Sáng 2/11, F0 cộng đồng xuất hiện ở nhiều nơi, Hà Nội thêm ổ dịch mới
Hà Nội “đổi màu” từ xanh sang vàng, dịch Covid-19 ở cấp độ 2, ghi nhận thêm 3 ổ dịch mới tại Hoài Đức, Lĩnh Nam, Mỹ Đình.
Tại Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu ca dương tính mới tăng, nhiều F0 cộng đồng.
Hà Nội: 57 ca dương tính mới
Trong ngày 1/11, Hà Nội có thêm 57 ca dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận, trong đó có 18 ca cộng đồng. Thủ đô cũng ghi nhận một dịch mới tại Hoài Đức, ngoài ra ổ dịch Lĩnh Nam, Mỹ Đình trước đó phát sinh bệnh nhân.
Một điểm phong tỏa tạm thời do Covid-19 tại Hà Nội (Ảnh minh họa: Đỗ Quân).
Ngoài các F0 là F1, hiện Hà Nội đang có các ổ dịch gồm: ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng; ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam; ổ dịch Phú Vinh, Hoài Đức; ổ dịch tại Sài Sơn, Quốc Oai; ổ dịch Trần Quang Diệu, Ô Chợ Dừa; ổ dịch Lê Đức Thọ, Mỹ Đình.
UBND TP Hà Nội vừa có thông báo về việc đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, theo đó Hà Nội “đổi màu” từ xanh sang vàng, dịch ở cấp độ 2.
Hà Nam ghi nhận 23 F0 mới
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 1/11, tỉnh Hà Nam ghi nhận 23 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2; trong đó 22 trường hợp có địa chỉ ở thành phố Phủ Lý, một trường hợp ở huyện Bình Lục.
Tính từ ngày 19/9, đến 17h ngày 1/11, Hà Nam ghi nhận 979 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã. Trong ngày 1/11, Hà Nam có 13 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, tổng số bệnh nhân bình phục, ra viện trong đợt dịch từ ngày 19/9 đến nay là 710 trường hợp.
Tổng số tiêm chủng là 854.247 lượt người.
Nam Định ghi nhận 10 F0, có một ca ngoài cộng đồng
Trong ngày 1/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định đã công bố thêm 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 9 ca ghi nhận trong khu cách ly, phong tỏa; một ca ngoài cộng đồng.
Ca phát hiện trong cộng đồng là BN 923307, trú Khu 10, thị trấn Rạng Đông, Nghĩa Hưng, là chồng của BN 916774, kết quả xét nghiệm ngày 31/10, khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hưng
Thái Bình không ghi nhận ca mắc mới
Tính đến 18h ngày 1/11, toàn tỉnh Thái Bình có 172 trường hợp F1 và 500 trường hợp F2 đang được cách ly, theo dõi sức khỏe. Trong 24h qua, Thái Bình đã xét nghiệm 2.027 mẫu, trong đó 1.623 mẫu xét nghiệm bằng phương pháp PCR và 404 mẫu test nhanh. Thái Bình hiện đã thực hiện tiêm 804.519 mũi vaccine phòng Covid-19.
Thanh Hóa: Thêm 43 ca mắc mới
Video đang HOT
Trong 24h qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 43 bệnh nhân mắc Covid-19 mới, trong đó có 19 trường hợp lây nhiễm trong tỉnh, một ca phát hiện tại chốt kiểm soát; một ca trở về từ nước ngoài, những ca còn lại là công dân trở về từ các tỉnh, thành phố phía Nam.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa ghi nhận 1.102 ca mắc Covid-19, đã có 675 người được điều trị khỏi ra viện; 7 bệnh nhân tử vong.
Nghệ An: Một ca cộng đồng, 27 bệnh nhân xuất viện
Trong ngày 1/11, Nghệ An ghi nhận thêm 36 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới. Trong đó có 16 trường hợp là công dân trở về từ các tỉnh có dịch phía Nam, 15 F1 chuyển thành F0 và 4 ca ghi nhận trong khu cách ly. Ca cộng đồng duy nhất được phát hiện trong ngày là một người phụ nữ 64 tuổi trú tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu.
