Sáng 3/12: Có 6.600 bệnh nhân COVID-19 nặng; các địa phương chủ động ứng phó với biến chủng mới Omicron
Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 1 triệu ca COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 6.600 ca nặng; Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến chủng mới Omicron; TP HCM yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.266.288 ca mắc COVID-19, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.846 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.261.035 ca, trong đó có 1.002.493 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (473.871), Bình Dương (283.287), Đồng Nai (88.230), Long An (38.404), Tây Ninh (30.125).
Có 6.660 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.005.310 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.600 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.387 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.359 ca; Thở máy không xâm lấn: 162 ca; Thở máy xâm lấn: 677 ca; ECMO: 15 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 179 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.658 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.514.129 mẫu cho 68.989.197 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 125.164.684 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 72.427.696 liều, tiêm mũi 2 là 52.736.988 liều.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 633.000 ca mắc COVID-19 và 6.426 ca tử vong. Đức thực hiện phong toả toàn quốc với người chưa tiêm vaccine, trong khi Mỹ và một loạt nước khác phát hiện thêm nhiều ca nhiễm biến thể Omicron.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 3/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 264.358.658 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.248.292 ca tử vong. Số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 634.709 và 6.426 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 238.411.202 người, 20.699.164 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 86.941 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về ca mắc mới với 90.065 ca; Đức đứng thứ hai với 73.486 ca; tiếp theo là Anh (53.945 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.221 người tử vong trong ngày; tiếp theo là Mỹ (848 ca) và Ukraine (525 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 49.662.001 người, trong đó có 805.869 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.609.741 ca nhiễm, bao gồm 469.724 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.118.782 ca bệnh và 615.179 ca tử vong.
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 82,3 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với trên 74,25 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 59,37 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,02 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 8,76 triệu ca và châu Đại Dương trên 372.000 ca nhiễm.
Các địa phương chủ động giám sát chặt chẽ người nhập cảnh; Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực…
Theo Bộ Y tế, tại nhiều địa phương vẫn ghi nhận số mắc COVID-19 hàng ngày trong cộng đồng, số mắc mới đang có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây.
Dịch bệnh lưu hành rộng, luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới trong cộng đồng, có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào. Sự lây lan nhanh của biến thể mới trên thế giới cũng làm tăng nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới vào nước ta.
Video đang HOT
Do vậy, Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương cần chủ động giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến chủng mới (Omicron); Xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định; Tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội. Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định
TP HCM: Các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH
Sở Y tế TP HCM ngày 2/12 đã có văn bản khẩn gửi đến các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn về việc cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động là F0.
Theo đó, đối với trường hợp người lao động là F0 cách ly tại nhà, trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức, trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định.
Trong trường hợp trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà thì bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc F0 ký xác nhận vào vị trí “người hành nghề khám chữa bệnh”, đơn vị chủ quản là trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho trạm y tế phường, xã, thị trấn ký đóng dấu.
Một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày. Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, F0 phải tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Các cơ sở khám chữa bệnh được phân công chăm sóc, điều trị COVID-19 khẩn trương đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho BHXH TP theo quy định.
TP HCM yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH Ành minh hoạ
Kể từ ngày 24/11, đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định do các cơ sở khám chữa bệnh đã cấp chưa đúng mẫu, chưa đúng cho người lao động nghỉ ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám chữa bệnh, đề nghị các cơ sở tạo điều kiện cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu người lao động có đầy đủ hồ sơ xác nhận đã cách ly.
Trước đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh được phân công chăm sóc, điều trị COVID-19 tuân thủ việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người lao động là F0 điều trị nội trú hoặc cách ly tập trung.
Việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thực hiện theo đúng quy định tại Chương IV, các mẫu quy định tại phụ lục của Thông tư số 56/2017/TT-BYT
Sơn La: Thêm xã điều chỉnh cấp độ dịch COVID-19
Sở Y tế tỉnh Sơn La chiều 2/12 vừa ban hành Thông báo số 379/TB-SYT điều chỉnh cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La theo các tiêu chí tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế.
Cụ thể, tỉnh Sơn La cùng 12 huyện, thành phố và 202 xã, phường, thị trấn ở cấp độ dịch 1 (nguy cơ thấp); riêng 2 xã Mường Do (huyện Phù Yên) và Chiềng En (huyện Sông Mã) ở cấp độ dịch 2 (nguy cơ trung bình)
Như vậy theo thông báo mới nhất này, Sơn La có 2 xã đang ở cấp độ dịch màu vàng- nguy cơ trung bình.
Trước đó, ngày 9/11, theo thông báo của Sở Y tế tỉnh Sơn La, cấp độ dịch của toàn tỉnh cùng 203 xã, phường, thị trấn là cấp độ 1; riêng xã Mường Do (huyện Phù Yên) là cấp độ 2.
Tính đến 7 giờ ngày 2/12, tỉnh Sơn La có 6.230 người theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.
