Sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh miễn phí cho 2.000 người dân ở Hòa Bình
Hiện số người mắc bệnh tan máu bẩm sinh tại Việt Nam ngày càng tăng với ước tính khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh. Mỗi năm, có trên 20.000 người bệnh Thalassemia phải điều trị cả đời.
Lấy mẫu máu xét nghiệm cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Ngày 10/8, Bệnh viện đa khoa Medlatec kết hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tổ chức tầm soát, sàng lọc bệnh lý Thalassemia (hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh) miễn phí cho 2.000 người dân Hòa Bình với chi phí lên đến 3 tỷ đồng.
Đây là chương trình có quy mô lớn qua các bước: Tư vấn, xét nghiệm tầm soát sàng lọc gene Thalassemia.
Tại chương trình, người dân được xét nghiệm miễn phí sàng lọc Thalassemia gồm: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, định lượng sắt huyết thanh, định lượng Ferritin, được cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia trước khi xét nghiệm và tư vấn sau khi có kết quả.
Giáo sư Nguyễn Anh Trí – Chủ tịch hội Thalassemia Việt Nam cho hay, Thalassemia là bệnh lý huyết học di truyền bẩm sinh phổ biến nhất trên thế giới, trong đó Việt Nam – một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao. Ở người bệnh Thalassemia, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu. Đây là căn bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và giống nòi, ảnh hưởng đến người bệnh và toàn xã hội.
“Một trong những cách quan trọng để phòng bệnh, giảm dần và chấm dứt việc sinh ra những trẻ bị bệnh là cần tiếp cận với những người mang gen, hướng họ tới việc kết hôn, sinh con làm sao để không có những trường hợp cả hai mang gen bệnh,” giáo sư Trí nhấn mạnh.
Hiện số người mắc bệnh tan máu bẩm sinh tại Việt Nam ngày càng tăng, với ước tính khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh. Mỗi năm, có trên 20.000 người bệnh Thalassemia phải điều trị cả đời. Cứ 8.000 trẻ sinh ra có gen bệnh thì 1/4 trong số đó mắc gene bệnh mức độ nặng.
Hiện nay, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Đây thực sự là một gánh nặng tài chính đối với gia đình người bệnh và xã hội.
Thalassemia là căn bệnh di truyền nguy hiểm không thể chữa khỏi, nhưng có thể chủ động sàng lọc và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sớm nhất bằng xét nghiệm máu.
Chính vì vậy, qua chương trình này, ban tổ chức mong muốn đưa chương trình tới cộng đồng để nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm bệnh tan máu bẩm sinh.
Video đang HOT
Một số hình ảnh tại buổi tầm soát, sàng lọc bệnh lý Thalassemia:
Hàng trăm người dân đến tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Những em nhỏ được bố mẹ đưa đi khám. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Người dân viết vào phiếu đăng ký khám sàng lọc bệnh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Nhân viên y tế lấy các mẫu máu xét nghiệm. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Bác sỹ tư vấn cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Người dân làm thủ tục khám, tầm soát bệnh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Theo Vietnamplus
Nguy cơ biến mất một số nhóm người dân tộc thiểu số do bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng suy tim, tiểu đường, thai lưu, đẻ non... Đồng thời giảm chất lượng sống, tuổi thọ của người bệnh, suy thoái giống nòi. Một số vùng dân tộc rất ít người, nguy cơ biến mất sẽ đến nếu không có giải pháp phòng bệnh.
Vùng dân tộc thiểu số 60%-80% mang gen bệnh
TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-truyền máu Trung ương chia sẻ: Theo khảo sát do Viện tiến hành cho thấy, có khoảng 13% người dân nước ta mang gen bệnh thalassemia. Ở vùng thấp 7% hoặc thấp hơn như đồng bào dân tộc Kinh tỷ lệ thấp hơn, còn ở đồng bào dân tộc miền núi rơi vào 20%-40%. Cá biệt có 1 số rất ít dân tộc rất ít người tỉ lệ mang gien bệnh 60%-80%.
