Sáng dậy hút sữa cho con, mẹ hoảng sợ không nói nên lời khi thấy bình sữa đỏ quạch như máu
Mỗi sáng cô Panward đều hút sữa cho con gái và không có chuyện gì xảy ra, nhưng lần này sữa mẹ hút ra lại có màu đỏ đậm như lẫn cả máu khiến bà mẹ này hoảng sợ vô cùng.
Panward Hemmanee là một ca sĩ, diễn viên, người mẫu nổi tiếng tại Thái Lan, cô hiện là mẹ của 2 nhóc tì xinh đẹp. Ngày 7/8 vừa qua cô đã chia sẻ một câu chuyện khá “kinh dị” của mình khi vắt sữa cho con, đó là sáng ra khi dùng máy hút sữa cho con gái mình là bé Palin uống, Panward đã vô vùng hoảng sợ khi thấy toàn bộ bình sữa mẹ đã chuyển thành… màu đỏ trông như máu.
Bình sữa hút ra đỏ quạch như máu của cô Panward Hemmanee
“Mỗi sáng như mọi lần tôi đều hút sữa cho con gái uống. Lúc hút được 15 phút thì tôi thấy bình bên trái chuyển máu đỏ và giống như cục máu đông. Chuyện này đã từng xảy ra với tôi một lần và bác sĩ bảo rằng do tôi bị vỡ mao mạch và núm vú bị nứt. Lần này mọi thứ đều bình thường, vú không bị viêm, nhưng lúc hút sữa tôi gần như ngã quỵ khi thấy điều này. Sau đó tôi đã ngừng hút sữa và gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có khuyên dừng sử dụng máy hút sữa và nếu các triệu chứng này xảy ra một lần nữa thì hãy đến viện ngay.
May mắn thay đúng lúc ấy mẹ chồng tôi cũng đang có mặt ở viện nên đã gửi ảnh cho bác sĩ khác xem, vị bác sĩ này chẩn đoán tôi bị vỡ mao mạch. Ngày mai tôi sẽ đến viện để kiểm tra kĩ hơn, cảm ơn sự quan tâm và lời khuyên của tất cả mọi người rất nhiều”.
Bên trong bình sữa có chất đặc giống như cục máu đông.
Panward Hemmanee là 1 diễn viên, ca sĩ, người mẫu nổi tiếng tại Thái Lan.
Video đang HOT
Nữ diễn viên bên 2 con của mình.
Bên dưới bài đăng của cô Panward Hemmanee nhiều người đã để lại bình luận bày tỏ sự lo lắng và khuyên cô nên đi khám bác sĩ:
- Hãy nhanh chóng đi gặp sĩ đi để còn kiểm tra kịp thời.
- Làm mẹ quả thật không đơn giản chút nào.
- Trời ơi không thể tin được, mau đi gặp bác sĩ thôi.
Bên cạnh đó không ít bà mẹ cũng chia sẻ rằng họ đã từng trải qua chuyện này và đây là điều bình thường có thể xảy ra với bất cứ ai:
- Tôi đã trải qua chuyện này nhưng nó không đau đớn gì cả, sau đó mọi thứ lại bình thường.
- Tôi đã từng bị giống như bạn, bác sĩ cho biết tôi nên hạn chế dùng máy hút sữa và uống nhiều nước vào.
Những bà mẹ khác cũng chia sẻ hình ảnh về việc sữa hút ra có màu đỏ giống như cô Panward Hemmanee.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa mẹ có máu như nứt cổ gà, lực tác động từ bên ngoài, viêm vú, nứt núm vú, vỡ mao mạch… Theo bác sĩ Lê Thu Hà (Chuyên khoa Nhi Sơ Sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương), các bà mẹ gặp phải tình huống này phải hết sức bình tĩnh, không quá lo lắng. Nếu lượng máu lẫn vào sữa nhiều cần phải đi khám bác sĩ để nhận được tư vấn các giải pháp kịp thời. Còn nếu lượng máu lẫn vào ít, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú nhưng phải hết sức nhẹ nhàng. Bởi lượng máu nhỏ như vậy đi vào cơ thể trẻ sẽ không ảnh hưởng gì và được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Theo Helino
6 loại âm thanh phát ra từ cơ thể cảnh báo bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
6 loại âm thanh phát ra từ cơ thể cảnh báo bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
Nếu thấy cơ thể "tự tạo ra những âm thanh" khác thường thì hãy nghĩ đến chuyện đi khám bác sĩ ngay nhé.
