Sáng 6/4: Trung bình tuần qua có 65.600 ca COVID-19/ngày; Trẻ 5 dưới 12 tuổi tiêm vaccine có được cấp hộ chiếu vaccine?
Bộ Y tế cho biết số ca mắc mới COVID-19 giảm tại hầu hết các tỉnh, thành trong tuần qua, trung bình F0 mới là 65.600 ca/ngày.
Số bệnh nhân nặng và ca tử vong cũng giảm; Hiện hơn 8,14 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi. Trẻ 5 – dưới 12 tuổi tiêm vaccine được cấp hộ chiếu vaccine hay không?
Hơn 8,14 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi
Bộ Y tế cho biết, ngày 5/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 54.995 ca nhiễm mới, tăng 6.280 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (trong đó có 38.040 ca trong cộng đồng).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.922.040 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 100.350 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.914.301 ca, trong đó có 8.144.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.507.310), TP. Hồ Chí Minh (598.098), Nghệ An (405.832), Bình Dương (379.578), Hải Dương (349.303).
Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ được cấp hộ chiếu vaccine Ảnh minh hoạ
Trong ngày 5/4 số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nhiều gấp 6 lần số mắc với: 303.455 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 8.147.290 ca.
Ca mắc mới COVID-19, ca nặng và tử vong có xu hướng giảm tại hầu hết các tỉnh, thành phố
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.055 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.481 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 261 ca; Thở máy không xâm lấn: 51 ca; Thở máy xâm lấn: 260 ca
Trung bình số tử vong do COVID-19 ghi nhận trong 7 ngày qua là 38 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.681 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Video đang HOT
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Theo Bộ Y tế, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước. Số mắc mới có xu hướng giảm tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tuần qua ( Trung bình số ca COVID-19 mắc mới trong nước ghi nhận 7 ngày qua là 65.600 ca/ngày), số trường hợp tử vong giảm mạnh chỉ còn trên dưới 40 ca mỗi ngày.
Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ được cấp hộ chiếu vaccine
Ông Nguyễn Trường Nam – phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết trong thời gian tới các cơ sở tiêm chủng sẽ tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi. Tất cả những mũi tiêm mới này, các cơ sở tiêm chủng phải cập nhật mã định danh để kết nối, xác thực, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đồng thời các cơ sở tiêm chủng phải thực hiện ký số ngay trong ngày để cập nhật lên hệ thống, Cục Y tế dự phòng tiến hành ký số tập trung để cấp hộ chiếu vaccine. Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi cũng sẽ được cấp hộ chiếu vaccine như đối tượng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 khác.
Hộ chiếu vaccine được cung cấp thông qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử; ứng dụng PC-COVID. Đối với người dân không sử dụng hai ứng dụng trên, có thể tra trên trang web của Bộ Y tế bằng cách nhập thông tin: họ tên, ngày sinh, giới tính, căn cước công dân (hoặc mã định danh), ngày tiêm gần nhất, sau đó khai báo email cá nhân để nhận hộ chiếu. Người dân có thể in hộ chiếu ra giấy để sử dụng.
Du khách mắc COVID-19 khai báo thông tin, đăng ký nhận các giấy tờ liên quan trực tuyến
Bộ Y tế: Bố trí làm việc 5 ca 8 tiếng hoặc 4 ca 10 tiếng mỗi tuần cho nhân viên y tế chống dịch COVID-19
Hơn 1.000 cán bộ y tế tham gia phục vụ SEA Games 31
Hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người đã từng là F0
Bộ Y tế: Giám sát chặt việc mua bán thuốc điều trị COVID-19; xử lý nghiêm sai phạm
Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng vừa ban hành Công văn hướng dẫn người dân, du khách mắc COVID-19 khai báo, đăng ký, nhận kết quả khi đang cách ly điều trị tại nhà hay tại cơ sở du lịch.
Theo đó, Sở đã bổ sung một số tính năng mới trên ứng dụng quản lý, hỗ trợ F1, F0 cách ly/điều trị tại nhà/cơ sở du lịch. Trong đó, người dân, du khách mắc COVID-19 khai báo thông tin, đăng ký nhận các giấy tờ liên quan trực tuyến trên ứng dụng di động DANANG Smart City sẽ thực hiện các bước gồm khai báo là F0 và đề nghị cách ly tại nhà/cơ sở du lịch; nhận quyết định cách ly của cơ quan chức năng gửi trực tuyến (trên ứng dụng, qua tin nhắn SMS, Zalo); khai báo thông tin tình hình sức khỏe hàng ngày; trạm y tế và Hội thầy thuốc trẻ thành phố sẽ nhận tin và chủ động liên hệ hướng dẫn, tư vấn khi cần.
Trường hợp F0 thấy cần thiết có thể gọi Tổng đài 0236 393 1022 để nghị gặp bác sỹ tư vấn; khai báo thông tin và đề nghị nhận Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội (được cơ quan chức năng gửi trực tuyến).
Sau đó, người mắc COVID-19 phải thông báo đã âm tính và đề nghị hoàn thành cách ly tại nhà/cơ sở du lịch; nhận Giấy xác nhận/Quyết định hoàn thành cách ly, điều trị trực tuyến.
Các giấy tờ trên có gắn mã QR duy nhất (toàn quốc) cho mỗi người dân và sẽ được kế thừa, thay thế kết quả “giấy” trong cung cấp và sử dụng dịch vụ chính quyền số, đô thị thông minh trong thời gian tới.
