Sáng 9/4: Trong tháng 3 ghi nhận trên 1,2 triệu F0 do chưa tiêm vaccine phòng COVID-19
Bộ Y tế cho biết trong 3 tuần qua, số ca mắc COVID-19, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày; Số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine; TP HCM trả lương 9 triệu đồng/tháng cho bác sĩ về hưu làm việc tại trạm y tế.
Cứ 1 triệu người Việt có 102.505 người mắc COVID-19
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 8/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 39.334 ca nhiễm mới, giảm 6.551 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 27.889 ca trong cộng đồng).
Chỉ còn Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố khác có ca mắc mới từ 1.000- gần 3.000 ca/ ngày. Trong khi có giai đoạn cao điểm đầu tháng 3/2022, thường có khoảng trên 40 tỉnh, thành ghi nhận số ca mắc COVID-19 từ 1.000- hơn 10.000 ca/ ngày.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 50.628 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.135.789 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 102.505 ca nhiễm).
Bộ Y tế cho biết trong 3 tuần qua, số ca mắc COVID-19, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày; Số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine. Ảnh: Trần Minh
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.128.047 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.517.879), TP. Hồ Chí Minh (600.480), Nghệ An (411.990), Bình Dương (380.892), Bắc Giang (371.042).
Video đang HOT
Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.455.675 ca
Tháng 3 ghi nhận trên 1,2 triệu ca mắc COVID-19 do chưa tiêm vaccine phòng COVID-19
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.797 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.305 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 225 ca; Thở máy không xâm lấn: 59 ca; Thở máy xâm lấn: 206 ca; ECMO: 2 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 35 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.768 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Theo Bộ Y tế trong 3 tuần qua, số ca mắc COVID-19, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày, trong đó, từ 150.000 ca mắc mới mỗi ngày xuống còn trên dưới 50.000 ca mỗi ngày (tương đương với tuần thứ 3 của tháng 2 vừa qua là thời điểm trước khi số mắc bắt đầu gia tăng cao nhất).
Số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 (tháng 3 ghi nhận trên 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng 2); số ca nặng từ hơn 3.600 ca xuống còn hơn 1.500 ca đang điều trị tại bệnh viện; số tử vong từ hơn 50 ca mỗi ngày xuống còn hơn 30 ca mỗi ngày
TP HCM: Trả lương 9 triệu đồng/tháng cho bác sĩ về hưu làm việc tại trạm y tế
Tại Kỳ họp thứ 5 HĐND TP HCM khóa X vừa diễn ra, các đại biểu đã biểu quyết thông qua chính sách đặc thù giúp củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố. Chính sách đặc thù này được thực hiện từ khi nghị quyết có hiệu lực đến hết năm 2025.
Theo đó, với chính sách tăng cường nguồn nhân lực cho trạm y tế đối với bác sĩ đang trong thời gian tham gia chương trình thí điểm thực hành tại BVĐK gắn với trạm y tế có mức hỗ trợ với số tiền là 60 triệu đồng trong 18 tháng; điều dưỡng, hộ sinh đang trong thời gian tham gia thực hành tại trạm y tế mức hỗ trợ với số tiền là 30.000.000 đồng trong 9 tháng.
Chính sách thu hút người lao động cao tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 có chuyên môn y tế trình độ từ Cao đẳng trở lên hoặc Trung cấp y sĩ tham gia công tác tại trạm y tế làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng:
Đối với người lao động cao tuổi có chuyên môn bác sĩ, hợp đồng có mức lương hỗ trợ 9 triệu đồng/người/tháng; đối với người lao động cao tuổi có chuyên môn y tế khác, trình độ từ Cao đẳng trở lên hoặc Trung cấp y sĩ, hợp đồng với mức lương bằng 7 triệu đồng/người/tháng.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1 triệu ca mắc COVID-19 và trên 3.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 497 triệu ca, trong đó trên 6,19 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (205.289 ca), Đức (169.454 ca) và Pháp (148.768 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (373 ca), Anh (347 ca) và Đức (336 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 82 triệu ca COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 661.000 ca tử vong.
