Sản xuất thành công kháng thể diệt virus corona
Các nhà nghiên cứu tại Hà Lan đã sản xuất ra loại kháng thể đơn dòng có thể kiềm chế virus corona trong phòng thí nghiệm, đem lại hi vọng về loại thuốc chống Covid-19.
Các nhà nghiên cứu tại đại học Utrecht, trung tâm y khoa Erasmus và Harbor BioMed tại Hà Lan mới đây đã công bố nghiên cứu về kháng thể đơn dòng có thể diệt virus corona trên tế bào.
Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy loại kháng thể được đặt tên là 47D11 có thể nhắm vào gai protein của virus SARS-CoV-2 và vô hiệu hóa gai này. Theo Bloomberg, trong thí nghiệm tại đại học Utrecht, kháng thể không chỉ vô hiệu hóa được virus SARS-CoV-2 mà còn cả loại virus tương tự là SARS-CoV-1, từng gây ra bệnh SARS đầu những năm 2000.
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 thoát khỏi một tế bào dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là các kết quả trong phòng thí nghiệm. Chúng sẽ phải được thử nghiệm trên động vật, sau đó là trên người để chứng minh sự hiệu quả và an toàn, trước khi có thể đem vào ứng dụng cho bất kỳ loại thuốc nào.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu về tác dụng lâm sàng và cơ chế chính xác giúp kháng thể chống lại virus.
Kháng thể đơn dòng là các loại protein nhân tạo, mô phỏng cơ chế của kháng thể do cơ thể tổng hợp trong phản ứng miễn dịch để cơ thể chống lại virus, vi khuẩn. Các loại kháng thể đơn dòng sẽ chỉ hướng tới vô hiệu hóa một loại mầm bệnh duy nhất. Để tạo ra kháng thể, các nhà khoa học đã thử nghiệm bệnh trên chuột biến đổi gen và lấy kháng thể do chúng tạo ra.
Sau khi kiểm nghiệm lại, 47D11 cho thấy khả năng vô hiệu hóa virus. Nhóm nghiên cứu sau đó phải chỉnh sửa loại kháng thể để phù hợp với cơ thể người.
“Kháng thể đơn dòng tấn công vào các điểm yếu trên protein bề mặt của virus ngày càng được coi như một loại thuốc hứa hẹn với các dịch bệnh lây lan, và cho thấy hiệu quả trị liệu với nhiều loại virus”, nhóm tác giả cho biết.
Việc tìm ra các kháng thể hiệu quả chống lại virus corona sẽ làm tăng khả năng sớm có thuốc điều trị Covid-19. Ảnh: NIAID.
Ngoài các bệnh miễn dịch, kháng thể đơn dòng còn được dùng trong điều trị ung thư.
Theo Reuters, phương pháp điều trị bằng kháng thể có khác biệt so với vaccine. Vaccine tạo kháng thể tự nhiên, do chính cơ thể người được tiêm tạo ra, trong khi đó phương pháp tiêm kháng thể sẽ đưa vào bệnh nhân những kháng thể đã có sẵn. Tuy vậy, phương pháp này vẫn có thể dùng cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thông thường, sẽ phải mất khoảng 2 năm để một loại thuốc đi từ quá trình nghiên cứu tới cấp phép và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, quá trình này có thể sẽ được đẩy nhanh.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều chuyên gia trên thế giới tin rằng việc thử các kháng thể lên người là một quyết định mạo hiểm.
“Các biện pháp chữa bệnh cần được thử nghiệm và theo dõi sát sao trước khi đưa vào cơ thể người. Tuy nhiên, việc tìm thấy các phương pháp điều trị mới cũng là điều tích cực trong thời điểm hiện tại.
Càng có nhiều phương pháp, công cuộc tìm ra thuốc chống virus corona càng gần hiện thực”, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Ben Cowling từ Đại học Hong Kong chia sẻ.
Cách đây ít ngày, công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH – Bộ Y tế) cho hay Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vắc xin và tiêm thử nghiệm trên chuột.
TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH, cho biết ngay từ khi Việt Nam ghi nhận người mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này.
Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắc xin.
Lợi ích khi virus nCoV đột biến gen Chủng virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 thuộc kiểu virus RNA và có thể đột biến sau mỗi lần nhân bản. Điều này còn có thể giúp con người theo dõi cũng như kiểm soát dịch.
Roche được Mỹ cấp phép xét nghiệm kháng thể trong máu xác định COVID-19
Ngày 3/5, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Thụy Sĩ Roche cho biết đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đối với bộ xét nghiệm kháng thể trong máu để xác định xem bệnh nhân có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.
Thomas Schinecker, phụ trách mảng chẩn đoán của Roche, cho biết tập đoàn này sẽ đẩy mạnh sản xuất để tăng số lượng xét nghiệm từ 50 triệu bộ/tháng lên hơn 100 triệu bộ/tháng vào cuối năm nay.
Hình ảnh virus corona. Ảnh: IRNA/TTXVN
Các chính phủ, công ty dược phẩm lẫn các nhà khoa học đang tìm kiếm hình thức xét nghiệm huyết thanh nhanh chóng, chính xác như vậy để xác định người nhiễm bệnh COVID-19, người có một số miễn dịch để từ đó có các chiến lược sơ bộ giúp chấm dứt tình trạng "phong tỏa" hiện được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm ngăn ngừa đại dịch lan rộng. Roche cũng sản xuất các xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để tìm ra các ca nhiễm COVID-19.
Theo tập đoàn này, xét nghiệm kháng thể của Roche có tỷ lệ đặc hiệu vượt 99,8% và độ nhạy 100%, đồng nghĩa sẽ có rất hiếm hoi những kết quả dương tính "giả" và không có những kết quả âm tính "giả". Roche cho biết xét nghiệm của mình sẽ lấy máu tĩnh mạch, với độ chính xác cao hơn lấy máu ở đầu ngón tay.
Những xét nghiệm kháng thể tương tự cũng đang được phát triển bởi nhiều hãng dược phẩm khác như Abbott và Becton Dickinson (Mỹ) hay DiaSorin (Italy). Abbott cho biết độ đặc hiệu và độ nhạy trong xét nghiệm của mình là 99,5% và 100%. Trong khi đó, Diasorin cho biết xét nghiệm Liason XL của mình có độ đặc hiệu 98,5% và độ nhạy 97,4%. Hiện Roche chưa cho biết mức giá đối với xét nghiệm kháng thể của mình.
Roche là tập đoàn công nghệ sinh học hàng đầu thế giới, từng phát triển các loại thuốc mang lại hiệu quả khác biệt trong điều trị ung thư, miễn dịch, bệnh truyền nhiễm, nhãn khoa và các bệnh của hệ thống thần kinh trung ương. Roche cũng là công ty tiên phong toàn cầu về dược phẩm và chẩn đoán tập trung vào việc thúc đẩy khoa học cải thiện cuộc sống của con người.
WHO: 'Không có bằng chứng' rằng người ta không thể tái nhiễm Covid-19 Tổ chức Y tế Thế giới ngày 25/4 nói rằng hiện "không có bằng chứng nào cho thấy những người hồi phục khỏi virus corona sẽ không bị nhiễm lại", ngay cả khi họ đã có kháng thể. Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo về "miễn dịch cộng đồng", "chứng chỉ không có nguy cơ đối với những...