Xã Hưng Lợi (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) thiết lập khu vực cách ly tại nơi phát hiện ca mắc Covid-19 cộng đồng (Ảnh: H.L).
Đến nay trên tỉnh Nghệ An có 2.478 bệnh nhân mắc Covid-19; có 2.147 bệnh nhân đã được ra viện, 20 trường hợp tử vong, hiện đang điều trị cho 311 bệnh nhân.
Hà Tĩnh: 2 ca mắc mới trong ngày
Ngày 31/10, Hà Tĩnh ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 mới đã được cách ly từ trước. Đến nay, địa phương này đã ghi nhận tổng 529 ca mắc Covid-19. Ca mắc cộng đồng cuối cùng được ghi nhận là ngày 30/10.
Đã có 499 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, có 5 trường hợp tử vong. Hiện 25 bệnh nhân đang điều trị tại Hà Tĩnh.
Quảng Bình: Thêm 9 ca mắc Covid-19 mới
Trong ngày 1/11, Quảng Bình có thêm 9 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 6 người trở về từ vùng dịch và 3 trường hợp trong khu cách ly. Cũng trong ngày, địa phương này có 13 bệnh nhân khỏi bệnh và xuất viện.
Cơ quan y tế đang tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm, truy vết các trường hợp liên quan đến ca mắc Covid-19 (Ảnh: CTV).
Tính đến ngày 1/11, Quảng Bình đã ghi nhận 2.011 ca mắc Covid-19, đã có 1.897 người được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, hiện còn 107 trường hợp đang tiếp tục điều trị. Tỉnh Quảng Bình cũng đã tổ chức tiêm trên 441 ngàn mũi vaccine phòng Covid-19 và có 62 ngàn người đã tiêm đủ 2 mũi.
Quảng Trị: Thêm 2 ca mắc mới
Ngày 1/11, tỉnh Quảng Trị ghi nhận 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, là người về từ phía Nam; 5 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh.
Đến nay địa phương này có 501 trường hợp mắc Covid-19, hiện đang 81 trường hợp đang được điều trị.
Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị đã có 456.220 người được tiêm vaccine phòng dịch Covid-19, trong đó có 63.656 người được tiêm 2 mũi.
Dịch “ nóng” ở miền Tây
Ngày 1/11 tiếp tục là một ngày dịch Covid-19 diễn ra phức tạp tại miền Tây. Cần Thơ ghi nhận ca mắc mới tăng cao nhất kể từ đầu đợt dịch, Bạc Liêu trở thành tỉnh đầu tiên nâng cấp độ dịch từ 2 lên 4…
Theo đó, TP Cần Thơ ghi nhận 434 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. ây là số ca mắc cao nhất trong ngày từ khi TP Cần Thơ xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên.
Trong số ca mắc mới, có 62 ca cách ly tại nhà, 270 ca trong khu cách ly, 82 ca ở khu phong tỏa và 20 ca tầm soát ở cơ sở y tế. Tính từ ngày 8/7 đến nay, Cần Thơ đã có 8.083 ca mắc 107 ca tử vong.
Kiên Giang phát hiện 421 F0 trong đó có 66 ca cộng đồng, 116 ca trong khu cách ly, 239 ca trong khu phong tỏa. Tính từ ngày 21/6 đến ngày 1/11 Kiên Giang ghi nhận tổng cộng lên 9884 ca. Hiện đã điều trị khỏi 7588 ca và 25 ca tử vong.
Cùng ngày, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành chỉ thị tăng cường lãnh đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, thực hiện tốt: cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất có thể; có giải pháp phù hợp, hiệu quả để sớm kết thúc cách ly, phong tỏa…
Bạc Liêu ghi nhận 382 trường hợp có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Đáng chú ý trong đó có 102 trường hợp dưới 18 tuổi.
Đến nay toàn tỉnh Bạc Liêu có tổng cộng 3.624, đã điều trị thành công 1.180 trường hợp, hiện còn 2.415 người mắc Covid-19 đang được điều trị. Trong ngày có 3 ca tử vong, nâng tổng số lên 29 ca.
