Sáng kiến hoà bình và an ninh cho Thái Bình Dương
Diễn đàn Toàn cầu Boston (Boston Global Forum – BGF) đã công bố báo cáo về Sáng kiến hoà bình và an ninh cho khu vực Thái Bình Dương, nơi chứng kiến các hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông trong vài năm qua.
Đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: AP)
Diễn đàn Toàn cầu Boston là một tổ chức phi lợi nhuận, đặt tại thành phố Boston, Mỹ. Diễn đàn là nơi quy tụ những nhà tư tưởng, những nhà chính trị, văn hóa, giáo sư ưu tú… trên khắp thế giới nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất giải quyết các vấn đề cấp thiết có tầm ảnh hưởng lớn tới thế giới. Hàng năm, diễn đàn chọn ra một vấn đề duy nhất và giải quyết vấn đề này thông qua các hình thức thảo luận trực tuyến.
Trong năm qua, BGF đã tổ chức một loạt các hội nghị quốc tế trực tuyến để giải quyết vấn đề hòa bình và an ninh tại khu vực Thái Bình Dương. Các cuộc hội thảo tập trung vào những căng thẳng giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Nhật Bản về việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông. Các cuộc hội thảo do cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ Michael Dukakis và Giáo sư Joseph Nye dẫn dắt. Những người tham gia hội thảo là các quan chức hàng đầu, các học giả và các nhà phân tích chính sách, từng nghiên cứu, viết, thuyết trình và xuất bản sách về chủ đề này. Dân Trí xin giới thiệu lược dịch bản báo cáo của BGF.
Các mối đe dọa
Bản báo cáo của BGF nhắc tới các mối đe dọa đối với an ninh và hòa bình tại khu vực Thái Bình Dương, nơi đã chứng kiến các hành động khiêu khích tại Biển Đông và Hoa Đông. Trong vài năm qua, các vùng biển này đã trở thành một điểm nóng.
Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu và Bắc Kinh xem việc kiểm soát các tuyến đường biển là chìa khóa cho sự phát triển của mình. Các tuyên bố hung hăng của Trung Quốc đối với các khu vực ở Biển Đông và Hoa Đông cũng có một mục tiêu địa chính trị lớn hơn, đó là giảm bớt sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Mỹ đã phần lớn dùng ảnh hưởng của nước này để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, các vùng biển tự do và các nền kinh tế thị trường tại châu Á – mâu thuẫn với các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trong khu vực. Bắc Kinh phần lớn sử dụng ảnh hưởng của mình để tìm kiếm việc kiểm soát các nguồn tài nguyên và gia tăng ảnh hưởng đối với các vấn đề chính trị nội bộ của các láng giềng nhỏ hơn.
Trung Quốc đã dùng các lực lượng hải quân và không quân và thậm chí các tàu cá lớn được quân sự hóa để xâm lấn và đe dọa các láng giềng tại các bãi đá ngầm, các quần đảo, các mỏ dầu dưới đáy biển và các ngư trường. Trung Quốc khẳng định các tài sản này nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn”, vốn chồng lấn vùng biển chủ quyền của Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt hành động khiêu khích trong khu vực. Vào năm 2012, các tàu hải giám của Trung Quốc đã bao vây bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nằm cách cảng chiến lược tại vịnh Subic chỉ 200 km và trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Năm 2013, Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao trùm lên các vùng biển được công nhận là thuộc về Nhật Bản theo luật pháp quốc tế. Đến giữa năm 2014, Trung Quốc đã trái phép đưa giàn khoan dầu Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa.
Bắc Kinh cũng có các hành động khiêu khích đối với Mỹ như các vụ chặn máy bay quân đội Mỹ trên không và các hành động quấy rối của tàu cá và tàu bán quân sự Trung Quốc đối với các tàu hải quân Mỹ.
Đáp trả các hành động của Trung Quốc, Mỹ đã tăng cường quan hệ quốc phòng và ngoại giao với Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Bản thân một số láng giềng của Trung Quốc như Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh các khả năng phòng thủ.
Video đang HOT
Về phần mình, Bắc Kinh cũng đẩy mạnh sức mạnh hải quân trong khuôn khổ một nỗ lực lớn hơn nhằm hiện đại hóa quân đội. Kể từ năm 1990, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng từ 6,1 tỷ USD lên 132 tỷ USD.
Tuy nhiên, thế cân bằng sức mạnh trên biển tại Thái Bình Dương vẫn nghiêng hẳn về phía Mỹ. Sự hiện diện hải quân của Mỹ trong khu vực vượt xa Trung Quốc. Hạm đội 7 của Mỹ có hơn 60 tàu, 300 máy bay. Tổng cộng Mỹ có 10 tàu sân bay của Mỹ, so với 1 tàu của Trung Quốc, vốn là một tàu cũ được mua từ Ukraine hơn 1 thập niên trước.