Tỉnh đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên được 906.206 mũi, trong đó có 259.209 mũi 2 và 13.714 mũi 1 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi
Từ ngày 5/10 đến chiều 2/12, tỉnh Sơn La đã phát hiện 120 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch và một số trường hợp lây nhiễm thứ phát trong tỉnh.
Sáng 13/11: Còn 431 ca F0 thở máy, ECMO; Tặng sổ tiết kiệm 20 triệu đồng cho trẻ có bố, mẹ mất vì COVID-19
Bộ Y tế cho biết có 3.515 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, trong đó 431 ca thở máy và ECMO; Tặng sổ tiết kiệm 20 triệu đồng cho trẻ có bố, mẹ mất vì COVID-19; Các tỉnh, thành miền Tây tiếp tục gia tăng F0 trong cộng đồng; Bình Dương yêu cầu các cơ sở y tế áp dụng đúng giá xét nghiệm...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.009.879 ca mắc COVID-19, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.250 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.004.879 ca, trong đó có 853.394 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (445.203), Bình Dương (242.243), Đồng Nai (76.656), Long An (36.362), Tiền Giang (20.150).Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
Số bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị là 3.515 ca; trong đó 431 ca thở máy và ECMO
Tổng số bệnh nhân khỏi bệnh: 856.211
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.515 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.410; Thở ô xy dòng cao HFNC: 674; Thở máy không xâm lấn: 106; Thở máy xâm lấn: 311; ECMO: 14
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 74 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.930 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 23.730.130 mẫu cho 63.675.966 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 96.557.452 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 63.682.168 liều, tiêm mũi 2 là 32.875.284 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 13/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 253.131.192 ca, trong đó có 5.102.441 người tử vong.
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Anh, Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất, trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga (trên 1.200 ca).
Các nước cũng ghi nhận trên 228 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và trên 77.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 12/11, thế giới có 121 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 97 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 782.000 ca tử vong trong tổng số trên 47.700.000 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 462.690 ca tử vong trong số 34.414.186 ca. Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 608 người tử vong. Tiếp đến là Bosnia-Herzegovina với 363 người và CH Bắc Macedonia với 350 người/100.000 dân.
Tặng sổ tiết kiệm 20 triệu đồng cho trẻ có bố, mẹ mất vì COVID-19
Công đoàn Viên chức Việt Nam đã có Hướng dẫn về việc rà soát, lập hồ sơ đề nghị trao "Sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam" cho trẻ em mồ côi là còn đoàn viên công đoàn tử vong vì COVID-19.
Theo đó đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là đoàn viên Công đoàn tử vong vì dịch COVID-19. Trường hợp đoàn viên Công đoàn tử vong nhận con nuôi thì phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục của pháp lý về điều kiện, trình tự, thủ tục nhận con nuôi.
Về mức trao: Tặng sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng/cháu: Trẻ em dưới 16 tuổi là con đoàn viên công đoàn, mồ côi do cha hoặc mẹ tử vong vì COVID-19;
Tặng sổ tiết kiệm trị giá 20 triệu đồng/cháu: Trẻ em dưới 16 tuổi là con đoàn viên công đoàn, mồ côi do cả cha và mẹ tử vong vì COVID-19.
Thời điểm thực hiện hỗ trợ: Từ ngày 27/4/2021 - hết ngày 31/12/2022;
Thời gian tính tuổi trẻ em được hỗ trợ: Tính từ thời điểm đoàn viên công đoàn tử vong vì dịch COVID-19.
Bình Dương: Yêu cầu các cơ sở y tế áp dụng đúng giá xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế
Ngày 12/11, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị các cơ sở y tế nghiêm túc triển khai thực hiện đúng theo nội dung Thông tư số 16 của Bộ Y tế về việc quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2.
Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu về quy định mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế: Xét nghiệm SARS-CoV-2 test nhanh giá dịch vụ mức thanh toán tối đa không quá 109.700 đồng/xét nghiệm. Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động mức thanh toán tối đa không quá 186.600 đồng/xét nghiệm. Về xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR, trường hợp mẫu đơn có mức thanh toán tối đa không quá 518.400 đồng/xét nghiệm.
Các cơ sở y tế trong và ngoài công lập đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm COVID-19 phải kê khai giá, niêm yết giá theo đúng quy định, gửi bảng giá thu phí test nhanh và xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR của đơn vị về Sở Y tế để đăng công khai trên Website Sở Y tế Bình Dương theo quy định, hạn chót trước ngày 30/11.
Sở Y tế tỉnh Bình Dương sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm lợi dụng dịch bệnh để tăng giá dịch vụ.
Thừa Thiên Huế: Tạm dừng 1 số hoạt động từ ngày 13/11 để đảm bảo chống dịch COVID-19
Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh, ngày 12/11 Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo, từ ngày 13/11, một số lĩnh vực được hoạt động có điều kiện như sau:
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa các bàn, quét mã QR code; phục vụ không quá 50% công suất và không quá 20 khách hàng trong cùng một thời điểm.
