Sáng kiến độc đáo đẩy lùi nạn “đào đường rồi… lấp đường”
Tình trạng “đào đường lên rồi lại lấp” là một vấn nạn nhức nhối tồn tại ở nhiều đô thị suốt nhiều năm qua. Với một giải pháp độc đáo, Anh hùng Lao động – TS Hoàng Đức Thảo cùng với các cộng sự đã có sáng kiến đẩy lùi “vấn nạn” này.
Với giải pháp này, TS Hoàng Đức Thảo cùng các cộng sự đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 ở lĩnh vực Khoa học.
Nguyên nhân của nạn đào đường
Trong những năm qua, sự phát triển của hệ thống đô thị và quá trình đô thị hoá ở nước ta đã diễn ra nhanh chóng trên phạm vi cả nước. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn… được cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới đã phát triển khá nhanh góp phần tạo nên bộ mặt đô thị đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân đô thị, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo lập một nền tảng phát triển bền vững đô thị.
Tuy nhiên, việc thi công lắp đặt và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến đường còn nhiều bất cập. Cac đương dây (cáp điện, cáp thông tin, cáp quang…), đương ông (đường ống cấp nước, thoát nước…) được lắp đặt ngâm dươi he phô hoăc lòng đương xe chay một cách riêng lẻ là hình thức khá phô biên tai cac đô thi nước ta. Hinh thưc nay tuy đơn gian, chi phi thâp nhưng chỉ thích hợp khi sô lượng đương dây, đương ông không nhiêu.
Thực trạng ngầm hóa hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hơn thế, nhươc điêm của các công trình này là kho quan ly, đương, he phô thương bi đao lên, lâp xuống đê sưa chưa, cai tao, duy tu, vận hành, bảo dưỡng. Ngoài ra, do không co sự thông nhât giữa các đơn vị thi công, mỗi công trình (cáp điện, nước, chiếu sáng, thông tin…) lại được quản lý bởi các cơ quan khác nhau nên việc xây dựng các công trình mới thường gặp nhiều kho khăn do không biêt chinh xac vi tri nên thương xuyên xay ra sư cô trên các tuyến thi công.
Có nhiều tuyến đường, đơn vị này vừa lấp đi thì đơn vị khác lại đào bới lên, gây mất mỹ quan đô thị, bụi, bẩn, ô nhiễm môi trường, gây cản trở giao thông… ảnh hưởng không nhỏ đến đến cuộc sống của người dân và gây tốn kém quá nhiều cho cho chi phí chuẩn bị dự án đầu tư (khảo sát, dự án thiết kế…) do bị trùng lắp, chồng chéo, lặp lại các công việc mà ở từng dự án chủ đầu tư đều phải đầu tư như nhau.
Các khu đô thị mới hiện đã quan tâm đến bố trí các loại công trình này dưới đất nhưng hầu như không tập trung trong các hộp kỹ thuật mà bố trí riêng rẽ. Thực trạng đầu tư không đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật như trên đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc chủ động trong tiến độ dự án và chất lượng công trình, làm lãng phí thời gian, tiền của, công sức, gây khó khăn phức tạp cho công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển của hạ tầng giao thông đô thị, trong đó các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị là một bộ phận không thể tách rời của giao thông đô thị, vì vậy, muốn xây dựng một đô thị hiện đại phải xây dựng ngầm hóa hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị hoàn chỉnh và đồng bộ. Vấn đề này đã được thể chế hóa bằng Luật Quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII.
Mạng lưới dây chằng chịt xuất hiện khá phổ biến ở các trung tâm thành phố lớn
Hiện nay, không chỉ trên các địa bàn thành phố lớn như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh mà còn cả trên địa bàn các tỉnh thành phố toàn quốc, phần lớn các mạng lưới điện cao thế, trung thế và hạ thế đi nổi; cộng thêm các loại “tầm gửi” như cáp điện thoại, cáp quang internet “mọc” lên với tốc độ chóng mặt, hệ thống “mạng nhện” lưới điện và cáp thông tin của các thành phố này đang không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây mất an toàn cho người dân. Chính vì vậy, việc dọn “rác trên không” nhằm trả lại không gian đẹp cho thành phố đã không còn là “chuyện riêng” của ngành điện.