Dưới đây là 6 loại âm thanh phát ra từ cơ thể chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp trục trặc và bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
1. Có nhịp đập hoặc tiếng vù vù trong tai: Dấu hiệu huyết áp cao
Khi tim bạn đập, nó sẽ di chuyển máu xung quanh cơ thể bạn và khi nó chảy, sau đó máu sẽ đẩy vào các bên của mạch máu. Huyết áp cao có thể gây nguy cơ đau tim và đột quỵ nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Một số triệu chứng của huyết áp cao có thể bao gồm đau đầu dữ dội, mệt mỏi hoặc nhầm lẫn, vấn đề về thị lực và đau ngực.
Những người bị huyết áp cao cũng có thể cảm thấy khó thở, nhịp tim không đều, máu trong nước tiểu và dồn nén ở ngực, cổ hoặc tai. Chính vì vậy mà người bị huyết áp cao đôi khi cảm thấy có vẻ như tim đang đập ở bên tai.
2. Tiếng thở như tiếng huýt sáo: Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng phổi, hen suyễn
Nếu bạn có thể nghe thấy tiếng huýt sáo khi bạn hít vào và/hoặc thở ra thì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng đường hô hấp trên của bạn bị hạn chế. Tốt nhất bạn nên đi khám để xác định liệu mình có bị nhiễm trùng phổi hay là bệnh hen suyễn hay không. Với trẻ nhỏ, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản.
3. Khớp xương kêu răng rắc: Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp
Theo ông Robert G. Marx, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình New York, hiện tượng này không có gì lo lắng nếu thỉnh thoảng mới xảy ra và không kèm theo các cơn đau.
Nếu mỗi khi bạn bước đi hoặc di chuyển mà thấy các khớp xương phát ra âm thanh răng rắc, đồng thời cảm thấy cơn đau thì đã đến lúc bạn cần đến gặp bác sĩ. Các cơn đau này có thể là do tình trạng viêm khớp, hoái hóa khớp, tổn thương sụn gây ra. Điều trị vật lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình hình.
4. Tiếng sôi ùng ục trong bụng dù không đói: Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tắc ruột
Nếu bạn đang đói thì âm thanh ùng ục trong bụng có thể xuất hiện, điều này là bình thường. Nhưng nếu tình trạng sôi bụng xuất hiện ngay cả khi bạn không đói thì rất có thể đó là do bạn bị tắc ruột. Ngay lúc này, hãy tới bệnh viện để được chẩn đoán rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại.
5. Tiếng rắc rắc ở hàm khi ngáp: Dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn khớp hàm thái dương
Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và sọ, khớp bị ảnh hưởng mỗi ngày khi bạn nói, nhai, nuốt, và ngáp. Don C. Atkins, bác sĩ răng hàm mặt, California cho biết đôi khi, hai hàm của bạn không khớp nhau và mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm có thể tạo ra những âm thanh. Đó có thể là rối loạn khớp thái dương hàm, gây đau xung quanh khớp gây khó chịu và ảnh hưởng đến cử động của hàm.
6. Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên: Dấu hiệu cảnh báo tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ
Đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể là do tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến cho nó bị tổn thương. Ngoài ra, nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo Helino
7 thực phẩm ngăn ngừa cục máu đông chết người Các cục máu đông bị kẹt sâu trong tĩnh mạch chân được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu, hay DVT, và chúng có thể gây chết người. Các cục máu đông không chỉ ngăn chặn dòng máu đến khu vực bị ảnh hưởng, đôi khi nó có thể bị đứt ra và di chuyển đến tim hoặc phổi nơi nó có khả...