Sản xuất nông nghiệp Việt Nam lớn nhưng rất bấp bênh
Trước việc sức sản xuất nông nghiệp trong nước rất lớn nhưng lệ thuộc nhiều vào thị trường và bấp bênh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, trong điều kiện thị trường mất cân xứng, “triệu người bán, vạn người mua”, nếu không liên kết, người nông dân sẽ chịu thiệt.
Ngày 18/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển 15.000 hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX nông nghiệp có hiệu quả đến năm 2020.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) – cho biết, tính đến hết tháng 6/2018, cả nước có 39 liên hiệp HTX và 12.596 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hội nghị về phát triển HTX, liên hiệp HTX
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sức sản xuất nông nghiệp của Việt Nam rất lớn nhưng rất lệ thuộc thị trường và thường rất bấp bênh. Bên cạnh đó, chuỗi giá trị nông nghiệp chưa sâu, hầu hết nông sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô hoặc trong phân khúc chế biến chuỗi giá trị rất ngắn.
Dẫn chứng về nhận định trên, Bộ trưởng NN&PTNT đề cập tới việc chuỗi cà phê Việt Nam đứng thứ hai thế giới về sản xuất nhưng chỉ chiếm 8% chuỗi giá trị toàn cầu. “Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân bao trùm là khâu liên kết trong tổ chức sản xuất, kể cả khâu tổ chức sản xuất, chế biến, làm thị trường rất rời rạc, thiếu nhân tố hợp tác xã nên nông dân chơi vơi, doanh nghiệp cũng chơi vơi” – ông Cường nói.
Video đang HOT
Đánh giá về tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, sau nhiều nỗ lực của các cấp, các ngành, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đến nay đã thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài, bắt đầu có bước phát triển khởi sắc, đóng góp vào GDP 5,6% và có thể đạt được mục tiêu của năm 2020 là có 15.000 HTX.
“Kinh tế hộ đã có một thời kỳ “vàng son” và giúp cho nông nghiệp phát triển vượt bậc, nhưng bây giờ sức sống của kinh tế hộ cần có mô hình theo kiểu mới là mô hình kinh tế hợp tác, HTX kiểu mới. Bởi trong điều kiện thị trường mất cân xứng, triệu người bán, vạn người mua, nếu không liên kết, người nông dân sẽ chịu thiệt” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Thủ tướng, thành lập HTX là nhiệm vụ bắt buộc, là mệnh lệnh để thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Chính phủ. Chủ thể vẫn là người nông dân, là đầu mối để đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất lớn, phát huy vai trò kinh tế hộ, tăng cường liên kết HTX với nông dân, các nhà khoa học.
Phó Thủ tướng thăm mô hình trồng rau sạch của một HTX tại Đà Lạt
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu phải khắc phục việc buông lỏng, phải tránh chuyện hành chính cưỡng ép, tránh chuyện thành tích, khắc phục tình trạng đưa vào cho đủ chỉ tiêu phát triển hợp tác xã để xét công nhận nông thôn mới. Vấn đề không phải là có hay không mà hoạt động hiệu quả thế nào, dứt khoát không để chạy theo bệnh hình thức.
Về vấn đề liên kết, Phó Thủ tướng lưu ý, dù hình thức liên kết nào thì cuối cùng vẫn phải gắn với tiêu thụ cho nông dân, cần bám sát chương trình mỗi làng một sản phẩm, khắc phục tình trạng được mùa, mất giá. Bên cạnh việc phát triển HTX, cần chú ý đến mô hình tổ hợp tác, đây là nguồn để phát triển lên HTX, đảm bảo cho mục tiêu 15.000 HTX đến năm 2020.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra ứng phó bão số 4 tại Quảng Ninh
Nhằm chuẩn bị công tác ứng phó với bão số 4, ngày 16.8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão tại tỉnh Quảng Ninh.
Tới thời điểm hiện tại, trên các tuyến biển, 613 tàu đánh bắt xa bờ của Quảng Ninh đã nhận được thông tin về hướng di chuyển của bão và không nằm trên đường đi của bão. Một số tàu đang chạy từ ngư trường về bờ, Chi cục Thủy sản đang tiếp tục thông tin, đôn đốc. Dự kiến, đêm nay những tàu này sẽ cập cảng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra tuyến đê xung yếu Hà Nam. Ảnh: Trung Nguyên.
Về tàu du lịch, theo báo cáo của cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa, hiện nay có 484 tàu du lịch đang hoạt động (168 tàu lưu trú, 316 tàu chạy tiếng). Thời gian tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 6h ngày 16.8.2018. Các tàu sẽ về nơi tránh trú tại các vị trí trên địa bàn thành phố Hạ Long (Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Cảng Hải Quân, vụng Bồ Nâu, Cảng Việt Hưng...).
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đang tích cực huy động lực lượng hàng trăm cán bộ chiến sĩ, phương tiện hiện đại ứng trực tại đơn vị, sẵn sàng triển khai khi có yêu cầu.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện bão số 4 cách thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) gần 200km. Tuy bão không vào trực tiếp nhưng có chiều hướng di chuyển phức tạp, phạm vi đới bờ rộng, gây mưa to đến rất to trên diện rộng. Do đó, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý tỉnh tăng cường rà soát, ứng trực thường xuyên tại các điểm hồ, đập xung yếu, để có giải pháp đảm bảo an toàn. Đối với các công trình trình điểm đang thi công, nếu cần thiết phải ngừng thi công để đảm bảo an toàn.
Quảng Ninh đã tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 6h ngày 16.8.2018. Ảnh: Nguyễn Quý.
Về các công trình thủy lợi, đê điều, cần phải nhanh chóng hạ mực nước các hồ chứa để chủ động đón lũ. Tại các điểm đê xung yếu, cần phải nhanh chóng gia cố, không vì triều cường đang ở mức thấp mà chủ quan. Tại các điểm khai thác than, bãi tập kết, bãi thải... cần tăng cường người canh gác cảnh báo kịp thời các sự cố. Tại các xã, huyện miền núi, cần nhanh chóng di dời các hộ dân đến nơi an toàn nếu khu vực có biến động bất thường. Hoạt động kinh tế du lịch trên biển cần phải kiên quyết rà soát lại, tránh để tình trạng còn tàu hoạt động trong vùng bão đi qua.
Sau khi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã cùng đoàn công tác đi kiểm tra tuyến đê xung yếu Hà Nam (thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh). Đây là tuyến đê biển cấp III với chiều dài 33,67km, có vị trí xung yếu, bảo vệ cho hơn 5.000ha hoa màu và hơn 6 vạn dân ở 8 xã phường thuộc thị xã Quảng Yên. Đây là công trình trọng điểm được Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư nâng cấp từ năm 2006 đến nay.
Tính đến 12h cùng ngày, bão số 4 đã mạnh thêm, ở đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh 25m/s (cấp 10), giật 32m/s (cấp 11). Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Từ đêm nay (16.8), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 1, huyện đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 4-6m, biển động rất mạnh.
Theo Danviet
Để ngư dân vi phạm lãnh hải, chủ tịch huyện sẽ bị kỷ luật Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng tại Hội nghị triển khai Luật thủy sản 2017 và triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác bất hợp pháp, không theo quy định (IUU) nhằm gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam. Ngày 13/8, tại UBND tỉnh Bình Định, Bộ NN&PTNT...