Sau khi ghi nhận số lượng F0 tăng nhanh, nhất là ca nhiễm trong cộng đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã quyết định cập nhật cấp độ dịch của tỉnh từ cấp độ 2 (vùng vàng) lên 4 (vùng đỏ).
Dịch Covid-19 phức tạp, ca mắc tăng cao, Bạc Liêu là tỉnh đầu tiên nâng cấp độ dịch lên 2 bậc từ vùng vàng lên vùng đỏ (Ảnh: Huỳnh Hải).
Theo Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 An Giang, trong ngày địa phương này ghi nhận 315 trường hợp. Tổng số trường hợp mắc Covid-19 từ ngày 15/4 đến nay là 11.508 trường hợp (có 19 trường hợp tái dương tính).
Chỉ tính riêng 10 ngày qua (22/10-1/11 đã có 2.977 ca mắc, trung bình mỗi ngày gần 300 ca.
Cùng ngày, tỉnh Tiền Giang ghi nhận 163 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 19 ca trong cộng đồng, các ca còn lại trong khu cách ly, phong tỏa. Đến nay toàn tỉnh Tiền Giang đã ghi nhận tổng số 16.807 ca nhiễm, trong số này có 14.721 ca được điều trị khỏi, 403 ca tử vong.
Số ca mắc trung bình 7 ngày tăng liên tục từ 48 ca/ngày lên 145 ca/ngày, tăng 202,1%. Các huyện như Châu Thành, Cái Bè, Gò Công Đông, TP Mỹ Tho tình hình dịch diễn biến rất phức tạp.
Theo thông tin từ Sở Y tế Sóc Trăng, ngày 1/11, tỉnh ghi nhận có 198 trường hợp mắc mới Covid-19 (tăng 5 ca so với ngày hôm qua). Trong đó có 108 trường hợp là F1 chuyển thành F0, 15 trường hợp về từ vùng dịch, tất cả đã được quản lý trước đó; 75 trường hợp phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng…
Số ca mắc cộng dồn đến hết ngày 1/11 là 5.775 trường hợp. Số ca khỏi bệnh trong ngày là 156 nâng tổng số đã điều trị lành lên 3.752.
Nhiều cửa hàng chưa nghiêm túc quét mã QR
Chuẩn bị sẵn mã QR và ứng dụng khi mua hàng, nhưng đến 5 - 6 địa điểm khác nhau, Hải Yến chưa một lần phải mở app.
Yến cho biết đã khai báo y tế hàng ngày, cài Bluezone và VHD để quét khi được yêu cầu. "Tuy nhiên, hầu hết các cửa hàng tôi đến không hỏi gì tới QR code. Chỉ khi tới một siêu thị lớn, bảo vệ tại đây mới đề nghị quét mã trước khi vào", Yến kể. Khi chủ động hỏi, nhân viên các cửa hàng chỉ cô ra vị trí dán mã QR, nhưng sau đó cũng không kiểm tra lại xem cô có thực sự quét hay không.
Nhiều người dùng khác cũng phản ánh tình trạng tương tự khi đến các địa điểm công cộng. Ngọc Quân, nhân viên văn phòng tại Hà Nội, cho biết anh thường mua đồ tại quán ăn cạnh công ty mỗi ngày. "Buổi sáng ít khách, cửa hàng tuân thủ rất đầy đủ. Nhưng đến trưa, đông khách xếp hàng, họ bận rộn và không nhắc khách quét mã nữa, trong khi đó mới là lúc có nguy cơ lây nhiễm cao", Quân kể.
Ngoài ra, không ít nơi sử dụng mã QR chưa đúng cách. Ví dụ, thay vì quét, nhân viên bảo vệ dùng điện thoại chụp ảnh mã QR của người ra vào. Một số cửa hàng cũng chỉ yêu cầu khách quét mã một lần trong ngày, trong khi thao tác này là nhằm ghi lại các mốc dịch tễ, vốn phải có đầy đủ thông tin về thời gian và địa điểm ra vào mỗi lần.