Người mắc COVID-19 có thể quét mã QR này để tra cứu các thông tin, giấy tờ liên quan đến việc cách ly điều trị COVID-19 tại nhà/cơ sở doanh nghiệp
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 6/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận 493.690.963 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.182.295 ca tử vong.
Số ca COVID-19 mắc mới trong 24 giờ qua là 1.182.286 và 3.068 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 429.170.871 người, 58.337.797 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 55.398 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca mắc mới với 265.995 người; Pháp đứng thứ hai với 203.021 ca; tiếp theo là Đức (187.256 ca). Anh đứng đầu về số ca tử vong, với 368 người tử vong trong ngày; tiếp theo là Nga 316 ca và Đức với 256 ca.
Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Mỹ đến nay là 81.888.185 người, trong đó có 1.009.094 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận 43.030.767 ca nhiễm, bao gồm 521.518 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 30.040.129 ca bệnh và 660.528 ca tử vong.
Mờ mắt, cấp cứu vì uống phải chai cồn để đốt và tẩy nhưng bán trong hiệu thuốc
Uống chai cồn 70 độ mua về để sát trùng, người đàn ông ở Đội Cấn, Hà Nội nhanh chóng đau đầu, mờ mắt, chóng mặt phải đi cấp cứu.
Không ngờ, gia đình ông mua phải chai cồn chứa methanol chỉ dùng để đốt và tẩy, tuyệt đối không được sát trùng.
Ngày 10/3, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (54 tuổi, ở Đội Cấn - Hà Nội) ngộ độc do uống nhầm cồn.
Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau đầu, mờ mắt, chóng mặt. Trước đó, gia đình bệnh nhân mua cồn 70 độ tại hiệu thuốc gần nhà về để ở mỗi phòng 1 chai với mục đích sát khuẩn.
Trước khi nhập viện một ngày, người đàn ông 54 tuổi trên uống nhầm khoảng 100 ml cồn, sau đó xuất hiện các triệu chứng ngộ độc.
Do đến viện kịp thời, bệnh nhân đã được xử trí lọc máu khẩn cấp, qua khỏi cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân còn di chứng mờ mắt.
Do mua tại hiệu thuốc nên gia đình tin tưởng để sử dụng cho sát khuẩn mà không đọc kỹ công dụng ghi trên nhãn mác: "Dùng làm chất đốt và rửa kính"
Trung tâm Chống độc đã xét nghiệm chai cồn do gia đình mang tới, kết quả sản phẩm có nồng độ cồn công nghiệp methanol là 56%.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, cho biết: Loại cồn sát trùng phổ biến là ethanol, còn cồn công nghiệp methanol là hóa chất độc hại không được dùng để sát trùng trong y tế. Methanol đã được cảnh báo nhiều lần về nguy cơ rất cao gây ngộ độc cho người sử dụng.
Cồn công nghiệp methanol nếu dùng vừa không đảm bảo tác dụng sát trùng, đồng thời dùng quá nhiều trên diện da rộng và nhiều lần hoặc kéo dài thì ngấm qua da tới mức đủ gây ngộ độc (nhiễm toan chuyển hóa, tổn thương mắt, tổn thương não).
Theo TS Nguyên, dù là cồn dùng để làm chất đốt và rửa kính, có nghĩa là hóa chất độc hại, hoàn toàn không liên quan y tế nhưng lại được bán ở hiệu thuốc.
Hơn nữa, chai cồn này về hình thức có nhiều điểm làm người mua hiểu là cồn sát trùng bởi cách thức đóng gói, bao bì, có dòng chữ "cồn 70 độ", được sản xuất bởi một công ty TNHH đầu tư thương mại dược....
Do các đặc điểm dễ nhầm lẫn và lại được bán ở hiệu thuốc nên người dân dễ dàng mua về sử dụng không đúng dẫn tới ngộ độc.
Nhiều năm gần đây, qua việc xét nghiệm các chai cồn sát trùng do bệnh nhân mang tới, Trung tâm chống độc phát hiện nhiều sản phẩm cồn sát trùng "rởm" (chai cồn chỉ có chứa thành phần cồn công nghiệp methanol và nước).
Trung tâm đã báo cáo với các cơ quan chức năng và thông báo cho người dân.
Nhiều sản phẩm cồn công nghiệp như vậy vẫn tiếp tục được bán ở các hiệu thuốc nhưng đã thay đổi nhãn mác về công dụng thành "dùng để đốt hay lau chùi", hình thức chai lọ và nhãn mác vẫn rất giống các chai cồn sát trùng. Còn người dân thì vẫn phải mua các sản phẩm không an toàn này về dùng.
TS Nguyên khuyến cáo người dân khi mua cồn về sát trùng phải xem kỹ các thông tin trên nhãn mác, đặc biệt về công dụng, thành phần cụ thể rõ ràng để tránh sử dụng nhầm mục đích và dễ gây hại cho sức khỏe.
Giám đốc Trung tâm Chống độc cũng mong muốn không để cồn công nghiệp được phép bán tại hiệu thuốc mà chỉ nên bán tại quầy bán các hóa chất tẩy rửa, cửa hàng hóa chất để tránh gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
Ngộ độc chì vì uống đủ loại thuốc nam, thuốc bắc cho "khỏe" Vừa qua, Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội) tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị một bệnh nhân ngộ độc chì mạn tính do dùng thuốc nam. Đó là trường hợp bệnh nhân nữ, 32 tuổi, tiền sử chưa phát hiện bệnh lý trước đó. Khoảng 5 tháng nay, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, chóng mặt,...