Sáng 13/12: Hơn 1,05 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; 2 tỉnh nào không có F0 thứ phát trong 14 ngày?
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 1,05 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh, trong số các ca đang điều trị có gần 7.600 ca nặng; 2 tỉnh nào không có F0 thứ phát trong 14 ngày; Bình Dương triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn dân năm 2022.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.413.051 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.332 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.407.655 ca, trong đó có 1.051.903 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM 487.259), Bình Dương (287.252), Đồng Nai (92.246), Long An (39.240), Tây Ninh (38.696).
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 1,05 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh, trong số các ca đang điều trị có gần 7.600 trường hợp nặng
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.054.720 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.596 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.237 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.273 ca; Thở máy không xâm lấn: 126 ca; Thở máy xâm lấn: 942 ca; ECMO: 18 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 226 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.839 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.871.982 mẫu cho 71.322.461 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 132.266.442 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.832.161 liều, tiêm mũi 2 là 57.434.281 liều.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 417.000 ca mắc COVID-19 và trên 3.800 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 270 triệu ca, trong đó trên 5,32 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (48.854 ca), Pháp (43.848 ca) và Mỹ (trên 38.000 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.132 ca), Ukraine (238 ca) và Mexico (235 ca).
Video đang HOT
Trong bối cảnh danh sách các nước phát hiện những trường hợp nhiễm biến thể Omicron tiếp tục dài thêm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 12/12 cho biết những dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể Omicron dễ lây hơn chủng Delta và làm giảm hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19, nhưng lại gây ra ít triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Sức khỏe châu Phi của Nam Phi, ông Willem Hanekom, cũng cho rằng biến thể Omicron gây các triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với các biến thể như Delta và Beta, dù tốc độ lây lan của biến thể này rất nhanh.
Tính đến ngày 9/12, biến thể Omicron đã xuất hiện tại 63 quốc gia, trong đó tốc độ lây lan nhanh hơn được ghi nhận tại Nam Phi, nơi chủng Delta ít phổ biến hơn, và tại Anh, nơi Delta là chủng chủ đạo của các các lây nhiễm COVID-19.
Bác sĩ can thiệp khẩn cấp, hồi sinh sự sống trong đêm cho cụ ông mắc COVID-19, nhồi máu cơ tim
Chỉ trong 15 phút, các bác sĩ Bệnh viện Điều trị COVID-19 Trưng Vương đã tái thông mạch máu thành công, sinh hiệu bệnh nhân cải thiện ngoạn mục dù trước đó nhịp tim chỉ còn 30/lần phút, mạch đã rời rạc.
Bệnh nhân là ông L.H.T. (sinh năm 1949), được chuyển từ Bệnh viện Segaero Long An lên Bệnh viện Điều trị COIVD-19 Trưng Vương (TP HCM) vào khuya 11/12 với chẩn đoán nhồi máu cơ tim, choáng tim, nhịp chậm bộ nối… trên nền tăng huyết áp, đái tháo đường, nhồi máu não cũ; test nhanh Covid-19 cho kết quả dương tính.
Sau khi được can thiệp khẩn cấp trong đêm, bệnh nhân đã ổn định. Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt với người nhà (cũng là bệnh nhân COVID-19 có yếu tố nguy cơ được nhập viện cùng), tiếp tục được theo dõi, điều trị COVID-19 tại Khoa Tim mạch của Bệnh viện Điều trị COVID-19 Trưng Vương.
Bình Dương triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn dân năm 2022
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn dân năm 2022.
Theo đó, đối tượng tiêm chủng là toàn dân Bình Dương trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất được tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại của vaccine phòng COIVD-19, trong đó ưu tiên tiêm cho người chưa tiêm mũi 1, mũi 2.
Chiến dịch được triển khai ngay khi tiếp nhận vaccine đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu. Thời gian cụ thể theo các đợt phân bổ vaccine phòng COIVD-19 của Bộ Y tế và nguồn cung ứng vaccine (nhập khẩu và sản xuất trong nước) cho tỉnh Bình Dương.
Tổ chức tiêm tại các điểm tiêm chủng cố định tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đã đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19. Mỗi bàn tiêm tổ chức tiêm từ 400 người /ngày trở lên. Số lượng tiêm có thể tăng khi tuyến huyện, tuyến tỉnh tăng số bàn tiêm tại mỗi điểm tiêm.
Bên cạnh đó, thiết lập các điểm tiêm chủng lưu động để triển khai tiêm chủng với số lượng lớn như thực hiện tiêm cho học sinh tại các trường học, tiêm cho công nhân tại các khu công nghiệp, các cơ quan, doanh nghiệp hoặc ở khu vực thành phố với đối tượng cần tiêm lớn, đông dân cư nhưng các điểm tiêm cố định trên địa bàn không đảm bảo cho giãn cách với số lượng người đông trong cùng một thời điểm. Điểm tiêm chủng lưu động có thể ở các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, nhà văn hóa…; có thể thiết lập nhiều bàn tiêm tại điểm tiêm chủng lưu động.
Để triển khai chiến dịch tiêm chủng đảm bảo chất lượng, an toàn, kịp tiến độ, phải đảm bảo số lượng nhân lực cần thiết để triển khai một điểm tiêm chủng là 03 nhân viên y tế và 03 cán bộ hỗ trợ.
Tính từ đợt dịch thứ 4, Bình Dương ghi nhận 287.252 ca mắc COVID-19 (qua xét nghiệm RT-PCR), 2.921 bệnh nhân tử vong.
Các cơ sở điều trị toàn tỉnh đang điều trị: 2.232 bệnh nhân (tầng 1: 1.064 bệnh nhân, tầng 2: 812 bệnh nhân và tầng 3: 356 bệnh nhân).
Đến nay, tỉnh đã tiêm 4.309.130 liều/5.054.180 liều vaccine phòng COVID-19 được phân bổ (2.464.232 liều mũi 1 và 1.844.898 liều mũi 2). Đã tiêm được 256.706 liều vaccine phòng cho COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 162 Trạm y tế lưu động (gồm 99 Trạm y tế lưu động tại các xã, phường thị trấn; 43 Trạm y tế lưu động trong khu, cụm công nghiệp; 20 Tổ lưu động của Quân Y).
Bến Tre số F0 cao nhất miền Tây, các tỉnh khác ca cộng đồng không giảm trong ngày qua
Bến Tre ghi nhận thêm 803 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ngày 12/12, trong đó có 782 ca cộng đồng. Trong ngày tử vong 3 ca, số ca tử vong cộng dồn 87.
Đồng Tháp có số ca mắc COVID-19 cao với 745 người, trong đó có 292 ca cộng đồng. Trong ngày thêm 8 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 355.
TP Cần Thơ có thêm 669 ca mắc mới COVID-19 và 7 ca tử vong. Tính từ ngày 8/7 đến nay, Cần Thơ đã có 37.578 ca mắc COVID-19, trong đó có 20.224 ca khỏi bệnh và 312 ca tử vong.
Tại Cà Mau trong số 675 ca có đến 437 ca cộng đồng. Tính đến ngày 12/12, Cà Mau đã ghi nhận 16.405 ca COVID-19; hiện đang điều trị 8.166 ca, tử vong 70 ca.
Sóc Trăng có thêm 594 ca mắc mới nhưng có đến 732 ca khỏi bệnh, 7 ca tử vong. Đến nay tỉnh đã có 24.842 ca mắc, trong đó có 18.738 ca khỏi bệnh, 167 ca tử vong.
Vĩnh Long ghi nhận 584 ca mắc COVID-19, trong đó 316 ca cộng đồng; trong ngày thêm 6 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 157.
Bạc Liêu có 563 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 275 ca cộng đồng. Số ca tử vong trong ngày 6, nâng số tử vong lên 165 trường hợp.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân Ảnh: Công Thắng
Trà Vinh ghi nhận 475 ca mắc COVID-19, trong đó 416 ca cộng đồng. Trong ngày thêm 3 trường hợp tử vong, nâng số ca tử vong lên 72.
An Giang ghi nhận 422 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 336 ca cộng đồng. Trong ngày có 25 trường hợp tử vong, lũy kế bệnh nhân tử vong là 619 ca.
Tiền Giang có 367 ca F0, trong đó 21 ca cộng đồng, 346 ca trong khu cách ly, trong ngày thêm 17 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 672.
Kiên Giang phát hiện 328 F0, trong đó 174 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 24.619, ca điều trị khỏi 21.143.
Vỡ hụi Sài Gòn, mẹ già 82 tuổi cùng các con mất sạch 4 tỷ đồng
Nhiều con hụi tại TP.HCM đã gửi đơn tố cáo việc chủ hụi ôm tiền và đi khỏi nơi cư trú. Số tiền ước tính lên tới cả trăm tỷ đồng và nữ chủ hụi có thể đã không còn ở Việt Nam.
Mẹ già 82 tuổi và các con mất 4 tỷ đồng tiền hụi
"Cả nhà mất sạch tiền hụi rồi má ơi... " - thông báo của ông Ngọc khiến bà Tám bị sốc. Bà được đưa vào Bệnh viện Gia Định cấp cứu ngày 12/5. Ít ngày sau khi về nhà, cụ bà 82 tuổi lại suy nghĩ nhiều, huyết áp lên, bà tiếp tục nhập Bệnh viện quận Bình Thạnh điều trị lần thứ hai. Từ đó đến nay thể trạng bà yếu hẳn.
"Tôi góp hụi hơn 2,3 tỷ. Em út gần 1 tỷ. Hai đứa em khác 600 triệu. Má tôi 80 triệu. Tôi đau quá. Tôi ngu quá", ông Ngọc không thể cầm lòng.
Số tiền khoảng 4 tỷ đồng được gia đình ông góp hụi cho một người phụ nữ tên Nguyễn Ngọc Linh Thùy. Quen biết chủ hụi đã lâu, gia đình ông Ngọc không mấy đắn đo khi góp hụi.
Bà Tám nhập viện cấp cứu sau khi biết chủ hụi đã mất liên lạc
Mới đầu, số tiền tham gia nhỏ, chỉ khoảng 2-3 triệu đồng sau đó tăng dần lên. Ông tham gia nhiều dây hụi khác nhau đều do bà Thùy làm chủ. Khi liệt kê số tiền bị mất trong lá đơn tố cáo gửi tới Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM, ông Ngọc giật mình khi nhìn vào dãy số dài các dây hụi mình đã nộp tiền. Thống kê có tới 49 dây đóng hụi khác nhau.
"Tiền mấy anh em trong gia đình buôn bán, tích cóp làm ăn mãi mới được. Từ bữa tới giờ tôi không thể ngủ được, xuống mất mấy ký. Gia đình suy sụp".
Lá đơn của ông Ngọc chỉ là một trong hàng chục lá đơn tố cáo của các bị hại trong vụ việc này. Nếu đây là một vụ bể hụi, ước tính số tiền "bốc hơi" lên tới cả trăm tỷ đồng.
Đứng ra nộp đơn tố cáo cùng ông Ngọc còn có ông Bình, đây là con hụi sống cách nhà bà Thùy chưa đầy 2km. Số tiền ông Bình bị mất khoảng 300 triệu đồng.
"Tôi chơi hụi chỗ bà Thùy được gần 2 năm. Mọi khi đến kỳ tiền vẫn được trả đều. Lần cuối cùng tôi đóng hụi là ngày 25/4. Hôm đó, gặp thấy bà này tỉnh queo, không có gì bất thường, có thể đã lập kế hoạch lừa đảo từ trước. Mấy căn nhà người phụ nữ này mua đều đã sang tên cho họ hàng. Giờ tôi tố cáo bà Thùy về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản", ông Bình thông tin.
Các con hụi tập trung tại hẻm 124 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Mẹ ông Bình cũng tham gia đường dây chơi hụi của Linh Thùy, do bị bệnh nên trước đó gia đình đã rút dần số tiền vài trăm triệu để chữa bệnh cho bà, nếu không giờ cũng mất trắng.
Ông Bình chơi 6 dây hụi khác nhau, trung bình một tháng đóng khoảng 70-80 triệu cho chủ hụi. Số tiền đã mất, ông đang phải giấu không cho vợ biết.
Con hẻm nhỏ không yên bình
Ngày 10/5, sự việc chủ hụi mất liên lạc vỡ lở. Ít ngày sau, một nhóm chat kín trên zalo với 111 thành viên được lập. Đây là số lượng các con hụi đang mất tiền mà chị Vân tổng hợp được từ điện thoại mọi người cung cấp.
"Nhóm zalo chưa đủ. Mấy cô, bác lớn tuổi đâu biết dùng zalo. Chưa kể những người ở xa nữa. Q.4, Q.5, Q.8 rồi cả TP. Thủ Đức. Tôi biết có gia đình đang mất 20 tỷ nhưng vì lý do cá nhân họ không làm đơn mà thuê luật sư riêng để đòi tiền", Vân nói.
Giống nhiều người nộp đơn tố cáo khác, nhà Vân nằm cùng con hẻm với chủ hụi. Con hẻm 124, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh ai nấy giờ đều xôn xao thông tin vụ việc. Chị mất hơn 800 triệu tiền gốc. Trong đó, có số tiền bà ngoại gửi về từ nước ngoài để lo mọi chuyện trong gia đình sau này lúc già yếu.
Một bảng kê số tiền ông Ngọc đã đóng hụi
"Trước giờ nhà đó uy tín lắm, 2h khui hụi thì 6h trả tiền. Lần nào đi đâu chị ta cũng thông báo đầy đủ cho các dây hụi và người tham gia, giờ biến mất và khóa cửa nhà luôn. Bà con họ hàng quanh đây thì trốn trong nhà, không dám bước chân ra ngoài gặp người dân".
Nguyễn Ngọc Linh Thùy sinh năm 1974 và có quốc tịch Úc. Bà Thùy về Việt Nam, sau đó tổ chức hoạt động mở hụi từ hơn 10 năm trước. Số tiền người tham gia chơi lúc đầu còn nhỏ, sau tạo được sự tin tưởng nên dần dần bà Thùy huy động được số tiền lớn từ người tham gia. Nhiều dây hụi với các giá trị khác nhau được mở: 2 triệu - 3 triệu - 5 triệu - 10 triệu - 20 triệu - 50 triệu đều do Việt kiều Úc này làm chủ với số lượng con hụi lớn.
Thậm chí, trước khi biến mất, nữ chủ hụi còn hỏi vay mượn số tiền hàng tỷ đồng từ nhiều người khác nhau.
"Có người góp hụi để chờ sinh con thì giờ mất tiền. Có người đang nuôi con nhỏ 3 tháng mà mất hơn 2 tỷ, buồn chán quá nên mất sữa chăm bé luôn. Đến cả người làm tóc cho bà đó có 20 triệu tiền hụi cũng bị hốt", chị Vân kể.
Tính đến nay, hàng chục lá đơn tố cáo nữ Việt kiều Nguyễn Ngọc Linh Thùy về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được gửi tới cơ quan công an; đồng thời, thông tin cũng được gửi tới Tổng Lãnh sự quán Úc tại TP.HCM trong trường hợp bà Thùy đã rời khỏi Việt Nam, quay về Úc.
Việt Nam mong Campuchia giải tỏa bè nổi trên sông Mê Kông với lộ trình hợp lý Việt Nam mong Campuchia di dời các bè nổi trên khu vực sông Mê Kông với lộ trình hợp lý và khả thi, có bố trí khu vực tái định cư để người dân, trong đó có người gốc Việt, sớm ổn định cuộc sống. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng . ẢNH BNG Chiều 10.6, tại cuộc họp...