Sản xuất thịt lợn, thịt gà,… từ khí CO2
Air Protein, một công ty khởi nghiệp của Mỹ mới đây thông báo nắm trong tay công nghệ làm ra thịt từ khí CO2 – loại khí được xem là thủ phạm gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.
Công nghệ của công ty này dựa trên ý tưởng có từ hơn nửa thế kỷ trước của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đó là tái sử dụng khí CO2 do các phi hành gia thải ra trong không gian kín của tàu con thoi để chế biến thành thực phẩm phục vụ lại cho chính những phi hành gia này.
Để tạo ra loại thịt từ không khí, Air Protein đã dựa vào vi khuẩn hydrogenotrophic, loại vi khuẩn có thể tổng hợp ra tế bào sợi từ khí CO2. Quá trình chuyển hóa này cũng gần giống quá trình lên men làm sữa chua hoặc ủ men bia.
Theo đó, với các bình ủ men có vi khuẩn, các nhà khoa học đưa vào đó khí CO2 cùng với nước và nhiều khoáng chất. Sản phẩm thu được là loại bột màu nâu nhạt chứa đến 80% protein nhưng không có mùi vị.
Từ nguyên liệu này, sau khi pha chế với những thành phần khác, nhà sản xuất có thể làm ra nhiều thực phẩm khác nhau như thịt lợn, thịt gà tây, bánh protein, nhân thịt cho bánh hamburger…
Air Protein khẳng định phát minh của họ sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất thực phẩm trong tương lai bởi do sản xuất trong bình chứa nên không lệ thuộc vào điều kiện đất đai, nguồn nước và điều kiện thời tiết như cách con người đang nuôi trồng hiện nay.
Xét về mặt dinh dưỡng, loại thịt từ không khí này được tạo thành với 9 axit amin chính yếu như của “thịt thật”. Chưa kể loại thịt của Air Protein còn chứa nhiều vitamin như B12, hơn hẳn các loại “thịt chay” có thể gây thiếu chất cho những người chọn chế độ ăn chay.
Air Protein dự kiến đưa vào thị trường loại thịt này vào năm 2020.
Theo Chinhphu.vn
Năm 2020, huyện Chương Mỹ sẽ loại bỏ tình trạng đốt rơm rạ
Thực hiện lộ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2020 sẽ loại bỏ được tình trạng đốt rơm rạ trên địa bàn, huyện Chương Mỹ đã và đang triển khai nhiều hoạt động tích cực...
Đốt rơm rạ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã và đang triển khai thu hoạch lúa mùa. Mặc dù đã thực hiện tuyên truyền, vận động nhưng tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp ngoài cánh đồng vẫn còn không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây hiện tượng mù khói, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông, đặc biệt trong những ngày thời tiết xấu và bất thường.
Theo lý giải của người dân, vì không có nhu cầu sử dụng rơm rạ nên bà con đốt để lấy tro bón ruộng vào mùa tiếp theo; việc đốt rơm rạ cũng mang lại nhiều tiện lợi như không tốn công xử lý rơm rạ, tiêu diệt được mầm mống dịch hại...
Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, việc đốt rợm rạ với khối lượng lớn sẽ tạo ra một lượng lớn khí CO, CO2, NO2, SO2 và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển, ảnh hưởng không nhỏ đến lưới điện.
Việc người dân cho rằng đốt rơm rạ ra tro để làm phân bón ruộng là nhận thức sai lầm bởi khi bị đốt thành tro, các chất hữu cơ có trong rơm rạ do nhiệt độ cao sẽ biến thành chất vô cơ, làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng. Phần tro chỉ còn lại rất ít chất phốt pho, kali, canxi, silic... nên không giúp ích đáng kể cho cây trồng.
Theo thống kê Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ đưa ra, trung bình hang năm, huyện có gần 103 nghìn tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, nếu cứ đốt bỏ thì sẽ thải ra môi trường khoảng 5.000 tấn khí CO2.
Khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người hít phải bị ho, hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè hoặc có cảm giác ngạt thở...
Đặc biệt, vào những ngày trời ẩm hoặc đứng gió, khói rơm khuếch tán chậm trong không khí còn gây tác hại dài ngày. Đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn. Đây là loại ô nhiễm rất đáng lo ngại.
Nếu như với ô nhiễm bụi đường bình thường thì dùng khẩu trang có thể ngăn chặn được, còn với ô nhiễm bụi mịn thì khẩu trang cũng vô ích, bụi chui sâu vào phổi, gây các bệnh về hô hấp, thậm chí ung thư.
Không những vậy, việc đốt lượng rơm rạ lớn trong cùng một lúc sẽ làm nóng bầu khí quyển, khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn, sự lưu thông khí kém hơn, trong khi đó mức độ ô nhiễm không khí lại cao do khí thải độc hại từ động cơ và khu công nghiệp không thoát lên cao mà tập trung dưới mặt đất, dễ gây ra hiện tượng mù quang hóa.
Để giảm thiểu tác hại trên đối với môi trường và để đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 theo lộ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố không còn tình trạng đốt rơm rạ, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã ban hành kế hoạch số 238 ngày 01/10/2018 về việc thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2018 - 2020.
Theo đó, năm 2019 huyện sẽ xử lý triệt để việc đốt rơm rạ trên địa bàn một số xã, thị trấn được lựa chọn. Năm 2020 sẽ thực hiện ở 100% các xã, thị trấn trên địa bàn, đảm bảo không còn hiện tượng đốt rơm rạ trên các cánh đồng.
Năm 2019, Ủy ban nhân dân huyện đã đăng ký với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội năm 2019 có 100 ha xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học FITO-BIOMIX RR; Tích cực tuyên truyền vận động các hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ, sử dụng rơm rạ làm phân bón, thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nhiên liệu đốt...
Cùng đó, huyện Chương Mỹ cũng tìm kiếm, kêu gọi các doanh nghiệp sử dụng rơm rạ để làm đệm sinh học, làm than sinh học, làm giấy, làm hàng thủ công... thu mua rơm rạ trên địa bàn. Như vậy, với nỗ lực tích cực như vậy, huyện Chương Mỹ sẽ sớm loại bỏ được tình trạng đốt rơm rạ trên địa bàn.
Nguyễn Minh
Theo laodongthudo
Ngoài thủy ngân, những hóa chất nào trong vụ cháy Rạng Đông có thể gây độc? Chất độc phát tán sau vụ cháy công ty Rạng Đông có thể gồm thủy ngân, bột huỳnh quang và một số hóa chất độc hại khác đều không tốt cho sức khỏe khi tiếp xúc hay hít thở. PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết, sau vụ cháy Công...