Sang Campuchia học làm thương hiệu gạo
Ông Hồ Quang Cua – nguyên Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng vừa cùng GS Võ Tòng Xuân đến Campuchia để học tập kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo của nước này.
Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, mặc dù chỉ mới tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới trong vài năm qua và có xuất phát điểm thua xa Việt Nam nhưng Campuchia lại có những thành quả “vượt mặt” trong việc xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu. Ông Hồ Quang Cua cho biết, Campuchia xây dựng thương hiệu thành công là nhờ biết cách bình tuyển và tổ chực hội thi giống nội bộ, sau đó có kế hoạch đấu xảo quốc tế, đẩy mạnh sản xuất hữu cơ…
Dù đi sau Việt Nam nhiều năm nhưng Campuchia có nhiều đột phá trong xây dựng thương hiệu gạo. Ảnh: I.T
Tồn kho gần 1,2 triệu tấn Bộ Công Thương dẫn thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến hết tháng 10, lượng gạo tồn trong kho của doanh nghiệp vào khoảng gần 1,2 triệu tấn. Trong số này, có khoảng hơn 443.000 tấn của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, còn lại của các doanh nghiệp khác. 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,2 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu gạo trong khoản thời gian này cũng giảm gần 17% so với cùng kỳ khi chỉ đạt 1,9 tỷ USD. P.T
Cụ thể, năm 2009 Viện Nghiên cứu nông nghiệp Campuchia tổ chức bình tuyển và chọn ra giống lúa mùa sớm Phka Roumdoul, là giống lúa chín vào cuối tháng 10. Sau đó, Campuchia đem các giống lúa này dự thi đấu xảo quốc tế 3 năm liền (từ 2012 – 2014) và đều đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.
Video đang HOT
Sau khi bình tuyển xong, Campuchia tiếp tục thanh lọc và mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa này. Hiện nay, các giống lúa thơm Campuchia chiếm khoảng 40% diện tích gieo trồng và ngày càng tăng lên.
Ngoài ra, Campuchia tổ chức xây dựng mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ, hiện có khoảng 100.000 hộ nông dân sản xuất lúa hữu cơ với quy mô 50.000ha. Gạo Campuchia sau đó được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và tổ chức BCS OKo-Garantie của Đức chứng nhận hữu cơ.
Nhờ đó, gạo Campuchia đã được xuất khẩu tới những nước khó tính nhất thế giới, có loại có giá 1.475USD/tấn. Hiện tại, gạo thơm Campuchia được rất nhiều nước phát triển trên thế giới đặt mua, đặc biệt là châu Âu, Trung Quốc… Các doanh nghiệp Malaysia trước đây mua khá nhiều gạo thơm Việt Nam, nay cũng chuyển sang mua gạo thơm Campuchia. Gạo Campuchia hiện đã có mặt tại 53 thị trường trên toàn thế giới.
Theo ông Huỳnh Thế Năng – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), khác với sản xuất hàng hóa như ở Việt Nam, Campuchia sản xuất lúa mùa, trong điều kiện thời tiết nước trời là chính, năng suất dưới 2 tấn/ha. Hàng năm, Campuchia chỉ có khoảng 200.000 tấn gạo, phần lớn là lúa mùa, chỉ sản xuất 1 vụ/năm. Gạo Campuchia đáp ứng các yêu cầu của một số thị trường như không sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, các hoạt chất bảo vệ thực vật gần như không có tồn dư.
Theo Danviet
Cách một con sông nhưng gạo Việt "thua trắng" gạo Campuchia
"Đất Campuchia giống như Đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam, cách nhau một con sông nhưng gạo họ ngon hơn chúng ta, vì Campuchia nghiêm túc thực hiện quy trình sử dụng phân bón hữu cơ khép kín và các quy chuẩn về phân bón hợp lý".
Đây là thông tin được ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam chia sẻ về tình trạng "ma trận" phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, chất lượng gạo và phát triển bền vững ngành sản xuất gạo của Việt Nam.
