Sáng chế của trí tuệ nhân tạo (AI) xin đăng ký sở hữu trí tuệ tại châu Âu
Theo tạp chí IPPro Magazine, giáo sư Stenphen Thaler đã tạo ra phát minh trí tuệ nhân tạo có tên là DABUS, sử dụng một hệ thống mạng lưới thần kinh nhân tạo nhằm tạo ra những ý tưởng mới.
Ảnh minh họa.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 1/8, một giáo sư của Đại học Surrey (Anh) đã đệ đơn đăng ký 2 bằng sáng chế đầu tiên cho các phát minh được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo.
Đơn đăng ký đã được gửi lên Cơ quan Sở hữu Trí tuệ của Vương Quốc Anh và Cơ quan quản lý sáng chế châu Âu (OEB).
Video đang HOT
Theo tạp chí IPPro Magazine, giáo sư Stenphen Thaler đã tạo ra phát minh trí tuệ nhân tạo có tên là DABUS, sử dụng một hệ thống mạng lưới thần kinh nhân tạo nhằm tạo ra những ý tưởng mới.
DABUS đã tạo ra hai phát minh là trọng tâm của các ứng dụng xin cấp bằng sáng chế.
Đầu tiên là một loại hộp đựng đồ uống mới dựa trên hình học phân dạng, trong khi phát minh còn lại về thiết bị phát tín hiệu trợ giúp hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.
Cơ quan Sở hữu Trí tuệ của Vương Quốc Anh và Cơ quan quản lý sáng chế châu Âu cho rằng các ứng dụng này là hoàn toàn mới, sáng tạo và có thể áp dụng công nghiệp và đây là những tiêu chí chính để phát minh được cấp bằng sáng chế.
Theo Đầu Tư
AI nghe giọng nói đoán đúng khuôn mặt người
Một trí tuệ nhân tạo mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại MIT đã đạt được một thành quả đáng nể: bằng cách phân tích chỉ một đoạn âm thanh ngắn của giọng nói con người, nó có thể tái tạo lại hình dạng khuôn mặt của họ trong đời thực.
Kết quả của AI này vẫn chưa hoàn hảo, nhưng cũng khá tốt - một ví dụ đáng chú ý và có phần... rùng rợn cho thấy một con AI tinh vi có thể thực hiện những suy luận đáng kinh ngạc như thế nào chỉ từ những mẩu nhỏ dữ liệu.
Trong một bài viết được công bố tuần trước, nhóm nghiên cứu đã miêu tả cách thức họ sử dụng để huấn luyện một mạng lưới nghịch cảnh (GAN) phân tích các đoạn ghi âm ngắn và ghép chúng với các đặc tính sinh trắc học tương ứng của người nói. Kết quả họ thu được có độ chính xác khá cao.
Đó là nói theo ngôn ngữ của các nhà nghiên cứu. Trên thực tế, thuật toán Speech2Face dường như có một sở thích kỳ quặc: nó "vẽ" ra những bức chân dung thô của con người mà chỉ cần dựa vào một loại dữ liệu duy nhất là giọng nói của họ.
Các nhà nghiên cứu MIT bày tỏ sự thận trọng trên trang GitHub của dự án. Theo họ, công nghệ này có thể gây ra những quan ngại xoay quanh vấn đề quyền riêng tư và phân biệt đối xử.
" Dù đây là một cuộc điều tra học thuật thuần túy, chúng tôi cảm thấy phải thảo luận rõ ràng liên quan những cân nhắc về đạo đức, bởi tính nhạy cảm tiềm tàng của thông tin khuôn mặt" - họ viết, nói thêm rằng " bất kỳ cuộc điều tra nào sau này, hoặc hoạt động sử dụng công nghệ này, sẽ phải được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo dữ liệu huấn luyện đại diện chính xác cho những nhóm người mà nó được sử dụng".
Theo VN Review
Giới khoa học châu Âu lo ngại về AI và robot Một bài viết trên trang mạng Eurativ.fr vừa cho biết, một nhóm gồm 52 chuyên gia đến từ các học viện, doanh nghiệp và xã hội dân sự ở châu Âu, đang soạn thảo một báo cáo về đạo đức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot. Trong những năm gần đây, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và...