Sáng 9/9, nhiều địa phương báo tín hiệu tích cực, không có ca mắc cộng đồng
Đà Nẵng thông báo ca nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục giảm và không có ca cộng đồng. Nghệ An số ca mắc mới giảm, Hà Tĩnh chỉ có một ca mắc là người về từ TPHCM đã được cách ly.
Hà Nội: F0 lẩn khuất trong cộng đồng qua xét nghiệm
Tối 8/9, Hà Nội ghi nhận 2 ca dương tính SARS-CoV-2, đều tại khu cách ly. Buổi trưa cùng ngày, Hà Nội ghi nhận 35 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 7 ca tại cộng đồng, 25 ca tại khu cách ly, 3 ca tại khu vực phong tỏa, buổi sáng ghi nhận 4 ca tại khu cách ly. Tổng trong ngày Hà Nội có 41 F0 mới.
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 3.660 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.578 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly 2.082 ca.
Báo cáo của thành phố trong số kết quả 685.519 mẫu xét nghiệm, có 11 mẫu dương tính. Hiện F0 vẫn còn lẩn khuất trong cộng đồng và có thể âm thầm lây lan làm bùng lên thành ổ dịch. Hà Nội đang triển khai xét nghiệm diện rộng để phát hiện, bóc tách kịp thời các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng, thực hiện cách ly, điều trị theo quy định. Đồng thời, đánh giá lại các khu vực nguy cơ, và đánh giá thêm về khu vực nguy cơ, đối tượng nguy cơ để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch.
Thanh Hóa: Tiếp tục không ghi nhận ca mắc cộng đồng
Công tác khoanh vùng dập dịch vẫn đang được tỉnh Thanh Hóa quyết liệt thực hiện (Ảnh: CDC Thanh Hóa).
Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, từ 18h ngày 7/9 đến 18h ngày 8/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 11 ca mắc Covid-19. Tất cả ca mắc đều ở trong khu phong tỏa và khu cách ly theo qui định.
Nghệ An: Số ca nhiễm mới giảm, 4 ca cộng đồng
Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân bản Phong Quang, xã Mường Nọc (Quế Phong) sau khi phát hiện 2 ca nhiễm cộng đồng tại đây (Ảnh: Đ.L).
Theo báo cáo của CDC Nghệ An, trong ngày 8/9, địa phương này ghi nhận 8 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, tại TP Vinh, Diễn Châu, Đô Lương và Quế Phong. Trong đó có 4 trường hợp được xác định là ca nhiễm cộng đồng tại xã Hưng Chính (TP Vinh), xã Diễn Nguyên (Diễn Châu) và xã Mường Nọc (huyện Quế Phong).
Hà Tĩnh: Một ca mắc đã được cách ly từ trước
Video đang HOT
Trong ngày 8/9, tại Hà Tĩnh ghi nhận một ca mắc Covid-19, đây là bệnh nhân trở về từ TPHCM, đã được cách ly trước đó.
Quảng Bình: Vượt mốc 1.000 ca mắc Covid-19
Các trường hợp F0 tại Quảng Bình được đưa đi điều trị (Ảnh: Tiến Thành).
Chiều 8/9, tỉnh Quảng Bình tiếp tục ghi nhận thêm 53 ca nhiễm SARS-CoV-2, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 toàn tỉnh này đến nay là 1.015 trường hợp. Quảng Bình đang lên phương án thiết lập thêm cơ sở điều trị, chuẩn bị thêm các khu cách ly tập trung để đáp ứng tình hình mới.
Quảng Trị: Một ca mắc mới, 6 bệnh nhân ra viện
Ngày 8/9, tỉnh Quảng Trị có thêm 6 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và xuất viện. Trong ngày, địa phương này chỉ ghi nhận một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, là công dân về từ phía Nam ngày 15/8.
Đến nay, Quảng Trị còn 108 bệnh nhân đang điều trị. Theo ngành y tế tỉnh này, đã có 55.959 người được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Đà Nẵng: Không ca mắc cộng đồng
Ngành y tế Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân toàn thành phố.
Tối 8/9, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn thành phố ghi nhận 30 ca nhiễm SARS-CoV-2, đều trong khu cách ly, phong tỏa.
Trong ngày, 3 bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 của Đà Nẵng cho ra viện 129 bệnh nhân và hiện đang điều trị 1.576 bệnh nhân.
Bình Định: 12 ca mắc, nỗi lo nguồn lây từ lái xe đường dài
Ngày 8/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định cho biết, vừa ghi nhận thêm 12 ca mắc Covid-19 mới trên địa bàn, trong đó có những trường hợp là lái xe đường dài.
Lực lượng chức năng kiểm soát rất chặt các xe ra vào TP Quy Nhơn (Bình Định), nhưng vẫn có trường hợp lái xe lén về nhà thăm người nhà.
Tại Bình Định, đến nay đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 xuất phát nguồn lây từ những lái xe đường dài. Trong đó, cơ quan chức năng đã khởi tố một số vụ án hình sự làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người liên quan đến lái xe đường dài. Tính từ ngày 28/6 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 806 người mắc Covid-19, trong đó 549 người đã khỏi bệnh.
TPHCM: Số F0 đi ngang
Hai vợ chồng già cùng nhau cố gắng, chiến thắng Covid-19 tại Trung tâm hồi sức TPHCM (Ảnh: BS Ngô Hải Sơn).
Tính từ 17h ngày 7/9 đến 17h ngày 8/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.680 ca nhiễm mới. Trong đó, TPHCM có 7.308 trường hợp, đi ngang so với hai ngày gần đây. Đây là con số ở mức cao.