Tiệc cưới, hỏi, liên hoan, tiệc mừng phải bảo đảm thực hiện theo quy định phòng chống dịch, giãn cách tối thiểu 2m giữa các bàn, quét mã QR code, tối đa không quá 50% công suất phục vụ và không quá 30 người. Tổ chức đám tang, việc hiếu phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.
Hoạt động tham quan, du lịch phục vụ các đoàn tham quan không quá 20 người/đoàn ở khu vực ngoài trời và không quá 10 người/đoàn trong cùng một thời điểm ở trong nhà. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự hoạt động không quá 20 người và không quá 50% công suất.
Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoạt động không quá 50% công suất; các nhà hàng tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoạt động không quá 50% công suất và không quá 20 khách hàng trong cùng một thời điểm.
Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế tạm dừng các hoạt động từ ngày 13/11 như hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết. Trường hợp thực sự cấp thiết phải tổ chức, chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường; các hoạt động tập trung quá 20 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Tiếp tục tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, xông hơi, cơ sở thẩm mỹ/spa, game online, rạp chiếu phim; hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; các giải thi đấu thể thao; các hoạt động thể thao trong nhà (phòng tập gym, yoga, zumba...); các bãi tắm biển công cộng, bãi tắm sông, suối, bể bơi.
COVID-19 tại các tỉnh, thành miền Tây tiếp tục gia tăng ca cộng đồng
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang cho biết trong ngày 12/11 toàn tỉnh ghi nhận thêm 548 trường hợp mắc COVID-19. Có 200 ca mắc trong cộng đồng được ghi nhận trong ngày, tập trung nhiều ở các địa phương: Châu Thành, Tân Châu, Tịnh Biên và TP Châu Đốc
Trước tình hình dịch bệnh tăng nhanh, Sở Y tế tỉnh An Giang đã công bố cấp độ dịch cấp 4 - nguy cơ rất cao đối với 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và TP Châu Đốc. Chỉ có huyện Thoại Sơn đạt cấp độ 1 - bình thường mới, còn lại đều ở cấp độ 2 và 3.
Sóc Trăng có 343 ca mắc COVID-19 trong ngày 12/11, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, có 186 ca phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng. Đến nay Sóc Trăng có 8.812 ca.
Tỉnh Sóc Trăng yêu cầu người dân từ các tỉnh, TP khác về Sóc Trăng cần chủ động đến ngay trạm y tế xã, phường, thị trấn để khai báo y tế.
Đến nay, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 của Sóc Trăng đạt hơn 89%; mũi 2 đạt 38,61% (người trên 18 tuổi).
Tại TP Cần Thơ số ca mắc tiếp tục tăng lên đến 524 ca trong ngày 12/11. Số trường hợp mắc mới vẫn tập trung đông nhất tại các khu vực phong tỏa ổ dịch cũ trên địa bàn quận Ô Môn, Thốt Nốt, Ninh Kiều. Số F0 mới tại các ổ dịch ở khu công nghiệp vẫn liên tục tăng lên.
Điểm kiểm tra khai báo y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19 tại Hậu Giang. Ảnh minh hoạ: C.Anh
Tổng số ca mắc COVID-19 tại TP Cần Thơ lên 11.800. TP Cần Thơ đang điều trị cho 2.777 bệnh nhân, trong đó 80 bệnh nhân nằm ở tầng 3.
Tại Đồng Tháp, ca mắc COVID-19 mới vẫn tiếp tục tăng cao với 383 ca (cao nhất trong những ngày gần đây), trong đó có 124 ca cộng đồng.
Đồng Tháp ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 18 tuổi
Thời gian triển khai thực hiện từ tháng 11/2021 đến 30/3/2022. Đối tượng được tiêm là tất cả người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đang sinh sống hoặc học tập trên địa bàn tỉnh. Dự kiến, số lượng vaccine tiêm đủ 2 mũi là 307.250 liều.
Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học.
Tiền Giang ghi nhận thêm 634 ca mắc COVID-19, tập trung ở các huyện như Cái Bè, Châu Thành và TP Mỹ Tho. Trong đó, số ca mắc trong cộng đồng là 102 và trong khu cách ly là 519. Trong ngày 12/11 đã có 5 ca tử vong.
Tiền Giang đã tiêm hơn 1,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Từ 0h ngày 12/11, TP Mỹ Tho áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 cấp độ 3 trên một số khu vực ở các phường 2, 3, 6, 7, 8, Tân Long và xã Tân Mỹ Chánh.
Dịch COVID-19: Tiếp tục đưa bác sĩ về huyện nghèo, vùng sâu, xa giúp y tế chất lượng cao gần dân hơn
Sáng 1/12: Gần 5.800 ca COVID-19 nặng đang điều trị; Yên Bái khẩn tìm người đến 46 địa điểm có ca F0 Theo Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi hơn 989.300 ca COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có gần 5.800 ca nặng; Yên Bái khẩn tìm người đến 46 địa điểm có ca F0; TP Cần Thơ lập thêm 8 đội y tế lưu động... Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: - Kể từ đầu dịch...