Khi nào Việt Nam sẽ tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19?
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cho người trên 50 tuổi. Đồng thời, lên kế hoạch tiêm mũi 3,4 trong năm 2022.
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), trong thời gian tới Việt Nam triển khai song song vừa tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình vừa tiếp tục bảo phủ vaccine mũi một, mũi hai cho các tỉnh thành. Tất cả các tỉnh phía Nam hiện đạt được tỷ lệ bao phủ mũi một rất cao, một số tỉnh đã hoàn thành mũi hai trên 70%, thậm chí như TPHCM hầu như hoàn thành tiêm mũi 2 cho người dân. Vì thế, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cung ứng đủ vaccine cho lần lượt các tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp vì các tỉnh đó đã phải ưu tiên cho những tỉnh có dịch.
"Chúng tôi ưu tiên việc tiêm bao phủ mũi một, tiến tới bao phủ mũi 2 cho người trên 50 tuổi. Song song với đó, sẽ mở rộng dần diện triển khai tiêm vaccine cho trẻ, cũng theo tuần tự các tỉnh, thành phố", TS Hồng nói.
Mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ mũi cho người từ 50 tuổi trở lên (Ảnh minh họa: Đỗ Quân).
Mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên. Trong đó, ưu tiên tiêm đủ liều cho người trên 50 tuổi, trong tháng 11 này phải đạt tỷ lệ bao phủ vaccine trên 80% với nhóm này ở hầu hết các tỉnh thành.
"Việc cung ứng vaccine hiện đỡ căng thẳng hơn giai đoạn đầu. Vì thế, với tiến độ của những tháng gần đây, chúng tôi khẳng định có thể hoàn thành được việc bao phủ cho hầu hết người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đủ 2 mũi trong năm nay và trong quý IV ít nhất tất cả trẻ em từ 12 đến 17 tuổi được tiêm một mũi vaccine. Và nếu cung ứng đủ trong tháng 12 và đợt đầu của năm 2022 thì chúng tôi tin sẽ sớm bao phủ được lượng vaccine cho người lớn và trẻ", TS Hồng cho biết thêm.
Cũng theo chuyên gia, khi nguồn cung vaccine đã đủ, Việt Nam sẽ tính phương án tiêm mũi bổ sung. Bộ Y tế đang yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng vaccine trong năm 2022, trong đó có kế hoạch tiêm mũi 3,4.
Cụ thể, để làm cơ sở cho việc phân bổ vaccine trong những tháng cuối năm và xây dựng kế hoạch tiêm chủng năm 2022, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan đề xuất nhu cầu sử dụng vaccine trong những tháng cuối năm cho người từ 18 tuổi trở lên, cho trẻ 12-17 tuổi. Bên cạnh đó, cũng xây dựng kế hoạch sử dụng vaccine năm 2022 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn, trong đó bao gồm việc tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 cho những người đã tiêm đủ liều (2 liều).
Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, những trường hợp cần tiêm mũi vaccine bổ sung là: người từ 65 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có bệnh nền, những người làm việc trong môi trường nguy cơ cao như lực lượng tuyến đầu, trường học hay nhân viên bán hàng...
Thống kê theo số thực trên Cổng thông tin tiêm chủng, đến ngày 4/11, cả nước đã tiêm được hơn 85 liều vaccine phòng Covid-19, trong đó đã có 33 triệu người tiêm một liều vaccine và khoảng gần 26 triệu người tiêm đủ 2 liều. Tỷ lệ tiêm ít nhất một liều vaccine là hơn 81% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là gần 36% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm ít nhất một liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% là Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương.
Điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi con tiêm vaccine phòng Covid-19 Sau tiêm vaccine Covid-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau. Đặc biệt, trong 3 ngày đầu cha mẹ cần theo dõi con sát, trẻ tránh chạy nhảy, thể thao quá mức. Từ tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ từ 12 đến dưới 18...