi qua lại ở các đường mòn, lối mở.
Đó gần như là hình ảnh chung của các đồn biên phòng trên tuyến biên giới Tây Nam mùa dịch. Tương tự Long An, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đóng toàn bộ đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới với Campuchia dài khoảng 58km.
Sau khi đóng các đường mòn, lối mở, cư dân biên giới qua lại bắt buộc phải đi qua cặp cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và cửa khẩu quốc gia Giang Thành. Hiện tại, mỗi ngày có trên 200 lượt người qua lại hai cửa khẩu này, chủ yếu là cư dân hai bên biên giới qua lại trao đổi hàng hóa, thăm thân nhân. Ngoài ra, còn có một số gia đình người Campuchia có điều kiện làm thủ tục nhập cảnh vào địa bàn tỉnh Kiên Giang để khám sức khỏe, chữa bệnh, thăm thân nhân...
Còn tại Đồng Tháp, từ cuối tháng 2 vừa qua, 3 bến đò ngang trên biên giới sông Sở Thượng (huyện Hồng Ngự) đã được tỉnh ra quyết định tạm dừng hoạt động.
Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh từ chối khám chữa bệnh đối với bệnh nhân người Campuchia không thực hiện khai báo kiểm dịch y tế. Trường hợp thực hiện không đúng quy định sẽ bị xử lý nghiêm.
S.LÂM - K.NAM - N.TÀI - B.ĐẤU
Phun thuốc khử trùng tại Bình Thuận - Ảnh: Đ.TR.
Đã có 150.000 người tải ứng dụng và khai báo thông tin y tế tự nguyện
Chiều 12-3, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết ứng dụng khai báo sức khỏe NCOVI đã được lên Apple Store. Như vậy, sau khi được lên chợ app Google Play dành cho những dòng điện thoại thông minh (smartphone) sử dụng Android thì bây giờ người dùng smartphone với phần mềm iOS đã có thể tải ứng dụng NCOVI và khai báo thông tin y tế.
Theo Bộ Thông tin và truyền thông, tính đến chiều 12-3 đã có khoảng 150.000 lượt tải ứng dụng khai báo thông tin y tế NCOVI.
"Người dùng tự nguyện cung cấp, chia sẻ thông tin rất nghiêm túc, trách nhiệm, trên 80% người dùng đã chia sẻ thông tin một cách tự nguyện" - thông tin từ Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và truyền thông) cho hay.
Được biết, hiện cơ quan chức năng đã bắt đầu khai thác, sử dụng dữ liệu từ thông tin khai báo y tế tự nguyện của người dân. Đơn vị phát triển ứng dụng là Tập đoàn VNPT cũng đang khẩn trương hoàn thiện các tính năng phân tích để tối ưu hóa thông tin phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Bộ Thông tin và truyền thông khẳng định: thông tin trên ứng dụng sẽ được bảo mật và quản lý chặt chẽ, chỉ được sử dụng vào mục đích hỗ trợ cộng đồng phòng chống dịch bệnh COVID-19.
THANH HÀ
Nhân viên hướng dẫn khai báo y tế điện tử cho du khách vừa đáp chuyến bay từ Nga đến sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
HOÀNG LỘC (tuoitre.vn)
Bệnh nhân số 17 có 2 hộ chiếu khi nhập cảnh trở lại Việt Nam Chiều 11/3, đại diện Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã chia sẻ thông tin ca nhiễm dịch COVID-19 thứ 17 không được phát hiện, cách ly kịp thời khi về Việt Nam. Trả lời câu hỏi về vấn đề một số cơ quan báo chí về những ca nhiễm COVID-19 trên chuyến bay VN0054 ngày 2/3/2020 không...