Sáng 10/4: Số mắc COVID-19 trong cộng đồng giảm 36,9%; ca tử vong giảm 26,1%
Theo Bộ Y tế trong 3 tuần qua, số ca mắc mới COVID-19, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày.
So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng giảm 36,9%, số tử vong giảm 26,1%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 26,7%, số ca nặng, nguy kịch giảm 31,7%….
Số mắc COVID-19 trong cộng đồng giảm 36,9%, số tử vong giảm 26,1%
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 9/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 34.140 ca nhiễm mới, (giảm 5.195 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 10.715 ca trong cộng đồng. Số mắc mới này tương đương với thời điêm giữa tháng 2/2022.
Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 diễn ra hôm qua, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến chủng Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến chủng Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.
Trong 3 tuần qua, số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày, từ 150.000 ca mắc mới mỗi ngày xuống còn trên dưới 50.000 ca mỗi ngày (tương đương với tuần thứ 3 của tháng 2 vừa qua là thời điểm trước khi số mắc bắt đầu gia tăng cao nhất).
Theo Bộ Y tế trong 3 tuần qua, số ca mắc mới COVID-19, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày. So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng giảm 36,9%, số tử vong giảm 26,1%,
Số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, trong tháng 3 ghi nhận trên 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng 2; Số ca nặng từ hơn 3.600 ca xuống còn hơn 1.500 ca đang điều trị tại bệnh viện; số tử vong từ hơn 50 ca mỗi ngày xuống còn hơn 30 ca mỗi ngày.
“So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng giảm 36,9%, số tử vong giảm 26,1%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 26,7%, số ca nặng, nguy kịch giảm 31,7%. So với tháng trước, số ca tử vong giảm 28,6%. Tỷ lệ tử vong/mắc của 30 ngày qua giảm mạnh từ 0,13% tháng trước xuống còn 0,03% trong tháng này”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.
Kể từ đầu dịch đến ngày 9/4, Việt Nam có 10.169.929 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 102.850 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.162.185 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.520.081), TP. Hồ Chí Minh (601.116), Nghệ An (413.646), Bình Dương (381.381), Bắc Giang (372.998).
Video đang HOT
Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.497.532 ca
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.551 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.070 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 237 ca; Thở máy không xâm lấn: 41 ca; Thở máy xâm lấn: 201 ca; ECMO: 2 ca
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 33 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.794 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trẻ trên 14 tuổi đã được cấp căn cước công dân khi đi khám chữa bệnh không cần mang thẻ BHYT
Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những bệnh viện đầu tiên tuyến trung ương chấp nhận thẻ căn cước công dân trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện.
Theo đó, trẻ em từ 14 tuổi trở lên đã được cấp căn cước công dân, khi đi khám bệnh hoặc làm các thủ tục hành chính, chỉ cần sử dụng căn cước công dân, không cần mang theo thẻ BHYT.
Thông tin BHYT của bệnh nhân được tra trên cổng dữ liệu của hệ thống BHYT. Khi bệnh nhân đến khám, nhân viên của bệnh viện sẽ kiểm tra căn cước công dân (quét mã QR hoặc ứng dụng VNEID).
Nếu thông tin của bệnh nhân hợp lệ thì quy trình khám, chữa bệnh BHYT được tiến hành như quy trình sử dụng thẻ. Trường hợp chưa có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT hoặc người bệnh chưa có căn cước công dân gắn chip, thì bệnh viện giải thích để bệnh nhân nắm rõ thông tin, lựa chọn phương thức khám chữa bệnh phù hợp.
Gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi đã về đến Việt Nam
Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, lô vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi gồm 921.600 liều vaccine đã về tới Sân bay Nội Bài (Hà Nội).
Trước đó, Australia đã cam kết chia sẻ hơn 7,2 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em với Việt Nam. Số lượng vaccine còn lại sẽ được chuyển đến Việt Nam trong vài tuần tới.
