Sản xuất giả các loại sơn có thương hiệu lớn
Sơn khai nhận, được một người tên Linh thuê pha trộn nguyên liệu, đóng bao thành phẩm các loại sơn có thương hiệu từ tháng 6.2011. Mỗi tháng, Sơn được nhận lương từ 3 đến 3,5 triệu đồng.
Ngày 8/8/2012, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa phúc thẩm, chấp nhận kháng cáo của Nguyễn Thanh Sơn (SN 1963, ngụ Bình Chánh, TP.HCM) giảm án từ 3 năm xuống còn 2 năm 6 tháng tù về tội “Sản xuất hàng giả”.
Bị cáo Sơn bị viện dẫn sau phiên tòa
Tháng 8.2012, Công ty cổ phần L.Q Joton phát hiện sản phẩm của mình bị một số người của công ty ở xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM làm giả và viết đơn báo công an.
Sau chừng một tháng xác minh thông tin, đội cảnh sát điều tra về kinh tế công an huyện Bình Chánh đã tiến hành kiểm tra tại địa chỉ do Công ty L.Q Joton cung cấp. Tại đây, phát hiện được đang thực hiện sản xuất sản phẩm của công ty trên và cả hãng Dulux.
Tại cơ quan công an, Sơn khai nhận, mình được một người tên Linh thuê pha trộn nguyên liệu, đóng bao thành phẩm từ tháng 6.2011. Mỗi tháng, Sơn được nhận lương từ 3 đến 3,5 triệu đồng.
Theo PLXH
Quận 12: Thuê nhà trọ sản xuất hàng giả
Công an quận 12 phát hiện nhiều cơ sở sản xuất hàng giả quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh. Các sản phẩm bị làm giả nhiều nhất là bột ngọt, trà, cà phê, bột giặt, nước rửa chén, băng vệ sinh, quần áo...
Kiểm tra, niêm phong số lượng bột ngọt, bột nêm giả
Hãi hùng quần áo, cà phê "cao cấp"
Ngày 18-7-2012, Đội Cảnh sát kinh tế CAQ12 phát hiện tại số 632/4/59, tổ 59, KP9, P.Tân Chánh Hiệp, Ngô Thị Hồng Hạnh (SN 1985, quê xã Nghĩa Mỹ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đang tổ chức sản xuất áo sơ mi giả nhãn hiệu Việt Tiến. Công an thu giữ 760 cái áo Việt Tiến giả thành phẩm, 630 áo sơ mi hiệu VT Fashion có lô gô giống áo Việt Tiến, 3 máy may, 1 máy ủi hơi công nghiệp, 1 máy cắt vải và số lượng lớn bao bì, nhãn mác, khuy nút áo, tem giả nhãn hiệu Việt Tiến. Hạnh khai thuê nhà này để tổ chức làm giả từ tháng 3-2012 đến nay, mướn ba công nhân thực hiện các công đoạn, toàn bộ nguyên phụ liệu mua trôi nổi từ chợ Tân Bình. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại chợ Tân Bình, bỏ sỉ mức giá rẻ hơn hàng thật khoảng 100.000 đồng/cái. Cơ sở của Hạnh mỗi tháng cho ra lò hơn 1.000 áo giả nhãn hiệu Việt Tiến.
Trước đó một ngày (17-7), CAQ12 phát hiện ổ sản xuất cà phê dỏm tại nhà cho thuê số 485 đường TMT13, tổ 44, KP4, P.Trung Mỹ Tây do Nguyễn Văn Hoành (SN 1974, ngụ 106 DHT02, KP5, P.Đông Hưng Thuận, Q12) làm chủ. Công an thu giữ gần 600kg cà phê thành phẩm hiệu Xuân Hoành, 170 bao đậu nành (loại 50 kg/bao), 21 bao đậu nành đã rang, 19 bao bắp, 13 bao cà phê hạt, 18 bao cà phê tạp ghi mã sản phẩm là 324F (sản phẩm của Công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam, chỉ sử dụng nội bộ, không được bán) cùng 12 loại hóa chất, phụ gia dùng để pha chế, sản xuất, gia công cà phê kém chất lượng... Cơ sở Xuân Hoành chế cà phê chủ yếu từ đậu nành, hoạt động từ tháng 9-2005. Mỗi ngày, cơ sở này tung ra thị trường khoảng 1 tấn cà phê dỏm (Báo CATP đã thông tin)...
Bát nháo hàng giả
Cuối tháng 5-2012, CAQ12 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế CATP bắt quả tang Vũ Văn Phú (SN 1994, quê Nam Định, tạm trú nhà không số, tổ 37, KP5, P.An Phú Đông, Q12) dùng xe máy vận chuyển 600 gói trà nhãn hiệu Hương Ngọc Trang loại 70gram không hóa đơn chứng từ. Phú khai mua nguyên liệu trà thông thường, không nhãn hiệu cùng bao bì tại số 2089/1B, tổ 3, KP1, P.An Phú Đông, mang về nhà trọ cùng mẹ ruột đóng gói làm giả sản phẩm trà của cơ sở tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, mỗi ngày bán từ 600 đến 700 gói với giá rẻ hơn hàng thật. Khám xét nơi cung cấp nguyên vật liệu cho Phú, CAQ12 thu giữ gần 36.000 bao bì Danh trà Đa Phát, sâm dứa, 13 gói hương bột mì sữa, 5kg dung dịch Flavour miture, 2kg trà nguyên liệu, máy dập date và một cuốn sổ ghi chép số lượng trà giả.
Cùng thời điểm, tổ hợp sản xuất giấy vệ sinh giả nhãn hiệu Kotex, Kotex Style, An An, bột ngọt giả nhãn hiệu Ajinomoto, bột giặt giả nhãn hiệu Omo tại nhà trọ số 41/4, tổ 15, KP1, P.Thạnh Lộc, Q12 do ba anh em Bùi Văn Thuấn, Bùi Văn Trường, Bùi Thị Mến tổ chức làm giả cũng bị bóc gỡ. Qua hai tháng hoạt động, mỗi ngày nơi đây sản xuất khoảng 500 - 800kg bột giặt giả, 700 - 800kg bột ngọt giả và 300 - 400 bịch giấy vệ sinh giả. Điểm tiêu thụ chủ yếu của họ là cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ và các chợ.
Ngoài các cơ sở trên, CAQ12 còn phát hiện một lò sản xuất các mặt hàng giả tương tự (bột giặt Omo, bột ngọt Ajinomoto, Miwon, giấy vệ sinh Kotex Style, nước rửa chén Sunlight giả) do Nguyễn Thanh Nhã (SN 1993) gia công theo đơn đặt hàng của Nguyễn Văn Quang (SN 1987, quê Nam Định).
Theo CATP
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng ném vỡ kính xe công an Sáng 15-5, CATX Hương Thủy, TT-Huế ra lệnh bắt khẩn cấp 3 đối tượng gồm: Cao Đình Trung (1990), Nguyễn Đình Vũ (1994) và Nguyễn Thanh Sơn (1987, đều trú P. Thủy Phương, TX Hương Thủy) về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của Nhà nước. Tối 14- 5, sau khi đi đám cưới, đi hát karaoke, cả 3 đối...