Sáng 24/3: Còn hơn 3.700 F0 nặng đang điều trị; Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị thế nào?
Theo Bộ Y tế đến nay cả nước đã có hơn 4,66 triệu người mắc COVID-19 khỏi bệnh; trong số các F0 đang điều trị hiện có hơn 3.700 ca nặng; 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình phòng chống dịch COVID-19; Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị thế nào?
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.479.751 ca mắc mới COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 85.790 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.472.072 ca, trong đó có 4.658.453 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.217.105), TP. Hồ Chí Minh (586.910), Bình Dương (364.978), Nghệ An (360.496), Hải Dương (326.098).
Theo Bộ Y tế đến nay cả nước đã có hon 4,66 triệu người mắc COVID-19 khỏi bệnh
Ngày 23/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 127.883 ca COVID-19 mới, giảm 2.853 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 89.186 ca trong cộng đồng). Đây cũng là ngày thứ 7 liên tiếp Việt Nam ghi nhận số ca mắc mới giảm so với 24 giờ trước đó.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh COVID-19 nhiều nhất trong ngày là: Hà Nội (13.005), Phú Thọ (5.307), Nghệ An (4.425), Lạng Sơn (4.408), Bắc Ninh (4.398); có 36 tỉnh, thành phố khác ghi nhận ca mắc mới từ 1.000- 4.200 ca.
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 23/3 là 192.465 ca ( nhiều hơn 64.000 ca so với số mắc mới), nâng tổng số khỏi ở Việt Nam đến nay là 4.661.270 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.764 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.171 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 228 ca; Thở máy không xâm lấn: 71 ca; Thở máy xâm lấn: 289 ca; ECMO: 5 ca
Số bệnh nhân tử vong trong ngày 23/3 là 61 thấp hơn so với các ngày trước đó. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 67 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.075 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 203.144.374 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 186.055.910 liều: Mũi 1 là 71.182.239 liều; Mũi 2 là 67.931.682 liều; Mũi 3 là 1.498.912 liều; Mũi bổ sung là 14.768.292 liều; Mũi nhắc lại là 30.674.785 liều.
Video đang HOT
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.088.464 liều: Mũi 1 là 8.764.950 liều; Mũi 2 là 8.323.514 liều.
12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình phòng chống dịch COVID-19
Theo Bộ Y tế, Chương trình phòng chống dịch COVID-19 được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 – 2023 đưa ra mục tiêu tổng quát là đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng của người dân. Hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, 4. và khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội.
Chương trình đưa ra 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu này gồm:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng, chống dịch COVID-19
2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19.
3. Nhiệm vụ, giải pháp về y tếTiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
5. Bảo đảm an sinh xã hộ
6. Bảo đảm tài chính, hậu cần:
7. Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội và ổn định đời sống sinh hoạt của người dân.
8. Thực hiện hiệu quả công tác dân vận và huy động xã hội,.
9. Đẩy mạnh truyền thông, công nghệ thông tin:
10. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế
11. Tiếp tục tăng cường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm.
12. Cập nhật, xây dựng và triển khai các kịch bản phòng, chống dịch COVID-19
Bắc Giang: Cho phép mở lại quán karaoke từ ngày 25/3
Hiện nay, hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được kiểm soát tốt, số ca mắc đang giảm dần; tỷ lệ tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho người dân từ 12 tuổi trở lên trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt xấp xỉ 100%, để đảm bảo thực hiện thành công “mục tiêu kép”, UBND UBND tỉnh cho phép các hoạt động trở lại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong điều kiện bình thường mới.
Theo đó, cho phép các hoạt động kinh doanh dịch vụ Games online, karaoke hoạt động trở lại kể từ 00 giờ ngày 25/3/2022.
Tuy nhiên, UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định. Người kinh doanh, phục vụ và tham gia dịch vụ phải được tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị như thế nào?
Theo PGS.TS Trần Minh Điển- Giám đốc Bệnh viện Nhi TW một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19.
Tuy nhiên, nếu một trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, sau khi khỏi bệnh sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ… Đây là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ béo phì, có tiền sử các bệnh dị ứng, các bệnh lý mạn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19 cao hơn các nhóm trẻ khác.
Tuy không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19. Trước khi kết luận triệu chứng đó do hậu COVID-19, cần loại trừ các nguyên nhân khác. Ví dụ như một em bé đến khám vì ho kéo dài, sụt cân sau mắc COVID-19, trẻ hoàn toàn có thể bị bệnh lao phổi hoặc các bệnh lý hô hấp khác.
