Sáng 11/2: Gần 2.700 ca COVID-19 nặng đang điều trị; F0 tăng, đẩy mạnh bảo vệ nhóm có nguy cơ cao
Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 2,2 triệu bệnh nhân COVID-19 khỏi, trong số các ca đang điều trị có gần 2.700 F0 nặng; Trước tình hình COVID-19 gia tăng, các địa phương đẩy mạnh quản lý, bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.430.683 ca mắc COVID-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 24.616 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.423.553 ca, trong đó có 2.203.777 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.109), Bình Dương (293.068), Hà Nội (159.735), Đồng Nai (100.002), Tây Ninh (88.659).
Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 2,2 triệu bệnh nhân COVID-19 khỏi, trong số các ca đang điều trị có gần 2.700 F0 nặng
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.206.594 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.699 ca, trong đó:Thở ô xy qua mặt nạ: 1.871 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 335 ca; Thở máy không xâm lấn: 115 ca; Thở máy xâm lấn: 361 ca; ECMO: 17 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 89 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.688 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.497.427 mẫu tương đương 77.518.004 lượt người, tăng 65.378 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 184.129.785 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.162.150 liều, tiêm mũi 2 là 74.486.438 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 30.481.197 liều.
TP HCM: Giải thể nhiều Bệnh viện dã chiến và Trung tâm hồi sức COVID-19
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai- Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, Sở Y tế đã có văn bản trình UBND TP HCM tham mưu chuyển đổi công năng, duy trì hoạt động Bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung điều trị và Trung tâm hồi sức COVID-19.
Theo đó, TP HCM tiếp duy trì các Bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 tại các quận, huyện; cơ sở thu dung điều trị tại Khu chế xuất – Khu công nghiệp. Bên cạnh đó, sắp xếp lại bệnh viện đã chuyển đổi công năng, tách đôi điều trị COVID-19 như Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Trưng Vương, An Bình… phục hồi lại công năng hoặc thành lập khoa điều trị COVID-19.
Song song đó, ngành y tế cũng trình UBND TP HCM ngưng hoạt động Trung tâm hồi sức COVID-19 và tạm ngưng hoạt động của các Bệnh viện dã chiến số 6, số 8 và số 12.
Lý giải về việc tạm ngưng Trung tâm hồi sức COVID-19, đại diện Sở Y tế TP HCM cho rằng, hiện nay số bệnh nhân nằm điều trị tại đây rất ít nên cơ sở này đã hoàn thành sứ mệnh của mình và sẽ được trả lại cho Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 để tiếp tục đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân có liên quan đến bệnh lý về ung thư. Khi bệnh viện được phép giải thể, các trường hợp đang chữa bệnh tại đây sẽ được chuyển về Bệnh viện dã chiến 3 tầng tiếp tục điều trị.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết thêm, Thành phố sẽ duy trì Bệnh viện dã chiến 3 tầng gồm Bệnh viện dã chiến số 13, 14 và 16. Trong đó, các Trung tâm hồi sức COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 14 và 16 vẫn đảm bảo 600 giường hồi sức; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy sẵn sàng mỗi bệnh viện 200 giường hồi sức.
Ngành y tế đảm bảo luôn sẵn sàng 1.000 giường hồi sức và những bệnh viện giải thể sẵn sàng kích hoạt lại trong vòng 24 giờ khi số ca bệnh tăng lên.
Bộ Y tế đang làm các thủ tục để sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổiĐỌC NGAY
Vì sao cần thiết tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi?ĐỌC NGAY
Cần biết: Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tếĐỌC NGAY
Ca COVID-19 tăng, các địa phương tăng cường quản lý nhóm người có nguy cơ cao
Về chiến dịch bảo vệ đối tượng có nguy cơ cao, đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, Thành phố đẩy mạnh công tác bảo vệ người có nguy cơ cao cho đối tượng từ 65 tuổi trở lên và người có bệnh nền. Sau Tết, ngành y tế tiếp tục chiến dịch này và mở rộng ra đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Theo đó, các đơn vị đang lập danh sách các đối tượng này.
Sở Y tế Thành phố cũng cho biết, trong dịp Tết các quận, huyện đã vận động, thuyết phục được gần 100 người thuộc nhóm nguy cơ (trên 50 tuổi, trước kia vì nhiều lý do đã trì hoãn việc tiêm vaccine hoặc chưa được tiêm vaccine) tiêm vaccine trong đợt này.
Tỉnh Lào Cai yêu cầu Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý, bảo vệ tối đa các đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai), đảm bảo được tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều, tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất ngay tại địa phương (xã, phường, thị trấn); tổ chức tiêm lưu động, tại nhà cho người đi lại khó khăn.
Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang diễn biến phức tạp, số ca mắc hàng ngày tiếp tục tăng mạnh sau dịp Tết Nguyên đán. Tính đến ngày 10/2, Lào Cai đã có 9 bệnh nhân tử vong, đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền. Đặc biệt là đang có sự gia tăng trường hợp chuyển nặng, tử vong và các trường hợp trên đều chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng COVID-19.
Theo báo cáo của Sở Y tế Lào Cai, tính đến hết ngày 8/2, địa phương còn 4.334 người chưa tiêm vaccine, 16.352 người chưa tiêm mũi 2 và 513.965 người chưa tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 11/2 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 405.932.653 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.805.212 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 2.282.747 và 9.594 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 325.645.695 người, 74.450.085 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 89.748 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 247.128 ca nhiễm mới; Nga đứng thứ hai với 197.076 ca; Brazil đứng thứ 3 với (159.347 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.498 người chết trong ngày; tiếp theo là Brazil (828 ca) và Nga (701 ca).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 78.911.028 người, trong đó có 937.459 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, với tổng cộng 42.534.048 ca nhiễm, 507.208 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 27.119.500 ca bệnh và 636.017 ca tử vong.
Điều tra nguồn lây của 114 ca mắc Covid-19 tại TP.HCM
Trong số 710 bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận trong ngày 6/7, TP.HCM vẫn đang điều tra nguồn lây của 114 người.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong ngày 6/7, Bộ Y tế công bố thành phố ghi nhận 710 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 596 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa. 114 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM có tổng cộng 7.385 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
Từ ngày 17/6 đến nay, số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM duy trì ngưỡng trên 3 số. Đặc biệt, trong ngày 25/6, 3/7 và 6/7, TP.HCM vượt ngưỡng 700 bệnh nhân, trở thành địa phương có số ca nhiễm đông nhất trong các bản tin phòng, chống dịch Covid-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Người dân TP.HCM xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.
Hôm nay, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo TP.HCM ghi nhận 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong, trong đó BN19182 (62 tuổi, địa chỉ ở TP Thủ Đức) và BN17901 (nữ, 68 tuổi, địa chỉ ở huyện Bình Chánh). Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại TP.HCM trong đợt dịch này là 15.
HCDC cảnh báo mầm bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng, bất kỳ ai cũng có thể là F0. Để bảo vệ sức khỏe chính mình và hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh, mỗi người dân cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM và thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Theo HCDC, trong tháng 7, thành phố sẽ áp dụng thí điểm hệ thống VHD (VietNam Health Declaration) kết hợp giải pháp Stayhome và HCMCovidSafe để tăng cường công tác quản lý, giám sát cách ly tại nhà các ca nghi mắc Covid-19.
Mô hình này được áp dụng thí điểm tại quận 7, Gò Vấp, quận 12, Tân Bình và Đại học Quốc gia TP.HCM. Đến tháng 8, mô hình sẽ được triển khai áp dụng rộng rãi trên tất cả quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
Những con số nổi bật trong chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất ở TP.HCM
Trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất tại TP.HCM, ngành y tế huy động gần 5.000 nhân viên tại 650 điểm. Sau 7 ngày, hơn 800.000 người được tiêm vaccine phòng Covid-19.
3 bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM và Đồng Tháp tử vong, 1 trong 3 người không có bệnh nền Bộ Y tế vừa cho biết ghi nhận thêm 3 bệnh nhân COVID-19 tử vong, 1 trong 3 người không có bệnh nền. Ca tử vong 95 là bệnh nhân 17901, nữ, 68 tuổi, địa chỉ huyện Bình Chánh, TP.HCM. Bà có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính hôm 30-6 và được chuyển đến Bệnh viện huyện Bình Chánh, TP.HCM hôm 1-7....