Trước đó Bộ Y tế cho biết ngay sau khi vaccine về sẽ tiến hành các thủ tục kiểm định và phân bổ cho các địa phương để tiêm ngay sau đó. Việc tiêm chủng được thực hiênj với nhóm trẻ lớp 6 trước, sau đó sẽ hạ dần.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh tại hội nghị tập huấn mới đây về công tác tiêm cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong năm 2022. Ngành y tế đã tiến hành tập huấn trên toàn tuyến về công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ ở độ tuổi này.
Trong văn bản mới nhất về chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi, Bộ Y tế bắt buộc 100% cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác, thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành ngay trong ngày.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 10/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 498.318.349 ca, trong đó có 6.200.764 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 437 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 54 triệu ca và trên 62.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 9/4, thế giới có 66 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 798.308 trường hợp mắc COVID-19 và 2.088 ca tử vong.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc tiếp tục là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 185.000 ca), trong khi nước này cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 330 ca.
Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận hơn 82 triệu ca mắc, trong đó hơn 1 triệu ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm (hơn 43 triệu ca) trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (hơn 661.000 ca).
Sáng 7/8, Bộ Y tế công bố 3.794 ca Covid-19 tại 17 địa phương
Bộ Y tế cho biết đây đều là các ca lây nhiễm trong nước, trong đó có 933 ca trong cộng đồng. Tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi đến nay là hơn 62.000 ca.
Tính từ 18h30 ngày 6/8 đến 6h ngày 7/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.794 ca nhiễm mới, đều là các ca lây nhiễm trong nước tại TPHCM (1.836), Bình Dương (882), Đồng Nai (466), Tiền Giang (165), Long An (160), Bà Rịa - Vũng Tàu (100), Vĩnh Long (62), Phú Yên (31), Sơn La (20), Kiên Giang (17), Bình Định (17), Lâm Đồng (12), Đồng Tháp (11), Đắk Nông (7), Hải Dương (3), Bạc Liêu (3), Thanh Hóa (2), trong đó có 933 ca trong cộng đồng.
Như vậy, đến nay cả nước có 197.175 ca nhiễm trong đó có 2.338 ca nhập cảnh và 194.837 ca nhiễm trong nước. Số ca bệnh mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngày 27/4 đến nay là 193.267 ca, trong đó có 59.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Ảnh minh họa: Mạnh Quân.
Có 2/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn. Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
Về tình hình điều trị:
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 62.332 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 518 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
Trong ngày 6/8 có 451.256 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 8.528.267 liều, trong đó tiêm một mũi là 7.664.944 liều, tiêm mũi 2 là 863.323 liều.
TPHCM đề xuất thành lập 5 trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến 115 phục vụ công tác cấp cứu bệnh nhân. Các trạm cấp cứu này hoạt động trên cơ sở trưng dụng, chuyển đổi công năng một số xe vận chuyển hành khách của các đơn vị vận tải trên địa bàn.
Thành phố đề nghị các bệnh viện trong và ngoài công lập; các bệnh viện điều trị Covid-19 và Trung tâm Y tế các quận, huyện sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu, không để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.
TP Hà Nội xây dựng phương án mua sắm kịp thời vật tư, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm... để sẵn sàng đáp ứng với cấp độ 5.000 giường, 10.000 giường, 20.000 giường điều trị người bệnh Covid-19.
TP Đà Nẵng thí điểm cách ly tại nhà đối với F1 trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang. Điểm khác của Đà Nẵng so với hướng dẫn của Bộ Y tế là các F1 đã được cách ly tập trung 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2. TP cũng Triển khai thí điểm vòng đeo tay thông minh và phần mềm quản lý cách ly để hỗ trợ kiểm soát, quản lý chặt chẽ F1 tại nhà, đồng thời yêu cầu tất cả các chợ quét thẻ, mã QR Code đi chợ để quản lý thông tin người ra/vào chợ.
Gần 14.000 ca mắc mới Covid-19 tại 62 tỉnh thành Trong ngày 30/11, Việt Nam ghi nhận 13.966 ca Covid-19 tại 62 tỉnh thành, trong đó 7.549 ca cộng đồng. Cả nước tiêm được hơn 2,2 triệu liều vaccine, nâng tổng số vaccine đã tiêm lên 122 triệu liều. Tính từ 16h ngày 29/11 đến 16h ngày 30/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.972 ca nhiễm...