Cụ thể, tại các tỉnh miền núi, tỷ lệ người dân mang gen bệnh còn cao hơn như: Dân tộc Tày là 26,1%; dân tộc Dao là 25,5%; hay dân tộc Nùng là 24,7%. Đặc biệt ở Sơn La có dân tộc Xinh-Mun là dân tộc rất ít người thì tỉ lệ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh lại lên tới hơn 80%.
Nếu cộng đồng cứ 2 người có 1 người mang gen thì khả năng họ lấy nhau rất cao (30%-40%). Nếu 2 người mang gen gặp nhau khả năng sinh ra trẻ bị bệnh 25%. Trong cộng đồng nhiều người mang gen cao khả năng lấy nhau cao và sinh ra trẻ mắc bệnh cao.
"Thói quen hôn nhân cận huyết hoặc chỉ lấy người trong cộng đồng của họ thì tỷ lệ sinh ra các cháu bé mắc bệnh cao. Cần sớm can thiệp, đến cộng đồng đó nói chuyện, bảo họ giao lưu với các tộc người khác có người khỏe mạnh để giảm dần sự lưu cữu của gen đó trong cộng đồng nhằm giảm được tỷ lệ sinh ra các cháu bé mang bệnh".
Theo TS. Bạch Quốc Khánh, những viễn cảnh mất dần tộc người thiểu số hoàn toàn có thể phòng tránh được. "Biện pháp đơn giản đó là vận động những bạn trẻ chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh này trước khi kết hôn". Việc triển khai khám, xét nghiệm sàng lọc trước hôn nhân rất đơn giản và chi phí rất thấp, chỉ 100.000 đồng. Thế nhưng, để thay đổi được nhận thức, ứng xử của cộng đồng với căn bệnh này lại là điều không dễ.
Khó khăn nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh là làm người ta hiểu được mối nguy hiểm của việc không nghĩ mình có thể mang gen; làm cách để thay đổi nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này, để cộng đồng nhận thức được mình mang gien, có thể mang gien thì sinh ra những cháu bé bị bệnh.
"Quan trọng phải đưa vào chương trình giáo dục sức khỏe của học sinh phổ thông. Thậm chí các chương trình sinh hoạt ngoại khóa của sinh viên-lứa tuổi tiền hồn nhân để họ biết mình mang gen hay không và thái độ như thế nào khi mang gen. Hiểu được câu chuyện đó họ sẽ đi làm xét nghiệm xem có mang gen không thì những chuyện khác sẽ được giải quyết, sẽ giảm được các cháu bị bệnh", TS. Bạch Quốc Khánh nhấn mạnh.
TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-truyền máu Trung ương thăm, tặng quà cho bệnh nhân thalassemia tại Lạng Sơn. Ảnh: T.A
Cần tuyên truyền trực tiếp tới từng người dân
Đối với cộng đồng, Viện trưởng Viện Huyết học-truyền máu Trung ương cho rằng, cần triển khai chương trình chung trên toàn quốc. Trước mắt xây dựng thông tư với bên dân số, Bộ Y tế yêu cầu sàng lọc trước sinh/sơ sinh và tiếp theo là sàng lọc trước hôn nhân. Với vùng sâu vùng xa vẫn khó khăn để sàng lọc.
Vì vậy, với đồng bào dân tộc, vùng sâu/ vùng xa phải tuyên truyền trực tiếp đến từng người dân thông qua cán bộ dân số. Muốn vậy, những cán bộ dân số phải hiểu được thông tin về bệnh mới truyền thông được... Cần có chiến lược tổng thể phát triển kinh tế với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân số.
Hiện Viện Huyết học-truyền máu Trung ương đang xây dựng văn bản pháp luật liên quan đến sàng lọc trước sinh, sơ sinh và tiến tới tới sàng lọc trước hôn nhân. Viện phối hợp với ngành y tế một số tỉnh có đồng bào dân tộc mang gen cao để tổ chức tập huấn, tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Bệnh thalassemia có các biểu hiệu thường gặp là hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh, nhợt nhạt hơn bình thường, da và vùng củng mạc mắt vàng, trẻ chậm lớn, dậy thì muộn, khó thở khi gắng sức hay vận động mạnh, nhịp tim nhanh.
