Sàng lọc nhanh bằng trí tuệ nhân tạo phát hiện ung thư
Các chuyên gia chia sẻ dùng trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện ung thư di căn tại các cơ quan nội tạng hoặc mô khác trong cơ thể con người.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thành tựu vượt bậc như: Bigdata, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và hàng loạt công nghệ tiên tiến khác đã tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực, trong đó có y tế. Việc đưa thành tựu công nghệ vào nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị đã đem đến những hiệu quả vượt bậc, trong đó, dịch Covid-19 là một chứng minh cho sự hiện đại của y tế với sự giúp sức của công nghệ.
Đối với bệnh ung thư, việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp việc chẩn đoán, điều trị dễ dàng hơn. Đơn cử, một nhóm nghiên cứu quốc tế có sự tham gia của Đại học Wisconsin (Mỹ) vừa phát triển mô hình sàng lọc giúp phát hiện nhanh và chính xác các hạch bạch huyết, từ đó hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong điều trị ung thư.
Các hạch bạch huyết vốn được xem là “tuyến phòng thủ” đầu tiên của hệ thống miễn dịch của con người, bảo vệ con người khỏi bệnh tật hay truyền nhiễm virus. Trong cơ thể con người, các hạch bạch huyết thường tập trung nhiều ở cổ, nách, bụng và háng.
Ung thư bắt đầu từ một bộ phận nào đó của cơ thể và lan đến hạch bạch huyết khi đó được gọi là di căn, đây là yếu tố rất quan trọng để các bác sĩ đánh giá về tiến triển của ung thư.
Sàng lọc ung thư bằng trí tuệ nhân tạo
Tuy nhiên, các phương pháp sàng lọc MRI hiện tại rất tốn thời gian mà đôi khi không thể xác định được sự tồn tại của tất cả các hạch bạch huyết, từ đó làm giảm độ chính xác của phát hiện và chuẩn đoán. Song với công nghệ AI lại khác. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mô hình sàng lọc AI cho các bệnh nhân tại bốn trung tâm y tế ở Quảng Châu, Bắc Kinh, Tô Châu và Quý Châu, rồi so sánh kết quả với phương pháp chuẩn đoán bệnh thông thường.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy, phương pháp mới dường như đem lại hiệu quả cao hơn khi có khả năng xác định các hạch bạch huyết đường kính 3 mm với tỷ lệ chính xác lên tới 80%. Kết quả nghiên cứu này sau đó cũng được đăng tải trên tạp chí EbioMedicine mới đây. Theo các nhà nghiên cứu, mô hình AI còn có thể được sử dụng để phát hiện ung thư di căn tại các cơ quan nội tạng hoặc mô khác trong cơ thể con người.
Trước đó, bình luận về việc đưa công nghệ vào y tế, ông Phạm Hồng Sơn, Tổng Giám đốc GE Việt Nam kiêm Giám đốc điều hành GE Healthcare Việt Nam nhận định, với sự hỗ trợ từ các thiết bị công nghệ cao, quá trình chẩn đoán bệnh sẽ cần ít hơn sự can thiệp từ con người, rút ngắn thời gian chẩn đoán và điều trị bệnh, giảm thiểu lỗi sai từ con người, tăng độ chính xác trong chữa trị. Các công nghệ tự động hóa kết hợp cùng khả năng phân tích dữ liệu của trí tuệ nhân tạo giúp tiết kiệm thời gian của các y bác sỹ để họ có thể tập trung vào công việc quan trọng khác.
Phát hiện điều bất thường ở vú nhưng không đau nên không đi khám, 2 năm sau người phụ nữ hối hận thì đã không kịp
Vào năm ngoái, khối u bắt đầu lan rộng đến bề mặt da, gây lở loét, bốc mùi hôi thối nên cô Lý mới hoảng hốt đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trương Diệu Nhân, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Lý (42 tuổi) sống tại Đài Loan. Khoảng 3 năm trước, trong lúc tắm, cô Lý phát hiện ngực trái có một khối u nhỏ, không có cảm giác đau đớn nên cô Lý xem nhẹ. Vào năm ngoái, khối u bắt đầu lan rộng đến bề mặt da, gây lở loét, bốc mùi hôi thối nên cô Lý mới hoảng hốt đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trương Diệu Nhân chia sẻ: "Kết quả khám cho thấy ngực của bệnh nhân có khối u kích thước 15cm, tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, phổi, xương, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối".
Ảnh minh họa
Khi cô Lý được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, bệnh nhân đã từ chối điều trị. Bác sĩ đã khuyến khích bệnh nhân tiến hành hóa trị trong nửa năm, khi kích thước khối u giảm, bệnh nhân được khuyên phẫu thuật. Hiện nay, tình trạng của cô Lý ổn định và đã về đoàn tụ với gia đình.
Theo Cơ quan Y tế Quốc gia, vào năm 2018, phụ nữ dưới 50 tuổi ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú khoảng 34.4%, ung thư vú giai đoạn cuối chiếm 5.2%, Bác sĩ Trương Diệu Nhân cho biết: "Ung thư vú giai đoạn cuối là tình trạng tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm xương, phổi, gan, thậm chí là não".
Bác sĩ Trương Diệu Nhân, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital
Năm 2020, bác sĩ Trương Diệu Nhân hợp tác với Viện Sức khỏe Cộng đồng Đại học Quốc gia Đài Loan, thu thập cơ sở dữ liệu ung thư của Cơ quan Y tế Quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2014, phân tích 1.947 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, phân thành 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất gồm 732 bệnh nhân từng trải qua quá trình phẫu thuật. Nhóm thứ hai gồm 1.215 bệnh nhân, chỉ làm sinh thiết đơn giản, không tiến hành phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị.
So sánh kết quả cuối cùng của hai nhóm cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng phẫu thuật đạt 50%, cao hơn nhiều so với nhóm chỉ làm sinh thiết đơn giản.
Bác sĩ Trương Diệu Nhân đưa ra lời khuyên: "Phụ nữ sau 20 tuổi nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, cần lưu ý tiền sử người thân mắc bệnh, thường xuyên vận động, tránh xa khói thuốc, bia rượu. Phụ nữ sau 45 tuổi, cách 2 năm nên tiến hành chụp X - quang ngực một lần. Nếu gia đình có tiền sử người mắc bệnh thì nên bắt đầu kiểm tra sớm sau 40 tuổi".
Triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4:
- Khối u ở vú.
- Những thay đổi ở da.
- Chảy dịch ở núm vú.
- Sưng vú và vùng lân cận.
- Cảm giác khó chịu và đau vú.
- Mệt mỏi.
- Mất ngủ.
- Đau dạ dày, ăn không ngon và giảm cân.
- Khó thở.
Những cặp song sinh dính liền nổi tiếng thế giới: Định nghĩa và phân loại Sinh đôi dính liền (tiếng Anh: Conjoined Twin) là cặp sinh đôi giống hệt nhau có phần cơ thể nào đó bị dính lại với nhau. Ảnh chụp X-quang cặp song sinh dính liền Allison June và Amelia Lee Tucker được giới thiệu trong cuộc họp báo tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, Hoa Kỳ, tháng 12/2012. Ảnh: AP. Tỷ lệ hiện tượng...