Các nguyên tắc để thiết lập hòa bình và an ninh tại Thái Bình Dương
Giảm bớt căng thẳng tại Thái Bình Dương đòi hỏi việc thiết lập một khuôn khổ cho các cuộc thảo luận quốc tế và giải quyết các vấn đề phức tạp.
Thứ nhất, luật pháp quốc tế cần được thực thi như một cách thức để giải quyết xung đột. Các chính phủ phải hành động phù hợp với luật pháp quốc tế khi giải quyết một xung đột, thay vì dựa vào các biện pháp quân sự.
Thứ 2, tất cả các quốc gia cần được đối xử bằng sự tôn trọng lẫn nhau tại bàn đàm phán. Sự chênh lệch về diện tích và sức mạnh không phải là một cơ sở thích hợp cho các mối quan hệ giữa các quốc gia liên quan.
Thứ 3, tất cả các bên cần tìm cách thúc đẩy sự tương thuộc lẫn nhau trong khu vực. Lịch sử đã chứng minh, các lợi ích của đàm phán và cái giá của sự gây hấn sẽ lớn hơn khi các nước được kết nối thông qua quan hệ kinh tế và xã hội. Mặc dù điều này không ngăn ngừa chiến tranh nổ ra nhưng các quốc gia có quan hệ đầu tư và thương mại mạnh mẽ dường như có khuynh hướng tránh xung đột có vũ trang.
Nguyên tắc thứ 4 là sự hợp tác giữa các quốc gia. Tất cả các bên liên quan nên tham gia các cuộc đàm phán. Không một quốc gia đơn lẻ hoặc một số quốc gia có thể giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh trong khu vực Thái Bình Dương.
Các chính sách để thúc đẩy hòa bình và an ninh
Tất cả các quốc gia trong cộng đồng Thái Bình Dương cần các giải pháp chính sách giúp khuyến khích và thực thi việc tuân thủ luật pháp và các công ước quốc tế, tôn trọng các giá trị và quy tắc chung như sự công khai, minh bạch, phát triển, cơ hội, pháp quyền và tự do thông tin.
Tất cả các quốc gia châu Á phải tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp. Đặc biệt, các nước phải tuân thủ UNCLOS, vốn phân định lãnh hải của các quốc gia và quy định quyền lợi và trách nhiệm trong các vùng biển của các nước đó. Trong trường hợp không có giải pháp cho cuộc tranh chấp lãnh thổ thông qua các kênh đa phương, một tòa án quốc tế nên đưa ra quyết định cuối cùng để phân xử các tranh chấp lãnh thổ, trong đó có Biển Đông và Hoa Đông.
Cho tới nay, Trung Quốc đã từ chối xem UNCLOS là công cụ để giải quyết các tranh chấp biển, và cũng bác bỏ các cuộc đàm phán đa phương như một phương thức để giải quyết các tranh chấp. Bắc Kinh chỉ muốn đàm phán song phương với các láng giềng yếu hơn. Các cường quốc thế giới phải có trách nhiệm tuân thủ trật tự quốc tế và Trung Quốc phải có nghĩa vụ hành động phù hợp với trách nhiệm này.
Vụ việc trọng tài phân xử đang diễn ra giữa Philipines và Trung Quốc sẽ là một phép thử quan trọng. Cả hai bên nên công nhận tính hợp pháp trong phán quyết của tòa án, cả trước và sau phán quyết. Sự thừa nhận này sẽ thiết lập một tiền lệ mà về sau có thể thúc đẩy hòa bình và an ninh tại khu vực Thái Bình Dương.
Để tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau, các quốc gia Thái Bình Dương phải tăng cường sự công khai và minh bạch, cũng như chấp nhận các khác biệt chính trị nội địa của mỗi nước.
Có thể tăng cường sự tương thuộc bằng nhiều cách, đặc biệt thông qua việc tăng cường quan hệ kinh tế. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một sáng kiến thương mại tự do quan trọng. Tuy nhiên, thương mại và sự hỗ trợ không nên được xem là giải pháp đơn lẻ. Quan hệ kinh tế và thương mại nên đi cùng với nỗ lực dân chủ hóa các chính phủ.