Khi tới khám, trẻ sẽ được các bác sĩ nhi khoa thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại.
Nếu cần thiết có chỉ định, trẻ sẽ được hội chẩn hoặc thăm khám lại bởi các bác sĩ chuyên khoa khác nhau.
Trẻ sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, các biện pháp thăm dò như chụp phim, siêu âm… và có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trẻ.
Ví dụ như trẻ bị đau ngực sau mắc COVID-19 sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, trẻ ho sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, trẻ có các vấn đề về tâm lý kéo dài sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ tâm bệnh…
Lưu ý chỉ làm các xét nghiệm thăm dò cần thiết khi có biểu hiện triệu chứng, không chỉ định tổng thể (gói) quá nhiều xét nghiệm cho trẻ em.
Nguyên tắc trong điều trị bao gồm: Cần phối hợp nhiều chuyên khoa; Chẩn đoán bằng phương pháp loại trừ và điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và tự điều chỉnh.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,6 triệu ca mắc COVID-19 và trên 4.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 475,7 triệu ca, trong đó trên 6,12 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (490.881 ca), Đức (301.544 ca) và Pháp (145.560 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (499 ca), Nga (429 ca) và Đức (331 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,4 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 516.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,7 triệu ca mắc và trên 657.000 ca tử vong.
Ông Phan Văn Mãi: 'Chỉ có đổi mới sáng tạo mới nhanh chóng phục hồi kinh tế'
Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, trong lễ trao giải Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 diễn ra tối 30-12.
Sự kiện còn có sự tham dự của Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao giải thưởng cho các công trình thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 được UBND TP.HCM phát động vào cuối tháng 9-2020. Tổng cộng có 195 hồ sơ đăng ký trên 7 lĩnh vực, bao gồm Phát triển kinh tế, Quốc phòng - an ninh, Quản lý nhà nước, Truyền thông, Văn học - nghệ thuật, Khoa học kỹ thuật, Khởi nghiệp sáng tạo.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng sự năng động sáng tạo sẽ là chìa khóa để TP đi lên và bứt phá sau dịch bệnh. Ông nhấn mạnh tiềm năng sáng tạo của TP còn rất lớn và TP cần khai thác nhiều hơn, tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị này.
"Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới không bị tụt hậu. Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới nhanh chóng phục hồi kinh tế. TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để đổi mới sáng tạo trở thành xu thế tất yếu của xã hội trong điều kiện bình thường mới và cả trong tương lai", ông Mãi nói.
Ông Mãi cũng yêu cầu các ngành, đơn vị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế nghiên cứu, các chính sách đột phá về khoa học công nghệ.
Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, năng lượng sạch, vật liệu mới, đặc biệt là các giải pháp phòng chống COVID-19.
Ông Phan Văn Mãi trao giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 có 4 giải nhất, bao gồm:
- Giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh thuộc về công trình "Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần khu vực phòng thủ TP.HCM". Nghiên cứu đã đề xuất luận cứ khoa học để Thành ủy TP.HCM lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần phòng thủ TP trong thời kỳ mới.
- Giải nhất lĩnh vực Truyền thông thuộc về công trình "Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ sàng lọc nguy cơ, tư vấn chăm sóc y tế cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tại nhà". Mạng lưới đã ứng dụng công nghệ và điều phối nguồn lực cộng đồng để tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với người mắc COVID-19 với sự tham gia của hơn 10.028 lượt thầy thuốc và tình nguyện viên.
- Giải nhất lĩnh vực Phát triển kinh tế được trao cho " Be Group - Hệ sinh thái mở, khởi nguồn cho phát triển khởi nghiệp sáng tạo make in Viet Nam". Ứng dụng đạt trên 10 triệu lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và App Store, tiếp nhận trung bình 350.000 yêu cầu gọi xe mỗi ngày.
- Giải nhất lĩnh vực Văn học - nghệ thuật thuộc về tác phẩm Xiếc Tre "À Ố Show". "À Ố Show" đã có hơn 1.250 suất diễn tại Việt Nam, phục vụ hơn 300.000 khán giả trong nước và ngoài nước.
Phát động Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 3 (2022) - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Chương trình chào năm mới ở TP.HCM làm nhỏ gọn, không mời khán giả Ngày 30-12, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức về công tác tổ chức chương trình đếm ngược đón năm mới 2022. Chương trình đếm ngược chào năm mới không mời khán giả, người dân không tụ tập - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức...