Sáng 17/7: Người không tiêm vaccine có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn khoảng 5 lần so với người đã tiêm
Một nhóm nghiên cứu của Trung tâm y tế Mayo Clinic của Mỹ cho thấy bước đầu những người không tiêm vaccine COVID-19 có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn khoảng 5 lần so với người được tiêm và tiêm mũi tăng cường; nguy cơ cần nhập viện điều trị và tử vong ở nhóm người này cũng cao hơn.
Thực hiện đánh giá miễn dịch cộng đồng với COVID-19
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 205/TB-VPCP kết luận của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 15 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương.
Tại thông báo này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia yêu cầu Bộ Y tế, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh, ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta; rà soát, bảo đảm năng lực thu dung, điều trị;
Chủ động, sẵn sàng các kịch bản, phương án đáp ứng các tình huống dịch bệnh, không để bất ngờ, bị động; phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tiếp tục tăng cường năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; tập trung phòng, chống dịch sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành khác.
Bộ Y tế thực hiện đánh giá miễn dịch cộng đồng với COVID-19, bảo đảm chính xác, khoa học, hiệu quả để có giải pháp phòng, chống dịch phù hợp; tiếp tục triển khai hiệu quả phòng, chống các dịch bệnh khác.
Ca COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5 đã xuất hiện tại 3 địa phương
Bộ Y tế cho biết, ngày 16/7 có 705 ca COVID-19 mới giảm 251 ca so với hôm qua. Trong ngày số khỏi gấp 10 lần số mắc mới, nhưng bệnh nhân nặng gia tăng. Sau nhiều ngày không có F0 tử vong, hôm qua đã ghi nhận 1 trường hợp tại Thái Nguyên tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.759.850 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.564 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.806.328 ca. Trong số các bệnh nhân đang theo dõi, điều trị có 45 trường hợp thở ô xy là 45 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 38 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca
Video đang HOT
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron, nhất là tại khu vực Châu Âu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.
Do đó, cần đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.
Bộ Y tế cũng cho biết hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước tại TP HCM, Hà Nội và Cần Thơ; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời. Qua báo cáo của hệ thống giám sát, biến thể phụ BA.2 vẫn là biến thể chủ đạo trong cộng đồng.
Những người không tiêm vaccine có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn khoảng 5 lần so với những người được tiêm
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 566,6 triệu ca, trên 6,38 triệu ca tử vong.
Hiện BA.5 đã trở thành biến thể phụ của Omicron lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ và khiến làn sóng dịch COVID-19 trỗi dậy ở một số nước châu Âu. Báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) của Mỹ cung cho thấy, trong tuần kết thúc ngày 9/7, biến thể phụ BA.5 chiếm 65% số ca mắc mới tại nước này.
Một nhóm nghiên cứu của Trung tâm y tế Mayo Clinic của Mỹ cho thấy bước đầu những người không tiêm vaccine COVID-19 có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn khoảng 5 lần so với những người được tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường; nguy cơ cần nhập viện điều trị và tử vong ở nhóm người này cũng cao hơn lần lượt là 7,5 lần và 15 lần so với người đã tiêm chủng.
Ngày 16/7, số ca mắc mới ở Hàn Quốc đã vượt ngưỡng 41.000 ca, mức cao nhất trong gần 2 tháng qua. Số ca mắc mới này cao hơn gấp đôi so với mức 20.286 ca ghi nhận trước đó một tuần. Trước đó, hôm 26/3, số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc đã lần đầu tiên chạm mốc 10.000 ca sau 3 tuần, sau đó tăng lên trên 20.000 ca vào ngày 9/7 và trên 40.000 ca vào ngày 13/7.
Cơ quan chức năng cảnh báo Hàn Quốc đang bước vào làn sóng dịch COVID-19 mới, chấm dứt xu hướng giảm từ mức đỉnh hơn 620.000 ca vào giữa tháng 3 và số ca mắc mới dự báo có thể tăng lên hơn 200.000 ca vào tháng 8 tới.
Biến thể phụ BA.5 chiếm 35% tổng số ca mắc mới COVID-19 của nước này vào tuần trước, tăng từ mức 28,2% một tuần trước đó.
Tại sao bác sĩ khuyên bạn nên cười ít nhất 7 phút mỗi ngày?
Một chuyên gia đã tiết lộ rằng chỉ mỉm cười trong 7 phút mỗi ngày có thể giúp tạo ra những lợi ích sức khỏe đáng chú ý, theo nhật báo Anh Mirror.
Mặc dù khiếu hài hước không thể chữa khỏi tất cả bệnh tật, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra những điều tích cực của tiếng cười.
Tiến sĩ Khaled Kasem, bác sĩ trưởng khoa Chỉnh hình răng tại phòng khám chỉnh nha hàng đầu châu Âu Orthodontics Clinic Impress (Anh), khuyên mọi người nên cố gắng mỉm cười ít nhất 7 phút mỗi ngày!
Ông giải thích: Lợi ích chính của tiếng cười là giảm căng thẳng.
Tiến sĩ Kasem cho biết, một trận cười sảng khoái giúp xua tan mọi căng thẳng, nhờ làm tăng mức hoóc môn "giảm đau" endorphin và giảm mức hoóc môn căng thẳng cortisol.
Đây là lý do tại sao nhiều bác sĩ kê liều thuốc "cười" cho bệnh nhân bị căng thẳng.
Tiếng cười là một hình thức giảm căng thẳng tuyệt vời, theo Phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).
Một chuyên gia đã tiết lộ rằng chỉ mỉm cười trong 7 phút mỗi ngày có thể giúp tạo ra những lợi ích sức khỏe đáng chú ý. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những lợi ích khác của tiếng cười
Lợi ích ngắn hạn
Một tiếng cười vui vẻ có tác dụng lớn trong ngắn hạn. Khi bắt đầu cười, nó không chỉ giúp giải tỏa tinh thần mà còn kích thích thể chất.
Tiếng cười có thể:
Kích thích nhiều cơ quan: Tiếng cười giúp tăng cường lượng không khí giàu oxy, kích thích tim, phổi và cơ bắp, đồng thời làm tăng mức endorphin do não tiết ra.
Giảm huyết áp: Tiến sĩ Kasem quan sát thấy rằng cười và đặc biệt là cười có thể làm giảm nhịp tim, nhịp hô hấp và do đó làm giảm huyết áp.
Làm dịu căng thẳng thể chất: Tiếng cười cũng có thể kích thích tuần hoàn máu và giúp thư giãn cơ bắp, cả hai đều có thể giúp giảm một số triệu chứng thể chất của căng thẳng.
Tiếng cười là một hình thức giảm căng thẳng tuyệt vời. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tác dụng lâu dài của tiếng cười
Tiếng cười cũng tốt về lâu dài, nó có thể:
Cải thiện hệ thống miễn dịch: Tiếng cười cũng có thể có lợi ích miễn dịch tiềm năng, giải phóng dopamine và do đó tăng cường sản xuất kháng thể cho hệ thống miễn dịch, theo Mirror.
Giảm đau: Tiếng cười có thể làm dịu cơn đau bằng cách khiến cơ thể tự sản xuất thuốc giảm đau tự nhiên endorphin, theo Mayo Clinic.
Tăng mức độ hài lòng: Tiếng cười cũng có thể giúp đối phó với những tình huống khó khăn một cách dễ dàng hơn. Nó cũng giúp kết nối với những người khác.
Cải thiện tâm trạng: Tiếng cười có thể giúp giảm bớt căng thẳng, trầm cảm và lo lắng và có thể giúp cảm thấy hạnh phúc hơn. Nó cũng có thể cải thiện lòng tự trọng.
Muốn cười rất dễ, có rất nhiều bộ phim vui nhộn, chương trình truyền hình, sách, tạp chí hoặc clip hài có thể giúp bạn cười sảng khoái, theo Mayo Clinic.
Nguyên nhân bất ngờ gây béo bụng Nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ - ngay cả ở những người trẻ, khỏe mạnh - có thể là một trong những nguyên nhân gây béo bụng. Nhật báo South China Morning Post mới đây dẫn nguồn một nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu y tế Mayo Clinic (bang Minnesota, Mỹ) cho hay tình trạng "ngủ...