Sàng Ma Sáo mảnh ghép không thể thiếu khi chinh phục Tây Bắc
Nhắc tới ruộng bậc thang, người ta hay nói tới vẻ đẹp của ruộng ở Y Tý (Lào Cai), Mù Cang Chải ( Yên Bái), nhưng ít ai biết rằng Sàng Ma Sáo ( Bát Xát – Lào Cai) có ruộng bậc thang đẹp mê hồn quyến rũ bốn mùa.
Sàng Ma Sáo là một mảnh ghép không thể thiếu nếu bạn muốn tạo nên bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, nên thơ. Ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo (Bát Xát – Lào Cai) nằm giữa dãy núi trùng điệp, bạt ngàn rừng già nguyên sinh đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Sàng Ma Sáo – mảnh ghép không thể thiếu khi chinh phục Tây Bắc
Theo tiếng Mông, Sàng Ma Sáo nghĩa là núi Mào Gà, nằm cách trung tâm thị trấn khoảng 50km, là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, Lào Cai. Nơi đây có những bản làng nằm heo hút dưới chân núi, trong thung lũng, địa hình chia cắt mạnh, xung quanh nhiều vực sâu khiến du khách không khỏi “giật mình” mỗi khi đứng từ trên cao nhìn xuống. Nhưng cũng chính vì thế mà Sàng Ma Sáo mang trong mình nét hấp dẫn riêng, hiếm nơi nào có được.
Sàng Ma Sáo trải dài dưới chân núi Nhìu Cồ San – ảnh: Báo Lào Cai
Những bậc thang ruộng Sàng Ma Sáo trải dài dưới chân núi Nhìu Cồ San thơ mộng, toát lên vẻ đẹp mộc mạc quyến rũ.
Mùa nước đổ trên Sàng Ma Sáo – ảnh: Báo Lào Cai
Vào mùa nước đổ, đứng trên dãy Nhìu Cồ San nhìn xuống, chúng ta có thể thấy như tấm gương khổng lồ phản chiếu bức tranh sơn thủy hữu tình. Thời điểm tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa mang lại nguồn nước cho đồng ruộng, bà con nông dân lại tập trung ra đồng cấy lúa cho kịp thời vụ mỗi năm chỉ có 1 lần. Những thửa ruộng bậc thang dầy ắp nước lung linh dưới ánh mặt trời.
Video đang HOT
Mùa nước đổ trên Sàng Ma Sáo – ảnh: Wikitravel
Thời điểm đẹp nhất để tới khám phá Sàng Ma Sáo là khoảng đầu tháng 9. Khi Sàng Ma Sáo bước vào mùa lúa chín.
Vào mùa lúa chín, những ruộng bậc thang ở Sàng Ma Sáo lại ngập tràn trong sắc vàng óng ả, hương lúa chín thơm thoang thoảng bay. Những dải lụa vàng xếp tầng, trải dài như cuốn theo bóng núi xa xa, uốn lượn bao bọc những ngôi nhà tường trình bé nhỏ của người Dao, người Mông đang nằm rải rác khắp triền đồi, thung lũng.
Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao bọc những ngôi nhà nằm rải rác trên các triền đồi – ảnh: báo Lào Cai
Người dân nơi đây thân thiện, mến khách, cảnh quan thiên nhiên hung vĩ với dãy núi trùng điệp, đại ngàn rừng nguyên sinh bên những thửa ruộng bậc thang quyến rũ bốn mùa.
Mặc dù chỉ có con đường độc đạo tới Sàng Ma Sáo, thế nhưng nơi đây đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn, nổi tiếng trong cộng đồng những người leo núi Việt Nam. Bởi nơi đây chính là điểm xuất phát cho hành trình chinh phục Bạch Mộc Lương Tử.
Không chỉ được biết đến với những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, Sàng Ma Sáo còn có bạt ngàn rừng già trên núi Nhìu Cồ San.
Theo báo Lào Cai, Nhìu Cồ San có nghĩa là Núi Sừng Trâu, tên gọi này xuất phát từ việc những ngày trời nắng, không có sương mù bao phủ, đứng từ xa chúng ta có thể nhìn thấy đỉnh núi có hình dáng giống như một chiếc sừng trâu.
Núi Nhìu Cồ San có độ cao hơn 2.300 mét so với mực nước biển. Nhìn bên ngoài, Nhìu Cồ San cũng không khác nhiều so với Phan Xi Păng, Ngũ Chỉ Sơn, quanh năm mây trắng che phủ… Thế nhưng, trong núi Nhìu Cồ San là cả một hệ động, thực vật vô cùng quý hiếm.
Dưới những tán rừng già Nhìu Cồ San, quanh năm khí hậu mát mẻ, người dân vùng cao Sàng Ma Sáo đã tận dụng trồng thảo quả. Cũng nhờ cây thảo quả, cuộc sống đồng bào Sàng Ma Sáo ngày càng no ấm hơn.
Du khách muốn đến Sàng Ma Sáo mùa thu này có thể bắt xe khách lên Lào Cai hoặc Sa Pa. Nếu đi từ Sa Pa sẽ chỉ phải đi 70km nữa, hết đèo Ô Quy Hồ theo hướng Bản Khoang, tới thung lũng Tả Giàng Phình, thêm một đoạn nữa sẽ thấy ngay cổng trời Mường Hum. Nếu đi từ thành phố Lào Cai, du khách có thể đi theo hướng Trịnh Tường, qua trung tâm huyện Bát Xát rồi về Sàng Ma Sáo.