Nguyên nhân nào khiến gạo Việt "đi trước nhưng lại về" sau Campuchia?
Theo ông Thúy, Viện Lúa gạo (IRRI), Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) và Ban Lúa gạo quốc tế (IRC) tổng kết, nếu phân bón đồng bộ, hợp lý và cân đối thì cho tăng năng suất cây trồng bình quân từ 35-40% nhờ phân bón. Gạo là sản phẩm thiết yếu nuôi gần 80% dân số thế giời. Còn phân bón là nguyên liệu thiết yếu đầu vào cho tăng năng suất cây trồng. Vì vậy, IFA và FAO kết luận: cứ 3 người sống trên hành tinh thì có một người sống nhờ tăng năng suất cây trồng nhờ phân bón.
Tuy nhiên, tình hình phân bón giả, phân bón kém chất lượng luôn luôn âm ỉ gây thiệt hại cho bà con nông dân. Trong sản xuất thường được mùa mất giá, được giá mất mùa, thiên tai, dịch bệnh... dẫn đến chưa xây dựng được thương hiệu trong nước bền vững và đặc biệt là thương hiệu quốc tế về nông sản Việt Nam.
Như Việt Nam đã xuất khẩu gạo gần 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế. "Trong khi sau lưng ta, đi sau ta, đất nước Campuchia tại Hội chợ Thương mại Lương thực quốc tế năm 2014, gạo thơm Phka Romdoil (hay còn gọi là gạo lài Campuchia) đã 3 lần trình làng, được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới. Đất nước Campuchia giống như Đồng bằng Sông Cửa Long Việt Nam, cách nhau một con sông nhưng họ đã đạt, vì Campuchia nghiêm túc thực hiện quy trình sử dụng phân bón hữu cơ khép kín và các quy chuẩn về phân bón hợp lý", ông Thúy cho biết.
Trước đó, bà Lê Thị Tú Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Nông nghiệp GAP, cũng từng nêu lên vấn đề này. Theo bà Tú Anh, cùng một giống lúa ở Nhật nhưng khi trồng tại Nhật thì chất lượng gạo tốt hơn, thơm dẻo hơn. Khi trồng tại Việt Nam thì gạo ngày càng có chất lượng kém hơn.
"Cùng một giống lúa ở Nhật nhưng khi trồng tại Nhật thì chất lượng gạo tốt hơn, thơm dẻo hơn. Khi công ty Kitoku-Angrimex mang về trồng tại An Giang thì gạo ngày càng có chất lượng kém hơn. Nguyên nhân là nông dân Việt Nam sử dụng phân hóa học không đúng cách. Hay các giống lúa truyền thống như Jasmine 85, Thơm Sóc Trăng ST5... ngày càng mất mùi thơm, độ dẻo kém dần và không còn vị ngọt đậm đà của hạt gạo", bà Tú Anh dẫn chứng.
Tuy nhiên, về vấn đề này, đại diện Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, không thể trách người nông dân được vì thực tế nông dân đang là "nạn nhân" của phân bón giả, phân bón kém chất lượng,
Các đối tượng sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, tâm lý ham rẻ của bà con nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn rộng, trình độ dân trí thấp để bán phân bón giả.
"Do trình độ thấp, khi bón cho cây trồng, đến cuối vụ, khi thấy cây trồng xấu đi, năng suất thấp... lúc đó người nông dân mới cảm nhận được. Mặc dù phải bỏ ra khoản tiền lớn mua phân bón nhưng mùa vụ thất thu", vị đại diện này nói.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Thái Lan đẳng cấp, Capuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống Không ký được hợp đồng xuất khẩu lớn ở các thị trường truyền thống, gạo Việt Nam bí đầu ra. Tại thị trường trong và ngoài nước, gạo Thái Lan vẫn ở đẳng cấp cao, còn gạo Capuchia ngày càng tiến lên khẳng định vị thế. Còn Việt Nam đang tụt lại và có nguy cơ mất vị trí thứ ba thế giới...