Sản xuất bao bì giả do thiếu hiểu biết
Phòng An ninh kinh tế CATP Hà Nội vừa hoàn tất hồ sơ xử lý các đơn vị và cá nhân liên quan đến việc sản xuất bao bì giả xảy ra vào cuối năm 2012 tại Công ty TNHH Tân Trang, có địa chỉ tại đường Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội.
Bao bì giống lúa BC 15 bị làm giả
Ngày 29-12-2012, Phòng An ninh kinh tế CATP Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 14 kiểm tra cơ sở kinh doanh in ấn thuộc Công ty Tân Trang có địa chỉ nêu trên. Tại thời điểm kiểm tra, trong cơ sở có 11 chiếc trục in bao bì (6 trục in loại bao bì 1kg, 5 trục in loại bao bì 40kg) để in bao bì nhãn hiệu “giống lúa BC 15″ của Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình; 181 bao bì thành phẩm nhãn hiệu “giống lúa BC 15″ loại 1kg và 166kg cuộn bao bì chưa thành phẩm nhãn hiệu “giống lúa BC 15″ loại 1kg.
Quá trình làm việc với Công ty Tân Trang cho thấy Công ty sản xuất và thương mại Bao bì Hải Âu, có địa chỉ tại Tam Hiệp, Thanh Trì đã đặt hàng Công ty Tân Trang sản xuất 2 loại bao bì nói trên và trục in là do Công ty Hải Âu cung cấp.
Video đang HOT
Tiếp tục điều tra, Phòng An ninh kinh tế xác định đầu mối vụ việc là Ngô Văn Tám (SN 1977), trú tại Tứ Hiệp, Thanh Trì làm nghề buôn bán nhỏ. Tháng 5-2012, Tám thuê nhà bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và thóc giống tại xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương. Trong quá trình vận chuyển thóc giống là giống lúa BC 15 của Công ty Giống cây trồng Thái Bình, bao bì đựng thóc giống bị hư hỏng. Để khắc phục tình trạng này, Tám nảy ra ý định lấy bao bì giống lúa BC 15 loại 1kg và 40kg của Công ty Giống Thái Bình đi thuê Công ty Hải Âu in 2.500 túi 1kg và 500 bao 40kg nhưng Công ty Hải Âu không đồng ý, yêu cầu Tám phải tăng lên vài chục nghìn bao thì mới làm. Tám đồng ý ký hợp đồng in 20.000 túi 1kg và 2.500 bao 40kg. Song về phía Công ty Hải Âu khi ký hợp đồng với Công ty Tân Trang đã tăng lên 38.000 túi 1kg và 3.800 bao 40kg.
Sau khi ký hợp đồng với Ngô Văn Tám, Nguyễn Danh Linh (SN 1987) là nhân viên Công ty Hải Âu đã liên lạc với Đồng Sỹ Tân, con trai Giám đốc Công ty Tân Trang. Tân đã giới thiệu Linh cho Hoàng Công Chính là nhân viên Công ty Dongyun miền Bắc của Trung Quốc, có địa chỉ tại Văn Điển, Thanh Trì để liên hệ làm market trục in.
Trục in làm xong cũng được chuyển đến Công ty Tân Trang, Công ty Dongyun không biết Công ty Hải Âu là doanh nghiệp nào. Sau cuộc kiểm tra liên ngành của lực lượng công an và quản lý thị trường, nghe tin trục in bao bì giống lúa BC15 có dấu hiệu hàng giả, Công ty Dongyun đã đến Công ty Tân Trang lấy trục in về nhưng Công ty Tân Trang không cho lấy. Công ty Dongyun cũng đã nhận thấy thiếu sót trong công tác bảo vệ bí mật đơn hàng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Công ty Giống cây trồng Thái Bình.
Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính 30 triệu đồng đối với Công ty Tân Trang, Công ty Dongyun, cá nhân ông Ngô Văn Tám và 45 triệu đồng đối với Công ty Hải Âu, yêu cầu tiêu hủy toàn bộ số hàng giả nói trên theo quy định.
Theo ANTD
Đánh cá bằng thuốc nổ, còn chống người thi hành công vụ
Lực lượng chức năng vừa phát hiện một tàu cá của ngư dân khai thác thuỷ sản bằng thuốc nổ. Khi lực lượng chức năng phát hiện, chủ tàu cá đã chống đối khiến 3 cán bộ bị thương.
Chiều ngày 26/2, tàu Kiểm ngư Thanh Hoá tiến hành đi tuần tra định kỳ trên biển. Khi tàu đến cây số 0, thuộc vùng biển Thanh Hoá thì phát hiện tàu cá TH 4107 - TS có dấu hiệu dùng thuốc nổ đánh bắt thuỷ hải sản.
Ngay lập tức, đoàn công tác đã ra hiệu cho các ngư dân trên tàu cá dừng để kiểm tra nhưng những ngư dân trên tàu không hợp tác. Họ còn đẩy 2 bao bì xuống biển. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã kịp thời vớt được. Qua kiểm tra hai bao bì trên, thì một bao chứa nhiều kíp nổ và dây cháy chậm, một bao chứa gần 20 kg thuốc nổ.
Đánh cá bằng thuốc nổ là một hình thức huỷ diệt nguồn lợi thuỷ hải sản.
Khi lực lượng chức năng tiếp cận con tàu để kiểm tra thì các ngư dân trên tàu cá dùng gậy gộc, đập vào tàu kiểm ngư, đẩy hai tàu rời xa nhau. Mỗi lần cán bộ trên tàu kiểm ngư tiếp cận tàu cá vi phạm thì các ngư dân tìm cách đánh và đẩy những cán bộ này xuống biển.
Phải mất hàng giờ đồng hồ, cùng với ca nô cứu hộ từ Cảng Lạch Hới trợ giúp, các cán bộ tàu kiểm ngư mới tiếp cận và lên được tàu đánh cá. Đã có 3 cán bộ bị thương trong quá trình xử lý vụ việc.
Đến khoảng 5h chiều cùng ngày, lực lượng chức năng đã khống chế và đưa tàu đánh cá vào biển Sầm Sơn để chờ xử lý.
Qua đấu tranh ban đầu, chủ tàu cá là Lê Văn Hoằng, trú tại thôn Bắc Sơn, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá. Con tàu trên có công suất 110 CV chuyên làm nghề đánh cá dọc vùng biển Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định và các tỉnh Bắc Trung bộ.
Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc.
Theo Dantri
Tạm giữ lô hàng "kềm cắt da" nghi giả Sáng 30-1, đoàn thanh tra liên ngành do Sở KH-CN Hà Nội chủ trì tiến hành thanh tra về sở hữu công nghiệp mặt hàng "Kềm cắt da" - Kềm Nghĩa tại cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Quỳnh Nga - số 7 Hàng Cá - phường Hàng Đào - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Tại thời điểm thanh tra, cửa hàng đang...