Với những tiềm năng du lịch vốn có, trong tương lai không xa, Sàng Ma Sáo sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách bốn phương, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Cả nhà nghỉ dưỡng suối khoáng với 3 triệu đồng
Chuyến nghỉ dưỡng hai ngày tại suối nước nóng giữa núi rừng Tây Bắc cho cả gia đình với chi phí 3 triệu đồng.
Cách Hà Nội khoảng 250 km, Trạm Tấu (Yên Bái) là điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn cho ngày cuối tuần. Chị Đỉnh Thảo (Hà Nội) cùng chồng và hai bé đã thực hiện chuyến đi vui vẻ trong vỏn vẹn hai ngày một đêm tại suối khoáng nóng Trạm Tấu.
Khoảng tháng 5 - 6, trong khi hầu hết ruộng bậc thang Tây Bắc đang vào mùa nước đổ bóng loáng, thì nhiều cánh đồng thuộc huyện Trạm Tấu lại đang mùa lúa rập rờn.
Đến suối nước nóng trong thị trấn Trạm Tấu mùa này, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh đầy màu sắc yên bình, bao quanh bởi các bản làng của người dân tộc và những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt.
Khách lưu trú tại đây được miễn phí tắm suối, khách bên ngoài mua vé giá 70.000 đồng một người. Ảnh: NVCC.
Thiên nhiên trong lành, an toàn và tiện lợi cho các bé, có nhiều cảnh đẹp để chụp hình là những tiêu chí lựa chọn điểm đến của chị Thảo. "Nơi đây quang cảnh khá giống Sa Pa. Đi từ Hà Nội lại gần hơn nhiều", chị Thảo nhận xét.
Về phương tiện di chuyển, gia đình chị Thảo đi xe khách giường nằm. Thời gian lên đến Trạm Tấu khoảng 6 - 7 giờ, do đó bạn nên chọn chuyến sáng sớm. Đi xe khách gồm hai chặng, từ bến xe Mỹ Đình đến thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) giá 150.000 đồng một ghế, sau đó chuyển xe khác lên Trạm Tấu thêm 50.000 đồng. Từ trung tâm thị trấn Trạm Tấu vào suối khoáng chỉ khoảng 1km, có thể đi taxi hoặc xe ôm.
Về nơi lưu trú, với mục đích nghỉ dưỡng nên gia đình chị Thảo lựa chọn phòng bungalow, dạng nhà sàn gỗ riêng biệt, ngay trong khu suối khoáng với giá 700.000 đồng, vừa vặn một gia đình nhỏ. Tại đây còn có nhà sàn tập thể cho 8 - 20 người giá từ 2 - 4 triệu đồng một căn.
Nếu muốn chi phí thấp hơn, bạn có thể chọn nhà nghỉ tại trung tâm thị xã Nghĩa Lộ với giá khoảng 200.000 - 300.000 đồng một đêm.
Các homestay ở bản du lịch cộng đồng cũng là một lựa chọn cho khách thích trải nghiệm, với giá từ 100.000 đồng. Sà Rèn, Chao Hạ, Đêu gần thị xã Nghĩa Lộ (đều cách Trạm Tấu khoảng 25 km) là tên một số bản du lịch cộng đồng gợi ý cho bạn.
Chị Thảo đang giới thiệu cho con về ruộng bậc thang đang chuẩn bị vào mùa lúa chín. Ảnh: NVCC.
Du khách có thể ăn uống ngay tại khu suối khoáng, đặt theo yêu cầu với nhiều món dân dã như gà nướng, ong đất xào măng, lợn rừng, rau củ núi...
Nếu muốn thưởng thức thêm đặc sản địa phương, bạn nên đến chợ Mường Lò để thử xôi nếp ngũ sắc, bánh chưng đen, lạp xưởng gác bếp, cơm lam, dế chiên giòn, rượu...
Đi cùng trẻ em, bạn nên chuẩn bị thêm các loại bánh, sữa, hoa quả, đồ ăn vặt khác theo ý thích, chị Đinh Thảo chia sẻ.
Nếu còn thời gian, bạn có thể thăm thú các làng bản xung quanh, may mắn sẽ gặp được chợ phiên vùng cao đầy sắc màu để mua những món quà lưu niệm dễ thương.
Nước khoáng có nguồn chảy ra từ lòng đất, nóng tự nhiên quanh năm khoảng 35 - 45 độ C, hồ tắm được vệ sinh định kỳ, có sẵn phao cho em bé. Ảnh: NVCC.
Ước tính chi phí chuyến đi của gia đình chị Đỉnh Thảo khoảng 3 triệu đồng, gồm vé xe khứ hồi, taxi vào suối nước nóng, phòng nghỉ một đêm và ăn uống trong hai ngày.
Mận Tam hoa vào vụ thu hút khách du lịch Những ngày này đến với 'Cao nguyên trắng' Bắc Hà (Lào Cai), mùa mận Tam hoa đang bắt đầu vào chính vụ, người dân và du khách thập phương được hòa mình vào cảnh mua bán tấp nập nhộn nhịp chỉ có một trong năm. Bắc Hà là thủ phủ mận Tam hoa của Lào Cai, của khu vực Tây Bắc và cả...