Sản xuất VietGAP được hưởng hỗ trợ 50% vốn đầu tư
Bạn đọc Ông Vừ A Minh (TP.Sa Pa, tỉnh Lào Cai) hỏi: Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho những sản phẩm tham gia sản xuất sạch trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Vậy chính sách này đã thực hiện chưa, và sẽ áp dụng cho những sản phẩm nào, điều kiện và chính sách hỗ trợ ra sao?
Ông Chu Tuấn Thanh trả lời:
Nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tham gia áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ( VietGAP), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình VietGAP trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Ngay sau đó, Bộ NNPTNT cũng ra Thông tư 53/2012 về danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01, gồm:
- Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, hồ tiêu, lúa.
- Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò sữa, ong.
Video đang HOT
- Sản phẩm thủy sản: Cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi.
Tuy nhiên để được hưởng chính sách hỗ trợ, sản phẩm đó phải đáp ứng 2 điều kiện: Thứ nhất, sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế hoặc VietGAP, GAP, hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ do Bộ KHCN công bố; hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ khác được Bộ NNPTNT công nhận cho áp dụng. Thứ hai, sản phẩm chủ lực có thị trường tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.
Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Ảnh: Thiên Hương
Về chính sách hỗ trợ: Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí; hỗ trợ không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: Đường giao thông, thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung…
Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn… Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn và hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại.
Theo Danviet
Ông Ngọc "bao đồng" giỏi làm, giỏi vận động
Xuất ngũ về quê với thương tật , bệnh tật, ốm yếu, nhưng ông Đoàn Trung Ngọc (xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) không chỉ nỗ lực và biết cách làm giàu cho chính mình mà còn giúp nhiều hộ cùng vươn lên khá giả.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn thanh long rộng 8ha, ông Ngọc cho biết, mỗi năm thu nhập của ông khoảng 2 tỷ đồng. "Tôi đi lên từ nghề nông bằng hai bàn tay trắng. Tôi sản xuất đủ thứ vật nuôi, cây trồng, cơ cực lắm mới có được ngày hôm nay" - ông Ngọc thổ lộ.
Ông Ngọc đang ấp ủ "GAP hóa" vườn thanh long. Theo đó, sắp tới ông chỉ sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc ông Ngọc thành công với cây thanh long và trở thành tỷ phú khiến người dân địa phương rất khâm phục.
Ông Đoàn Trung Ngọc thu hoạch thanh long tại vườn. Ảnh: Trần Đáng
Trong thời gian tham gia Ban chấp hành Hội ND xã Hưng Thịnh, ông Ngọc đã vận động nông dân hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sản xuất kinh tế giỏi, xây dựng nông thôn mới... "Ý thức được mình là cán bộ, hội viên nòng cốt của Hội, tôi đã vận động gia đình và người dân đi đầu trong các phong trào"- ông Ngọc nói.
Hiện ở ấp Bàu Cá đã hình thành con đường đá rộng 8m, dài 1.500m do ông Ngọc và người dân chung tay làm nên. Trước đây, chính quyền địa phương cũng đã dự định nâng cấp con đường này, nhưng thấy dân chưa đồng tình nên đành thôi. Khi nghe ông Ngọc nói sẽ triển khai mở rộng con đường này và trồng trụ kéo điện, hơn chục hộ dân sống dọc con đường đồng thanh phản đối vì sợ mất đất, tài sản... "Tôi phải đi vận động bà con vì lợi ích chung đưa đường, đưa điện vào xóm ấp để dân tiếp cận với văn minh"- ông Ngọc thổ lộ.
Bằng nỗ lực kiên trì vận động và uy, ông Ngọc đã cùng người dân mở đường và kéo điện chạy dọc con đường này. Từ chỗ người dân chỉ có đường mòn để đi, giờ đây bà con đã có con đường rộng thênh thang vận chuyển nông sản dễ dàng. Đường điện kéo đến thắp sáng tận các nhà. Những hộ nông dân nghèo quá, ông Ngọc còn trả tiền điện thay.
Làm Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ xã Hưng Thạnh, ngoài việc kết nối doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con trồng thanh long, ông Ngọc còn hỗ trợ nông dân hàng chục ngàn hom giống, hiến tặng 1.000m2 đất để chung sức xây dựng chương trình nông thôn mới. Ông và gia đình còn ủng hộ kinh phí cho địa phương xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây tặng 5 sân cầu lông...
Mô hình trồng rau VietGap khép kín của Vingroup Hôi đâu tháng 10, VinEco - Tâp đoàn Vingroup đã cho ra sản phâm rau VietGap, GlobalGap gôm các chủng loại như rau muống hạt, mướp đắng, mướp ngọt, rau dền xanh, rau lang ngọn, rau bí, xà lách, dưa chuột... Tất cả loại rau củ quả trên đều được gieo trồng trên các nông trường của VinEco tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc),...