Video đang HOT
Hệ thống trụ điện lực không được quản lý chặt chẽ, do vậy một số doanh nghiệp đã “kéo chui” một cách tùy tiện, không được cấp phép, tiện đâu ngoắc đấy, buộc chằng chịt, chi chít như những “mạng nhện” trên đường, miễn sao đạt được mục đích của mình. Việc “kéo chui” vội vã các đường dây cáp không theo một trật tự, tiêu chuẩn nào không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn không an toàn cho dân cư sinh sống dưới các tuyến cáp. Đã có nhiều tai nạn xảy ra trên các tuyến đường do dây cáp treo bị đứt, lơ lửng trên không trung “bẫy” người đi đường
Giải quyết “vấn nạn” bằng hào kỹ thuật đúc sẵn
Trước những bất cập trên, TS Hoàng Đức Thảo – Giám đốc Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cùng với các cộng sự đã cùng nhau thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng Hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn trong ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị Việt Nam” nhằm thực hiện tiến trình chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, tiến đến việc triển khai xây dựng đồng bộ, bền vững, hữu ích của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo đúng quy định của Luật Quy hoạch đô thị.
Để ngầm hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật trên các đô thị thông thường dùng các phương án Tuynel kỹ thuật; Ống cáp, Bể kỹ thuật; Hào kỹ thuật. Qua phân tích ưu điểm, nhược điểm của các phương án, TS Hoàng Đức Thảo và cộng sự đánh giá: Hào kỹ thuật đã thể hiện được các ưu điểm vượt trội hơn hẳn trong quá trình đầu tư xây dựng vận hành, sửa chữa, duy tu, bảo trì…
Việc sản xuất thi công Hào kỹ thuật hiện nay tại Việt Nam có thể phân làm 2 loại: thi công tại chỗ hoặc đúc sẵn. Các Hào kỹ thuật thi công tại chỗ có thể kể đến như Hào kỹ thuật xây bằng gạch hoặc đổ bê tông thủ công tại chỗ. Các Hào kỹ thuật loại này có những điểm hạn chế như năng suất thấp do thời gian chờ lâu, không chủ động được tiến độ dự án, chi phí cho biện pháp thi công tốn kém và quan trọng là chất lượng không đảm bảo: sản phẩm không đồng đều, mác bê tông thấp, không đảm bảo được độ chống thấm, chống ăn mòn …
Hào kỹ thuật thi công tại chỗ
So với Hào kỹ thuật thi công tại chỗ, Hào kỹ thuật đúc sẵn có ưu điểm là thao tác thi công nhanh, chất lượng đảm bảo do được kiểm định tại nhà máy và chi phí tiết kiệm do sản xuất dây chuyền công nghiệp. Hào kỹ thuật loại này có thể được đúc sẵn một phần thân và đổ bê tông phía trên nắp đan, hoặc đúc sẵn toàn bộ và vận chuyển, lắp ghép tại công trường.
Tuy nhiên, các loại Hào kỹ thuật trên thị trường hiện nay: Có cấu tạo đơn giản, không có các vách ngăn, sử dụng giá đỡ theo chiều ngang; Việc đảm bảo khoảng cách ly an toàn giữa các công trình hạ tầng là rất khó do kích thước hào bị hạn chế bởi điều kiện không gian ngầm đường đô thị, không bố trí được đồng thời nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Không đủ diện tích mặt bằng để bố trí khoảng cách theo quy phạm của từng ngành;…
TS Hoàng Đức Thảo cho biết: Để khắc phục tình trạng thường xuyên đào – lấp xuống như hiện nay, rất cần thiết phải có sự đầu tư cải tạo nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó cần phải được giải quyết triệt để vấn đề ngầm hóa trong các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Giải pháp đưa ra là chế tạo Hào kỹ thuật bê tông cốt thép đúc sẵn thành mỏng có các vách ngăn để tạo ra các ô rãnh để bố trí lắp đặt phù hợp các hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm, đảm bảo các yêu cầu về an toàn, có khả năng chống thấm nước, chống xâm thực, chống ăn mòn, khả năng chịu lực cao được sản xuất với chi phí thấp.
Giải pháp Hào kỹ thuật của TS Hoàng Đức Thảo cùng với các cộng sự
Giải pháp kỹ thuật được đưa ra đó là thiết kế Hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng được đúc thành từng đốt nối với nhau bằng mối nối âm dương; Mỗi đốt hào được chia thành nhiều ngăn tùy thuộc vào số lượng công trình ngầm cần lắp đặt của mỗi khu vực; Nắp trên của hào là tấm đan chịu lực bằng bê tông cốt thép chịu lực, mắt dưới tấm đan bố trí các rãnh chạy dọc tấm đan để cố định tấm đan với thành và để chống lực xô ngang; Các khe nối tấm đan và hào được chèn bằng vữa xi măng mác cao đảm bảo kín khít, tránh nước chảy từ bên ngoài vào bên trong hào.
Giải pháp được triển khai ở nhiều thành phố sau khi thử nghiệm thành công ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Từ giải pháp kỹ thuật đưa, TS Hoàng Đức Thảo cùng nhóm cộng sự đã quyết tâm đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm thành công ở Bà Rịa – Vũng Tàu khi mà đã góp phần cải tạo nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Không chỉ dừng lại ở Bà Rịa – Vũng Tàu, công nghệ này đã và đang được được áp dụng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Với đề tài nghiên cứu này TS Hoàng Đức Thảo cùng với cộng sự đã được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đánh giá rất cao. Công trình nghiên cứu này được VIFOTEC trao giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam. Đồng thời đề tài nghiên cứu này cũng đạt giải thường WIPO cho Công trình xuất sắc nhất.
Nguyễn Hùng
Theo Dantri
"Truy" Bộ trưởng Thăng về tai nạn trên những tuyến đường đang thi công?
Liên tiếp những vụ tai nạn đau lòng xảy ra trên các tuyến đường vừa thi công vừa khai thác như vụ thai nhi văng khỏi bụng mẹ, sắt rơi từ công trường đưaờng sắt trên cao... đã thành chuyện thời sự đặt ra với Bộ trưởng Đinh La Thăng trong phiên chất vấn chiều nay, 18/11.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng báo cáo, trước thời điểm đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, ông nhận được 10 phiếu chất vấn của đại biểu. Ông Thăng cũng chuẩn bị báo cáo giải trình về 3 nhóm vấn đề đặt ra cho phiên chất vấn của mình (giải pháp đảm bảo chất lượng công trình giao thông, giảm suất đầu tư, tiến độ thi công Quốc lộ 1A; giải pháp hạn chế tai nạn; quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện).
Vấn đề chưa từng hạ nhiệt suốt thời gian qua - tai nạn giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo, trong 9 tháng đầu năm này, có 45 tỉnh thành giảm số người chết vì tai nạn giao thông, trong đó 11 địa phương giảm trên 20% số người chết. Tuy nhiên, vẫn còn 14 địa phương có số người chết vì TNGT tăng, trong đó 5 tỉnh tăng trên 25%.
Bộ trưởng Thăng tháo gỡ khó khăn tại dự án đang thi công (Ảnh: Như Quỳnh)
Mặc dù số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn đã giảm sâu so với giai đoạn các năm trước nhưng theo Bộ trưởng Thăng vẫn còn ở mức cao. Tai nạn trên địa bàn nông thôn gia tăng, còn xảy ra một số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe mô tô, xe gắn máy; công tác bảo đảm an toàn giao thông vẫn còn một số hạn chế, tồn tại.
