Sang đường và những điều cần biết
Hàng ngày mọi người bằng nhiều phương tiện vẫn tham gia giao thông, trong đó có việc qua đường, nhưng nguy hiểm luôn rình rập vì cả lý do chủ quan lẫn khách quan.
Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây coi việc sang đường tại Việt Nam dù đi bộ hay bằng các phương tiện giao thông, đều là một thú chơi mạo hiểm. Mỗi lần thực hiện sang đường, dù là đi bộ hay đi xe đạp xe máy, ô tô đều là những pha nguy hiểm và có thể xảy ra tai nạn bất cứ khi nào.
Đi bộ
Đi bộ tưởng chừng là cách tham gia giao thông an toàn nhất, nhưng nguy hiểm vẫn luôn rình rập, đặc biệt là khi sang đường.
Hãy cố gắng đi đúng vạch kẻ sang đường cho người đi bộ. Tất nhiên điều này là khó thực hiện ở Việt Nam, nhưng nếu bạn có ý định sang đường, hãy thử quan sát và tìm những vạch kẻ cho người đi bộ sang đường để thực hiện cho đúng.
Tất nhiên, dù đi trên vạch này, trừ khi đèn đỏ, còn lại những phương tiện giao thông khác cũng sẽ không nhường đường cho bạn, y như cách bạn sang đường mà không đi trên vạch kẻ cho người đi bộ. Vì vậy, hãy bước đi cẩn thận, quan sát 2 bên đường và đừng quá tự tin vì bạn đang đi đúng đường cho người đi bộ.
Quan sát các xe lưu thông và sang đường một cách dứt khoát. Nếu cảm thấy xe đi tới không giảm tốc nhường bạn hoặc khoảng cách gần, hãy nhường đường bằng cách đứng im tại chỗ. Tránh sang đường theo kiểu thập thò, tức là bước 1, 2 bước rồi lùi lại, như vậy rất khó để các xe lưu thông phán đoán và né tránh bạn.
Video đang HOT
Tìm cách để các xe lưu thông trên đường nhận ra bạn khi sang đường. Nếu các xe phía sau không quan sát được bạn khi sang đường, sẽ rất khó xử lý kịp nếu bạn đột ngột bước tới đầu xe khi khoảng cách đã quá gần.
Đừng run sợ, nhưng cũng đừng quá tự tin, hãy quan sát thật tốt để bước qua đường an toàn và né tránh các xe lưu thông.
Nếu không tự tin, hãy tìm một nhóm sang đường và đi cùng để tăng độ an toàn. Nếu không, hãy nhờ một người dắt bạn sang đường.
Xe máy, xe đạp
Nhiều người điều khiển xe máy, xe đạp hay có thói quen sang đường theo kiểu đi chéo và ngược chiều, khiến các xe lưu thông rất khó quan sát và phản ứng, rất dễ gây tai nạn. Cho dù đi chậm và từ từ, nhưng kiểu sang đường như trên cũng rất nguy hiểm vì nó tương tự như chướng ngại vật vô hình giữa đường, khiến xe trên đường chỉ cần mất tập trung giây lát là tai nạn đã xảy ra.
Hãy tìm một nơi rộng rãi và lượng xe không quá đông để sang đường. Bật đèn xi-nhan từ sớm nếu là xe máy, và quan sát đường. Hãy đặt xe ở vị trí vuông góc với đường cần sang để các phương tiện ngược chiều quan sát bạn tốt nhất và bạn cũng có thể quan sát 2 bên đường tốt nhất.
Giữ xi-nhan và sang đường, thường thì các xe sẽ giảm tốc và nhường đường cho bạn. Nếu thấy xe đi ngược chiều không có biểu hiện giảm tốc độ, hãy dừng lại và nhường xe đó đi qua, không dúi mũi xe liên tục và chậm về phía trước, rất mất an toàn nếu xe phía trước cố vượt qua, và gây khó chịu cho các xe lưu thông trên đường.
Tương tự, tránh qua đường theo kiểu thụt thò, tiến rồi lại lùi, khiến xe lưu thông không biết phải né tránh hay nhường đường bạn như thế nào.
Tập thói quen quan sát đường và ước lượng thời gian, khoảng cách an toàn với các xe lưu thông, qua đó bạn sẽ sang đường an toàn hơn.
Xe hơi
Với xe hơi, việc sang đường ẩu hay không quan sát sẽ khiến tai nạn xảy ra dễ dàng hơn. Xe hơi có độ an toàn cho người xong xe cao, nên người bị thương thường là những người lưu thông.
Bật xi-nhan từ sớm và quan sát cả 2 bên đường. Khi sang đường cần chú ý quan sát hướng các xe lưu thông và chỉ liếc hướng ngược lại khi cần thiết.
Ước lượng khoảng cách và thời gian các phương tiện lưu thông đi tới xe bạn và sang đường cẩn thận, chậm rãi, thường thì xe hơi khó lòng sang đường 1 nhịp mà không bị phương tiện nào cắt mặt, vượt qua, vì vậy cần chậm rãi và từ tốn hơn.
Tránh thốc ga và vọt qua đường, bạn vẫn không thể sang đường trong một nhịp mà còn khiến những xe lưu thông giật mình, khó phản xạ né tránh.
Sang đường tại Việt Nam dù sao vẫn khá tùy tiện và dựa vào cảm giác, kinh nghiệm là chính, vì vậy để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người, hãy nên cẩn thận và quan sát thật kỹ dù bạn đi bộ hay sử dụng phương tiện nào. Đối với những người lưu thông, cũng nên tập trung lái xe bởi sẽ có lúc bạn gặp phải tình huống xe bất ngờ băng qua đường.
Chúc bạn lái xe an toàn.
Theo Tiền Phong Online
Cuốn "Những điều cần biết..." đã được đưa lên mạng
Bộ GD-ĐT vừa đưa cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013" phiên bản điện tử lên mạng Internet tại địa chỉ http://moet.edu.vn/. Việc đưa phiên bản điện tử nhằm mục đích giúp cho thí sinh tiết kiệm hơn khi làm hồ sơ ĐKDT.
Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2013 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu phục vụ công tác tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy năm 2013. Các thông tin này do các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ cung cấp và chịu trách nhiệm.
Cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013" cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh ĐH, CĐ trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; Lịch công tác tuyển sinh; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi vãng lai; Danh sách các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển; Những thông tin tuyển sinh của các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của ngành học, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin cần thiết khác của các trường. Cuốn sách này giúp thí sinh lựa chọn trường, khối thi và ngành dự thi phù hợp với nguyện vọng và năng lực học tập của mình.
Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông, vừa làm vừa học..., thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường.
Ngoài việc tham khảo cuốn sách phiên bản điện tử này thì Bộ GD-ĐT cũng đưa những thông tin tuyển sinh mới nhất lên website http://ts.moet.edu.vn/. Hiện tại ở website này đã cập nhật đầy đủ thông tin của các trường cũng như đưa ra nhiều công cụ hỗ trợ thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi để tránh sai sót.
Theo Dantri
Những điều cần biết trước khi "yêu" Không nên "yêu" trong những trường hợp dưới đây, nếu không sẽ nhận được kết quả "ngược". Ảnh minh họa Khi bị bệnh đặc biệt Những người bị mắc bệnh nghiêm trọng ở các bộ phận trong cơ thể và đã được bác sỹ dặn dò là không được có "chuyện ấy" thì phải đặc biệt tuân thủ. Người bị các bệnh truyền...