Mã QR được đặt trên bàn tại một quán cà phê ở Hà Nội. Ảnh: Lưu Quý
Anh Khoa, quản lý một cửa hàng cắt tóc tại Hoài Đức, cho biết không thể cắt cử nhân sự chuyên trách cho việc kiểm soát này. "Khi nhiều việc, các nhân viên phải làm những nhiệm vụ khác. Tôi chỉ còn cách dán mã QR trước cửa, và hy vọng khách tự giác quét mỗi khi ra vào", anh Khoa nói.
Nguyễn Tiến, quản lý một cửa hàng tại Thái Hà, nói dù luôn có nhân viên bảo vệ nhắc nhở, không phải khách hàng nào cũng sử dụng smartphone hay đem theo giấy tờ. Cửa hàng chọn cách ghi lại thông tin vào sổ, nhưng cũng không chắc thông tin khai báo đó có chính xác không.
Tại Hà Nội, việc quét mã QR và khai báo y tế là một trong những điều kiện tiên quyết để mở quán ăn, nhà hàng, siêu thị... Các nơi này phải tạo điểm quét mã QR để kiểm soát người ra vào. Nếu không có smartphone, người dân có thể sử dụng mã QR trên căn cước công dân hay thẻ bảo hiểm để cửa hàng quét mã.
Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia cho biết đã ghi nhận tình trạng "một số cơ sở kinh doanh chưa thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát vào ra bằng quét mã QR đối với khách hàng. Ngoài ra, nhiều cơ sở có mã QR địa điểm nhưng không yêu cầu người đến quét mã".
Theo thống kê của Hà Nội, đến ngày 25/9, tổng số điểm quét QR trên toàn thành phố là hơn 389.000 điểm. Trong ngày 24/9, gần 31.000 điểm quét mới được tạo. Tuy nhiên, số điểm có hoạt động quét trong ngày là hơn 55.000, chiếm 15% trong tổng số điểm.
Thống kê trong 7 ngày trước đó, mỗi ngày có khoảng 197.940 lượt quét QR. Trung bình, mỗi người đến và đi quét khoảng 1,4 lượt. Theo Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, ba quận huyện có lượt quét cao gồm Thanh Trì, Đống Đa, Thanh Oai, nhưng cũng có 7 xã, phường, thị trấn không có bất cứ lượt quét nào trong ngày, thuộc các quận huyện như Sóc Sơn, Mê Linh, Thường Tín...
Kiên quyết xử lý cơ sở không có mã QR
Trong cuộc giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 thành phố với Sở chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tuần trước, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh sẽ xử lý vi phạm với những cơ sở kinh doanh, dịch vụ không có mã QR, vi phạm quy định phòng, chống dịch. Những cơ sở không tạo mã QR địa điểm, nếu bị nhắc nhở quá ba lần sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động đến khi tạo điểm quét QR.
Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, việc nới lỏng giãn cách phải đi kèm các biện pháp, trong đó áp dụng công nghệ là biện pháp quan trọng nhất. Với giải pháp quét mã QR, trong trường hợp xảy ra ca F0 ở địa điểm nào đó, cơ quan chức năng có thể truy vết các trường hợp F1 với thời gian rất nhanh.
"Tuy nhiên, để việc quét mã QR đạt hiệu quả thực chất, cần sự hợp tác của các cơ quan, đoàn thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ, và còn từ chính ý thức của người dân", ông Liêm nói.
Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia cho biết, người dân có thể dùng tính năng Gửi phản ánh trong ứng dụng Bluezone để báo cáo về các địa điểm chưa thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm soát người vào bằng QR.
Hà Nội: Shipper ứng hơn 6 triệu mua rượu vang cho khách rồi bị "bom", quay lại nơi bán thì nhận cái kết đắng ngắt Ứng hơn 6 triệu đồng ship 9 chai rượu vang theo yêu cầu của khách hàng từ Trung Yên đi Lĩnh Nam nhưng đến nơi thì khách tắt máy. Khi shipper trở lại nơi ứng tiền lấy hàng thì công ty trả lời không gọi ship và chỉ mua lại hàng với giá bằng 1/3 số tiền ứng. Phản ánh với chúng tôi,...