Nhiều giải pháp cụ thể được vị tư lệnh ngành điểm qua. Trong đó, đối với yêu cầu đảm bảo an toàn, hạn chế tai nạn khi vừa thi công vừa khai thác đường bộ, Bộ trưởng Thăng nhắc đến dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên. Vì địa bàn thi công phức tạp, giải pháp kiểm soát tốt nhất là đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
Bộ GTVT cũng chủ động phối hợp với các địa phương triển khai đề án xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn 50 tỉnh thành.
Trên các công trình đường bộ vừa thi công, vừa khai thác, Bộ trưởng Thăng cũng cho biết, Bộ đã yêu cầu các nhà thầu lập phương án bảo đảm an toàn giao thông tổng thể, chi tiết trong phạm vi tổ chức thi công trên từng đoạn tuyến, từng hạng mục; tuân thủ đúng phương án đảm bảo an toàn được phê duyệt; bố trí đầy đủ biển báo, đèn báo hiệu; thực hiện kiểm soát chặt chẽ về nhân sự, lao động, phương tiện, thiết bị khi thi công... theo quy định.
"Đối với các dự án nâng cấp, mở rộng đường bộ luôn phải bảo đảm thông suốt cho 2 làn xe lưu thông trong mọi tình huống, tăng cường công tác bảo trì mặt đường cũ để bảo đảm giao thông êm thuận..." - báo cáo giải trình của người đứng đầu ngành GTVT nêu rõ.
Cơ quan chức năng được yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các chủ thể tham gia quản lý, thực hiện dự án về công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi thi công trên đường bộ đang khai thác; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, Bộ GTVT phối hợp với UB an toàn giao thông quốc gia xây dựng và vận hành có hiệu quả đường dây nóng quốc gia về trật tự an toàn giao thông nhằm tăng cường khả năng phối hợp xử lý khi tiếp nhận thông tin phản ảnh của người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Thăng cũng nhắc đến giải pháp nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục kịp thời các điểm đen, các vị trí mất an toàn giao thông trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; rà soát điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co.
Bộ GTVT cũng yêu cầu tăng cường thực hiện công tác thẩm định an toàn giao thông đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao; triển khai Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đến năm 2020.
Vụ tai nạn rơi thanh sắt tại công trình đường sắt trên cao khiến một người tử vong (Ảnh: Nguyễn Dương)
Ngoài ra, giải pháp cơ bản khác được ông Thăng đề cập là cải thiện chất lượng quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện và người lái; tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện trước khi rời cảng; tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo, quy trình sát hạch và đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ điều khiển phương tiện thủy nội địa, tàu biển theo hướng nâng cao tiêu chuẩn; tăng cường công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho công tác giám sát và hậu kiểm.
Bộ cũng đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch, trung tâm đăng kiểm; tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và phòng, chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm.
Nhấn mạnh mục tiêu "tính mạng con người là trên hết", Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định sẽ triển khai các giải pháp quyết liệt, đồng bộ trên, tiếp tục thực hiện năm 2015 là Năm "An toàn giao thông" có chủ đề "Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện".
Để nâng cao chất lượng công trình, Bộ GTVT đã ban hành và áp dụng Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân; Quy định hành vi và hình thức xử lý vi phạm tiến độ, chất lượng; Quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các ban quản lý dự án đối với các dự án BOT và BT; Quy định những điều ban quản lý dự án không được làm...
Theo đó, từ đầu năm 2014 đến nay, Bộ đã nghiêm khắc xử lý 14 nhà thầu thi công, 5 nhà thầu tư vấn thiết kế, 10 nhà thầu tư vấn giám sát và 4 ban quản lý dự án có vi phạm chất lượng, tiến độ.
P.Thảo
Theo Dantri
Đặt hàng giới khoa học giải pháp chống ngập (!) Thành phố ngập ngày càng nặng, cứ mưa là ngập, ngập do triều cường... khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Tập trung trí tuệ của giới khoa học nhằm tìm giải pháp trước mắt và bền vững trong việc chống ngập để tham mưu cho thành phố là hết sức cấp thiết... Chiều 31/10, Sở GTVT TPHCM có cuộc họp cung...