Sáng kiến Làm sạch Đại dương huy động được 780 triệu USD
Sáng kiến Làm sạch Đại dương bao gồm các dự án làm sạch rác thải nhựa tại các con sông, trên biển và đất liền, đặc biệt là tại các vùng sông và bờ biển của các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Guardian)
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ), một năm sau khi được phát động, Sáng kiến Làm sạch Đại dương đã thu được khoản tiền tài trợ ngoài mong đợi, với hơn 700 triệu euro (780,2 triệu USD), nhằm giảm thiểu và tái chế rác thải trên biển.
Khoản tài trợ này đạt 1/3 mục tiêu đề ra (2 tỷ euro), ban đầu dự kiến kêu gọi các nhà tài trợ và nhà hảo tâm đóng góp trong vòng 5 năm.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới ( WB), Cơ quan Phát triển của Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Tổ chức KfW của Chính phủ Liên bang Đức), mới đây thông báo tin mừng này tại Washington khi tổng kết một năm công bố Sáng kiến Làm sạch Đại dương.
Sáng kiến Làm sạch Đại dương bao gồm các dự án làm sạch rác thải nhựa tại các con sông, trên biển và đất liền, đặc biệt là tại các vùng sông và bờ biển của các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Các dự án đã nhận được tài trợ từ sáng kiến này như cải thiện khử độc tại Ratmalana và Moratuwa của Sri Lanka, quản lý rác thải cứng tại Lomé, Togo, quản lý vùng nước mưa và chống lụt tại Cotonou, Bénin, quản lý nước và khử độc tại Buenos Aires…
Video đang HOT
Chủ tịch EIB Werner Hoyer trong thông cáo báo chí tuyên bố: “Chúng ta sẽ không giải quyết được khủng hoảng khí hậu và môi trường thế giới mà không bảo vệ và làm sạch đại dương. Để đạt được điều này, thiết lập quan hệ đối tác và hợp tác là rất quan trọng. Chính vì vậy, chúng ta phải làm việc với KfW và AFD, cũng như với các chính phủ, các thành phố và lĩnh vực tư nhân, để tài trợ cho các dự án làm sạch đại dương của chúng ta.”
Về phần mình, Giám đốc KfW Gnther Brunig nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn sáng kiến này với nền kinh tế tuần hoàn, vốn được nhiều đối tác của châu Âu phát động vào tháng Bảy vừa qua, với khoản tài trợ lên tới 10 tỷ euro./.
Theo Đức Hùng (TTXVN/Vietnam )
Tổng thống Trump và nút ấn cắt viện trợ các nước ủng hộ Trung Quốc, làm khó Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến gần hơn tới việc công bố một cuộc đại tu mang tính cách mạng về cách Mỹ phân bổ viện trợ nước ngoài. Những nước theo Trung Quốc làm khó Mỹ sẽ không được Washington coi trọng.
Đáng chú ý, Mỹ sẽ ưu tiên viện trợ tiền cho các đồng minh, quốc gia bạn bè, quốc gia hỗ trợ những mục tiêu của Mỹ và xem lại các khoản viện trợ cho những nước quay lưng với Mỹ.
Động thái này sẽ thúc đẩy việc xoay trục chính sách viện trợ nước ngoài từ lâu đã hoạt động theo nguyên tắc - ít nhất là về mặt lý thuyết - rằng hỗ trợ tài chính của Mỹ ưu tiên dựa trên lý do nhân đạo, chứ không phải mục đích chính trị.
Kế hoạch, được đưa ra trong một dự thảo chỉ thị chính sách của tổng thống Mỹ mà trang Politico có được, có thể khiến Mỹ ngừng gửi viện trợ cho những nước không đứng về phía Washington trong các tranh chấp quốc tế hoặc bằng cách nào đó liên kết với các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc (chỉ duy nhất Trung Quốc là được Politico đề cập đich danh đối thủ của Mỹ). Các quốc gia trong thế giới thứ ba, đặc biệt là những nước ở châu Phi, và cả châu Á cũng như khu vực Mỹ Latinh, có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đồng thời, kế hoạch đưa ra dấu chấm hết cho những chương trình viện trợ nhắm vào các lý do cơ bản, như nghèo đói và phân biệt chủng tộc... Kế hoạch nói rằng chiến lược viện trợ sẽ cho phép Mỹ mở rộng sự lãnh đạo của mình trong hệ thống năng lượng toàn cầu. Rốt cuộc, mục tiêu của kế hoạch là nhằm loại bỏ các nước không trợ giúp Mỹ.
Đó là một cách tiếp cận mà những người ủng hộ ông Trump đã lập luận rằng sẽ giúp nước Mỹ tiết kiệm tiền và khuyến khích các quốc gia khác liên kết với Mỹ, cho dù phương pháp này có thể làm khó các nhân viên cứu trợ nhân đạo và các nhà vận động phong trào dân chủ.
"Chúng ta sẽ không ép các quốc gia đứng về phía chúng ta bằng cách nói: "Nếu bạn muốn bất cứ điều gì từ chúng tôi, bạn không được lấy gì từ bên kia", bởi vì Trung Quốc không ép buộc sự lựa chọn đó", ông Jeremy Konyndyk, một cựu quan chức hàng đầu của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ dưới thời chính quyền Obama phân tích về chính sách ngoại giao trước kia của Mỹ. Nhưng sắp tới thì điều này sẽ thay đổi.
Bản dự thảo về kế hoạch thay đổi chính sách viện trợ nhấn mạnh rằng nước Mỹ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyền lực lớn trên thế giới đang thay đổi - một thuật ngữ hiện nay có nghĩa là sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với ảnh hưởng địa chính trị giữa các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc.
Theo tài liệu trên, sự cạnh tranh như vậy phức tạp hơn nhiều so với thời Chiến tranh lạnh và viện trợ nước ngoài của nước Mỹ đã không theo kịp cách mang lại lợi ích cho nước Mỹ. Để tăng cường ảnh hưởng của mình, nước Mỹ phải có chiến lược thấu đáo hơn trong cách giải ngân viện trợ.
Cuối cùng, nước Mỹ nên chuyển hướng, thiết lập lại, giảm hoặc loại bỏ các khoản viện trợ đang hỗ trợ cho các chính phủ và tổ chức phi quốc gia bị chi phối mạnh mẽ bởi những đối thủ và địch thủ của nước Mỹ.
Bản tài liệu không liệt kê chính xác những gì các quốc gia phải làm để thể hiện lòng thành của họ với nước Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump và các trợ lý trong quá khứ nói rằng không bỏ phiếu đồng thuận với nước Mỹ trong các diễn đàn như Liên Hợp Quốc có thể là một yếu tố.
Bà Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, đã lên tiếng thúc đẩy ý tưởng nước Mỹ nên ngừng chuyển tiền đến các quốc gia không ủng hộ mình tại Liên Hợp Quốc, kể cả việc các quốc gia bỏ phiếu chống lại Israel, một đồng minh quan trọng của Mỹ.
Bà Haley liệt kê Nam Phi là một ví dụ về một quốc gia thường xuyên chống lại nước Mỹ tại Liên Hợp Quốc và gợi ý rằng Washington nên suy nghĩ lại về viện trợ dành cho Nam Phi, phần lớn là cho các chương trình về HIV/AIDS.
Ngược lại, một quốc gia như Ai Cập, nơi mà các nhà hoạt động dân chủ thường xuyên lên tiếng về chuyện nhân quyền, lại có khả năng tiếp tục nhận được một lượng lớn viện trợ từ Mỹ vì nó giúp các nhóm chống lại bọn khủng bố và các đối thủ nước ngoài ở Trung Đông, phù hợp lợi ích Mỹ.
Không rõ chính xác khi nào Tổng thống Trump sẽ công bố chỉ thị cho kế hoạch này mà Politico thừa nhận nó vẫn có thể được thay đổi hoặc thậm chí sẽ nằm mãi trên bàn. Nhưng dự thảo kế hoạch không phải là ý tưởng bất chợt mà là sản phẩm của nhiều tháng xem xét. Hơn nữa, nó phù hợp với triết lý của Tổng thống Trump. Năm 2016, khi tranh cử vào Nhà Trắng, ông Donald Trump đã tuyên bố chính sách mạnh tay cắt giảm viện trợ nước ngoài. Sau khi nắm quyền, ông thực hiện cam kết này bằng cách thẳng tay loại bỏ các dự án viện trợ nước ngoài trị giá 3 tỉ USD, hủy bỏ các khoản cho vay hải ngoại.
Năm ngoái, phía Mỹ cho biết chấm dứt việc tài trợ cho Cơ quan Cứu trợ và việc làm cho người tỵ nạn Palestine của LHQ. Viết trên Twitter hồi tháng 1.2018, ông Trump nói rằng nước Mỹ đã viện trợ mà không nhận được "sự cảm kích hay tôn trọng gì hết". Cũng đầu năm ngoài, quân đội Mỹ tuyên bố hủy gói viện trợ 300 triệu USD cho Pakistan vì cho rằng Islamabad thất bại trong việc chống lại các nhóm phiến quân.
Những lần trước, Mỹ cắt giảm viện trợ cho những nơi mà họ cảm thấy không có ích gì cho nước Mỹ. Do vậy, lần này sẽ không ngạc nhiên nếu Mỹ cắt viện trợ với các địa chỉ đi ngược lại lợi ich của nước Mỹ bằng việc ủng hộ các đối thủ và địch thủ của Mỹ.
Anh Tú
Theo motthegioi
EU tuyên bố đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ Ngày 18/10, Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom tuyên bố EU không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả sau khi Mỹ chính thức áp thuế đối với hàng hóa của khối này trị giá kỷ lục 7,5 tỷ USD. Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom phát biểu trong cuộc họp...