TPHCM đã hoàn tất phủ vắc xin cho người trên 18 tuổi ở 8 quận huyện. Thành phố cũng tiêm trộn vắc xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhận được sự đồng thuận của nhân dân.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 563.676 ca nhiễm, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ một triệu người có 5.730 ca nhiễm).
Đến nay có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
Có 8 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.
Thủ tướng: Tập trung cao nhất chống dịch tại TP HCM
Thủ tướng yêu cầu tập trung cao nhất chống dịch tại TP HCM; giao hai Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo công tác này.
Sáng 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với TP HCM và 7 tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về chống Covid-19.
Đánh giá dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó dự đoán, khó lường tại TP HCM và các tỉnh xung quanh, Thủ tướng nói nếu không có biện pháp điều chỉnh nhanh, tích cực, hiệu quả hơn thì tình hình sẽ mất kiểm soát.
Đợt bùng phát dịch lần này có những diễn biến chưa tiền lệ nên Thủ tướng lưu ý, vừa làm vừa bổ sung, hoàn thiện, tìm ra phương án phù hợp, sát thực với từng địa phương, đơn vị.
Dịch bệnh TP HCM có ảnh hưởng lớn đến các tỉnh trong khu vực, đồng thời việc phòng, chống cũng khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải tập trung ưu tiên xử lý. Dịch bệnh tại miền Bắc đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi, các đơn vị cần tập trung cao nhất cho TP HCM.
Bộ Quốc phòng, Công an và một số địa phương có kinh nghiệm chống dịch tiếp tục hỗ trợ, ưu tiên chi viện các lực lượng thiện chiến cho TP HCM và các địa phương trong vùng. Việc chỉ huy cần thống nhất, tập trung, tránh phân tán lực lượng.
Thủ tướng yêu cầu, khi tiến hành các giải pháp nếu liên quan tới nhiều địa phương, TP HCM và các tỉnh cân nhắc, chủ động phối hợp với nhau để đảm bảo lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh, người di chuyển qua lại an toàn, không làm lây lan dịch bệnh. Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn cụ thể về phân luồng, phân tuyến, thời gian, quy trình... vận chuyển hàng hóa.
Phương châm chống dịch được triển khai "cơ bản đúng hướng, không có vướng mắc" nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên cần quyết liệt hơn, người đứng đầu Chính phủ nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc
Bộ Y tế được giao hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình để các địa phương thí điểm tự xét nghiệm, cách ly F1 tại nhà.
Nguồn cung vaccine được dự báo sẽ rất khan hiếm trên phạm vi toàn cầu đến tháng 9. Chính phủ cho hay đã tích cực để triển khai chiến lược vaccine và khuyến khích các địa phương chủ động tiếp cận, đưa vaccine về Việt Nam nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Bộ Y tế là đầu mối kiểm soát chất lượng, kiểm tra, cấp phép, lưu trữ, bảo quản. Thủ tướng lưu ý, tổ chức chặt chẽ, tập huấn kỹ càng, triển khai chiến dịch tiêm vaccine an toàn, kịp thời, hiệu quả.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát về tổng thể. Tại Hà Nội, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát và đã bắt đầu ổn định. Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và một số địa phương "đã rất nỗ lực".
Riêng tại TP HCM và một số tỉnh miền Đông, dịch đang diễn biến nhanh, phức tạp, dự báo tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới do mầm bệnh đã lưu hành trong thời gian dài tại nhiều nơi. Trong đó, các khu vực nguy cơ cao bùng phát dịch như nhà máy, khu công nghiệp, chợ dân sinh...
Bộ trưởng khẳng định, các địa phương đang nỗ lực, khẩn trương và đã kịp thời đưa ra biện pháp giãn cách phù hợp để có thể sớm kiểm soát tình hình. Tuy nhiên việc triển khai biện pháp phòng, chống dịch đang gặp một số khó khăn, "đã có những lúng túng, bị động" khi số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Bộ trưởng lưu ý TP HCM cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hơn sự chủ động của quận, huyện, xã phường. Đánh giá cao thành phố đã lập Trung tâm điều hành, điều phối công tác xét nghiệm, nhưng ông lưu ý cần lập các tổ điều phối tại các quận, huyện để xét nghiệm nhanh hơn nữa, bởi quy mô dân số thành phố rất lớn.
Giải đáp các kiến nghị từ địa phương, trong đó nhiều nơi đề nghị hỗ trợ thêm máy xét nghiệm PCR, ông Long khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất để cung cấp máy nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, ông khuyến cáo tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh. Nếu phát hiện ca nghi nhiễm thì xét nghiệm khẳng định bằng máy PCR. "Việc sử dụng test kháng nguyên nhanh trong đợt dịch này rất hiệu quả vì với biến chủng mới, lượng virus có mật độ rất lớn trong mẫu của các ca nhiễm", ông Long nói.
Đến trưa nay 4/7, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại TP HCM trong đợt dịch thứ tư lên đến 5.865, vượt Bắc Giang, trở thành địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao nhất cả nước.
Sáng 28/8, nhiều địa phương ghi nhận số ca mắc trong cộng đồng giảm sâu Đà Nẵng ghi nhận thêm 202 ca nhiễm SARS-CoV-2. Quảng Bình giảm sâu số ca mắc trong khi Nghệ An ghi nhận số ca mắc tăng nhưng dấu hiệu tích cực là tất cả đều ở khu cách ly, phong tỏa. Hà Nội: Điểm nóng Thanh Xuân Trung ghi nhận nhiều F0 Tối 27/8, Hà Nội ghi nhận 21 ca dương tính SARS-CoV-2...