Cũng cần phải có các cơ chế khu vực để giải quyết tranh chấp. Trong một cuốn sách trắng quốc phòng, chính phủ Úc đã nhấn mạnh tới sự cần thiết này, lưu ý rằng việc thành lập ASEAN và ARF là một bước đi theo đường hướng này. Sự hợp tác giữa các quốc gia nên được áp dụng rộng rãi, không chỉ nhằm giải quyết tranh chấp mà còn nhằm tăng cường sự hợp tác khu vực trong một loạt vấn đề.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á nên được mở rộng trong tương lai gần như một biện pháp nhằm ngăn chặn các hành động gây hấn của Trung Quốc. Tầm quan trọng về sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực nằm ở cam kết của nước này đối với các thể chế, trong đó có Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới, như một biện pháp nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Trung Quốc cần hiểu đầy đủ hơn các lợi ích của mô hình đó và áp dụng nó vào việc đối xử với các láng giềng.
Đối thoại Shangri-La, diễn đàn quy tụ các bộ trưởng quốc phòng trong khu vực, cần được tăng cường và giới hạn đối với các quốc gia thân thiện như một biện pháp nhằm thúc đẩy an ninh tập thể.
An Bình
Lược dịch
Theo Dantri
"Dù tàu ngầm mạnh, Trung Quốc vẫn khó lòng 'cầm trịch' ở Biển Đông"
Trang Sina (Trung Quốc) đưa ra nhận xét về tương quan lực lượng tàu ngầm giữa các quốc gia trên Biển Đông.
Tàu ngầm Trung Quốc
Sina cho biết, Trung Quốc đã phát triển tàu ngầm từ những năm 1950 và hiện đang sở hữu trên 60 tàu ngầm - đứng thứ ba trên thế giới về số lượng - trong đó có 4 lớp tàu ngầm hạt nhân và 7 lớp tàu ngầm thông thường.
Theo công bố, riêng Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc đã triển khai 16 tàu ngầm thông thường và 3 tàu ngầm hạt nhân - 3 tàu ngầm hạt nhân Type 094, 8 tàu ngầm thông thường Type 035, 4 chiếc Type 039 và 4 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo do Nga chế tạo.
Con số thực tế có thể còn cao hơn. Theo một số hình ảnh rò rỉ gần đây được chụp tại căn cứ Hải quân Trung Quốc, đã xuất hiện thêm một chiếc tàu ngầm khác - nhiều khả năng là Type 093 - bên cạnh ba tàu ngầm Type 094.
Theo báo cáo của Sina, Trung Quốc là nước duy nhất tại khu vực Biển Đông triển khai tàu ngầm hạt nhân.
Ngoài ra, tất cả các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đều được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 - có tầm bắn lên tới 8.000 km và có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Tàu ngầm thông thường của Trung Quốc phần lớn là mang tên lửa và ngư lôi. Theo Sina đây là lợi thế rõ rệt cho Hải quân nước này so với các nước khác trong khu vực.
Tuy nhiên, điều này không ngăn được các nước quanh khu vực Biển Đông xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình.
Lý do - theo Sina, là bởi vì tàu ngầm mang tính "bí mật" và có độ nguy hiểm "chết người" nhờ khả năng sử dụng nước như một vỏ bọc và có thể liên tục nâng cấp lên vũ khí hiện đại nhất.
Ngoài ra, các nước đều cho rằng các đảo trên Biển Đông đều "dễ thủ, khó công", do đó lực lượng tàu ngầm, dù chỉ với số lượng nhỏ, vẫn mang lại hiệu quả cao và được các nước ưa chuộng.
Tóm lại, mặc dù nắm vị thế số một trong khu vực hiện nay về số lượng tàu ngầm, Trung Quốc vẫn không thể tự do làm theo ý họ trên Biển Đông - báo cáo cho biết.
Khả năng chống ngầm của Hải quân Trung Quốc bị hạn chế. Hải quân Trung Quốc hiện có hơn 10 trực thăng chống ngầm.
Tuy nhiên, trực thăng chống ngầm có phạm vi hoạt động hạn chế, nên Hải quân Trung Quốc khó có thể mở rộng phạm vi kiểm soát trong thời gian ngắn.
Với việc các nước láng giềng tiếp tục củng cố hạm đội tàu ngầm, khả năng Trung Quốc có thể áp đặt ý đồ của mình trong tranh chấp trên Biển Đông sẽ càng thêm khó khăn - Sina thừa nhận.
Theo Đại Lộ
Tàu ngầm Nhật "ngại" tàu chiến Type 054A mới của TQ? Tàu chiến Type 054A Hoàng Thạch 777 được cho là có khả năng chống tàu ngầm mạnh hơn cả khu trục hạm Type 052C/D. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc tiết lộ, hôm 16/1 tàu chiến Type 054A mang tên Hoàng Thạch 777 đã chính thức biên chế cho Hạm đội Đông Hải. Chiếc tàu hộ vệ mới nhất thuộc lớp Type 054A...