Sáng kiến của Scotland cắt cửa lớp học nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan
Scotland đã hình thành một chiến lược mới để giảm sự lây lan của dịch COVID-19 trong trường học, đó là cắt phần dưới của cửa lớp.
Học sinh trong một lớp học tại Glasgow, Scotland ngày 22/2/2021. Ảnh: Getty Images
Tờ Newsweek (Mỹ) ngày 2/2 đưa tin Scotland đã cập nhật các hướng dẫn phòng chống COVID-19 tại trường học trong đó nới lỏng một số biện pháp. Theo trang web của chính phủ Scotland, hạn chế đối với khách đến trường học, các chuyến tham quan của trường đều giảm tải. Ngoài ra, Scotland cũng dừng chương trình thời khóa biểu so le.
Bộ trưởng Giáo dục Scotland Shirley-Anne Somerville đã đề cập đến các sáng kiến để tăng lưu thông gió lớp học trong một bức thư gửi Ủy ban giáo dục thuộc Nghị viện Scotland.
Video đang HOT
Bà Shirley-Anne Somerville đánh giá thiết kế cửa các trường trung học và mẫu giáo tại Scotland có “vấn đề về lưu thông”. Do vậy các sáng kiến được đưa ra nhắm đến vấn đề lưu thông không khí.
Chính phủ Scotland dự kiến chi 4,3 triệu bảng Anh để thực thi các sáng kiến này, trong đó bao gồm cả việc lắp đặt bộ lọc không khí và quạt. Trong đó, 300.000 bảng Anh sẽ được dành cho việc cắt phần dưới cửa lớp học nhằm tăng cường “lưu thông không khí” mới mức chi phí dự tính là 150 bảng Anh cho mỗi cửa.
Scotland đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho công dân trên 12 tuổi và một số nhóm nhất định trong lứa tuổi từ 5-11 có rủi ro cao với virus SARS-CoV-2.
Dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho thấy tỷ lệ mắc COVID-19 tại Scotland đã giảm từ đợt tăng gần đây vào giữa tháng 1.
Chống biến đổi khí hậu- Cuộc chiến không còn đường lùi
Trong suốt một phần tư thế kỷ, nhiều hội nghị về biến đổi khí hậu của LHQ (COP) đã được tổ chức, song thu được các kết quả khác nhau, trong đó, COP 24 tại Copenhagen được coi là "thất bại hỗi loạn", COP 25 tại Paris được xem là "thành công rực rỡ", trong khi đó, những hội nghị còn lại được đánh giá nằm đâu đó ở khoảng giữa 2 đầu thước đo.
Đại biểu dự Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland ngày 2/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội nghị COP26 diễn ra tại Anh năm nay được cho là khơi dậy tất cả những phản ứng cùng lúc. Các chuyên gia đều đánh giá hội nghị đã ghi nhận những tiến bộ vững chắc, thậm chí mang tính lịch sử trong nỗ lực đẩy lùi mối đe dọa hiện hữu từ tình trạng nóng lên toàn cầu.
Chuyên gia Dann Mitchell, thuộc Cơ quan Khí tượng Anh, cho rằng hội nghị đã đạt được kết quả hơn mong đợi nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng. So với những hội nghị trước đó, việc lần đầu tiên cả 196 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức tham dự hội nghị kêu gọi cắt giảm điện than, hay cam kết tăng gấp đôi viện trợ tài chính mỗi năm - lên khoảng 40 tỷ USD để các quốc gia nghèo có thể chống chọi với các tác động khí hậu, có thể coi là bước tiến lớn. Tương tự như vậy, một điều khoản buộc các quốc gia phải xem xét đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn để giảm ô nhiễm carbon sau mỗi 1 năm thay vì 5 năm một lần như trước đây, đều là những điều đáng được ghi nhận.
Alden Meyer, nhà phân tích cấp cao của tổ chức nghiên cứu về khí hậu và môi trường E3G, bày tỏ lạc quan về kết quả tại Glasgow, nhưng đánh giá vẫn còn nhiều việc ở phía trước để biến những cam kết thành hiện thực. Một loạt hiện tượng xảy ra trên toàn thế giới trong năm 2021 như lũ lụt, nắng nóng bất thường và cháy rừng, cùng với các dự báo cho thấy nếu vượt quá giới hạn tăng 1,5 độ C (2,7 độ F) đã nêu trong Hiệp định Paris sẽ khiến Trái Đất rơi vào vùng nguy hiểm.
Năm 2021, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ đã công bố Báo cáo phần 1 trong dự báo tình trạng biến đổi khí hậu trong vòng 7 năm, trong đó chỉ ra rằng nhiệt độ toàn cầu hầu như chắc chắn sẽ vượt qua 1,5 độ C trong vòng một thập kỷ. Trong khi đó, mực nước biển đang tăng nhanh hơn dự báo và sẽ kéo dài nhiều thế kỷ. Rừng, đất và đại dương - nơi hấp thụ hơn một nửa lượng khí carbon của nhân loại - đều đã có dấu hiệu bão hòa. Hậu quả sau đó có thể khiến lớp băng vĩnh cửu giải phóng một lượng lớn CO2 và khi methane, lưu vực sông Amazon biến thành thảo nguyên và băng tan nhấn chìm các thành phố và đồng bằng, nơi có hàng trăm triệu người sinh sống.
Dave Reay, người đứng đầu Viện Biến đổi Khí hậu của Đại học Edinburgh, cho rằng thế giới vẫn đang đi theo lối mòn dẫn đến nguy cơ tự diệt và ít nhất Glasgow đã mở ra một lối thoát hiểm cho cả nhân loại.
Trong khi đó, hãng tin AFP (Pháp) dẫn nội dung dự thảo phần 2 của báo cáo IPCC về các tác động khí hậu, dự kiến xuất bản tháng 2/2022, chỉ ra những bước tiến nhỏ đạt được tại COP26 còn cách xa những gì cần làm trong dài hạn. Dự thảo của báo cáo cho thấy, việc trợ giúp các quốc gia dễ bị tổn thương đối phó với tác động, theo cấp số nhân của tình trạng nóng lên toàn cầu, có thể cần hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, chứ không phải hàng chục tỷ được đưa ra tại COP26. Việc các quốc gia giàu có thất bại trong việc cung cấp 100 tỷ USD trợ giúp mỗi năm cho các nước đang phát triển vào năm 2020, khiến triển vọng của số tiền hàng nghìn tỉ USD dự kiến càng trở lên xa vời hơn.
Các chuyên gia cũng nhất trí rằng tương lai của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu có thể phụ thuộc vào 4 quốc gia và khu vực phát thải lớn trên thế giới, chịu trách nhiệm chung cho 60% khí thải carbon toàn cầu là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và Ấn Độ. Một ngành nghề hay một quốc gia đơn lẻ không thể giúp thay đổi tình trạng ấm lên toàn cầu mà cần những hành động tập thể, với sự tham gia của mọi lĩnh vực và mọi quốc gia.
Điểm lại những thành công và thất bại của hội nghị khí hậu COP26 Ngày 14/11, 197 quốc gia đã thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow ở Scotland tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) sau gần hai tuần làm việc. Các chuyên gia cho rằng hiệp ước có cả thành công và thất bại. Lần đầu tiên đề cập tới nhiên liệu hóa thạch Các đại biểu thảo luận...