Biểu hiện của trường hợp nặng bệnh tan máu bẩm sinh là biến dạng mặt do phì đại xương: u xương trán, phì đại xương gò má, tạo nên "bộ mặt tan máu bẩm sinh" (trán dô, gò má dô, mũi tẹt, răng hô), xương giòn, dễ gãy, gan, lá lách to, có khi kèm sỏi mật, có thể gây nhiễm trùng nặng.
Với mức độ thiếu máu nhẹ có thể cơ thể thích nghi được, nhưng thiếu máu nặng, thiếu máu kéo dài thì cơ thể người bệnh sẽ không có khả năng thích nghi được. Chính vì thế các cơ quan khác trong cơ thể sẽ phải làm việc nặng lên dẫn đến suy tim, sạm da, tiểu đường, suy gan... Đặc biệt, nhiều trường hợp thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc tử vong ngay sau khi sinh.
Biện pháp để giảm trẻ mắc bệnh hiệu quả là kiểm tra gen trước hôn nhân, sàng lọc trước sinh và cấy phôi. Sàng lọc trước sinh sẽ tư vấn khi thai phụ mang thai tuần 14-16 muộn nhất tuần 20 làm chẩn đoán xem cháu bé đó có bị bệnh hay chỉ mang gen. Nếu cháu bé bị bệnh thì tư vấn đình chỉ thai, còn chỉ mang gen thì sinh ra bình thường. Hoặc thụ tinh nhân tạo trước khi cấy, lựa chọn những phôi chỉ mang gen hoặc phôi không bị bệnh, sau khi chọn sẽ cấy buồng tử cung, giam bớt nguy cơ đình chỉ thai nghén khi thai đã 14-16-20 tuần, TS. Bạch Quốc Khánh cho biết.
Thịnh An
Theo PL&ĐS
Hòa Bình: Sản phụ bị mất con khi nhập viện chờ sinh, người chồng đau đớn yêu cầu làm rõ nguyên nhân Trong quá trình chờ vợ sinh, anh Đạt gặp bác sĩ và đề xuất nếu cần thiết thì mổ cho vợ. Tuy nhiên sau đó, dù được bác sĩ đánh giá sức khỏe bình thường nhưng vài tiếng sau đó, chị M. bỗng nhiên mất con một cách khó hiểu? "Tôi chết lặng nghe bác sĩ thông báo mất con" Theo nội dung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những thực phẩm bổ dưỡng chẳng kém sữa, chợ Việt có nhiều lại hay bị ngó lơ

90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Lỵ trực trùng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Top 5 thực phẩm giúp cơ thể không mất nước trong mùa nắng nóng

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng

Người có bệnh nền mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?
Có thể bạn quan tâm

Iran và Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế bất chấp lệnh trừng phạt
Thế giới
10:06:06 19/04/2025
Homestay Măng Đen cạn phòng, Đà Lạt vẫn 'thoáng' dịp 30/4
Du lịch
09:55:55 19/04/2025
Điều trị nám da bao lâu thì hết?
Làm đẹp
09:27:29 19/04/2025
Chuyện lạ có thật: Sao nam hot hàng đầu lên tiếng tin mang thai giữa họp báo!
Sao châu á
09:03:17 19/04/2025
Concert của trưởng nhóm nhạc nữ quốc dân bị huỷ phút chót, fan Việt phẫn nộ vì lý do khó chấp nhận
Nhạc quốc tế
08:59:59 19/04/2025
Giám đốc Công an Quảng Ninh nói về việc bắt nhanh Bùi Đình Khánh sau 24h gây án
Pháp luật
08:41:07 19/04/2025
Thời điểm lý tưởng cho game thủ, sở hữu siêu bom tấn hay nhất năm 2023 với loạt ưu đãi
Mọt game
08:12:42 19/04/2025
"Quốc bảo nhan sắc" từng khiến cả Hàn Quốc mê mệt bỗng dưng biến mất: Giờ tuổi 43 gây ngỡ ngàng vì đẹp như tượng tạc
Hậu trường phim
08:02:03 19/04/2025