Sân Vinh và nghịch cảnh “lá rách đùm lá rách hơn”
Trước khi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh xuất hiện ở V.League thì mặt sân Lạch Tray và sân Vinh được xem là “xấu nhất vịnh Bắc bộ”. Nhưng xem ra tình cảnh “lá rách đùm lá rách hơn” sẽ xảy ra khi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh phải đá nhờ sân SLNA.
Sân Vinh sẽ là sân nhà của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Đến nay, sân Vinh có tuổi thọ trên 6 thập kỷ và chỉ sửa chữa chắp vá. Lần đáng kể nhất là được CHDC Đức tài trợ dàn đèn cùng thời điểm xây dựng khu nhà cao tầng Quang Trung (từ 1973). Đến nay, khu nhà này đã được phá dỡ xây mới thì sân Vinh vẫn hàng tuần tổ chức các trận đấu V.League.
Mặt sân xấu nhất V.League
Tùy theo ngân sách được cấp, khi thì người ta tiến hành lắp thêm ghế, khi thì cải tạo hệ thống WC, bảng điện tử tại sân Vinh. Lần tu bổ mới đây nhất đã là 3 năm, còn lần nâng cấp mặt sân cuối cùng thì có lẽ chả mấy HLV, cầu thủ xứ Nghệ còn nhớ chính xác. Với khí hậu khắc nghiệt, nắng và gió Lào thổi suốt 3 tháng hè thì hình ảnh người ta vẫn thường thấy đó là các cầu thủ SLNA thay nhau cầm vòi tưới nước làm mềm sân trước khi tập luyện.
Video đang HOT
Có lẽ nào VPF lại làm ngơ khi nhìn mặt sân “cấp huyện” như thế này. Ảnh SPORT5
Đến nay, sân Vinh là số ít các sân bóng V.League còn tưới nước bằng vòi thủ công, hệ thống tưới tự động đã hỏng, khán giả xứ Nghệ vẫn đùa rằng, “dân Choa” dùng công nghệ bảo dưỡng “chấm.cơm”. Mặt sân thì cứng, gồ ghề, cỏ mọc dày-thưa không đều, mưa thì lại đọng nước, sân Vinh đã trở thành nỗi ám ảnh của cả cầu thủ chủ nhà lẫn đội khách. Dàn đèn sân Vinh chỉ trung bình đạt 382 lux, không đáp ứng yêu cầu tối thiểu 900 lux nên các trận đấu của chủ nhà SLNA phải sớm hơn các sân khác.
Mùa giải năm ngoái, có lúc 13-14 cầu thủ SLNA đã bị chấn thương khi tập luyện trên sân nhà. Có thể kể ra hàng loạt cái tên như Cao Xuân Thắng, Lê Thế Cường, Hồ Phúc Tịnh, Phan Văn Đức, Võ Ngọc Đức, Lê Văn Hùng…Đáng tiếc nhất có lẽ là trường hợp ngôi sao đang lên Văn Đức đã không thể dự vòng loại World Cup 2022 châu Á.
Việc các sân Vinh, Hải Phòng lọt qua các đợt kiếm tra điều kiện sân bãi trước mùa giải V.League của VPF cho thấy dường như cả VFF, VPF kiểm tra “có như không”. Người thiệt thòi nhất chính là cầu thủ và khán giả, họ bỏ tiền ra mua vé nhưng không bao giờ có thể chứng kiến cả pha bóng đẹp.
Ngay cả các đội bóng nổi tiếng chơi kỹ thuật như Hà Nội FC, HAGL mỗi khi thi đấu trên sân Vinh đều chủ yếu tránh, né các pha va chạm. Bản thân Quang Nam (TP.HCM) vốn là cầu thủ từng tập luyện ở lò SLNA nhưng sau 1 pha va chạm đã phải sang Hàn quốc điều trị mấy tháng do chấn thương đầu gối.
Ngó bên tê sông
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng thấy mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng thất bát ngát mênh mông”, số phận của đội bóng Hồng Lĩnh Hà Tĩnh cũng không khá hơn là bao.
Nguồn ngân sách 51 tỷ đồng, dự án cải tạo sân Hà Tĩnh bao gồm các hạng mục chính: Cải tạo lại hệ thống mặt sân, đường piste; Phá dỡ, xây mới Khán đài A; Cải tạo Khán đài B, hệ thống bậc ngồi, gia cố hệ thống tường khán đài; Sân đường nội bộ và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ khác.
Thiết kế WC “lộ thiên” trên khán đài, chuyện chỉ có ở sân Hà Tĩnh. Ảnh CL
Nhưng sau 3 tháng thi công, đến khi khánh thành thì người ta mới phát hiện phần bê tông gia cố chỗ ngồi khán giả trên các khu vực khán đài và bờ tường gạch vừa mới nâng cấp chưa đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều vết nứt, gãy bất thường. Hệ thống đường piste bao quanh sân cỏ được xử lý thủ công rất xấu xí, mặt sân loang lổ (do dùng 2 loại cỏ). 6 nhà vệ sinh của SVĐ Hà Tĩnh được xây cao ngật ngưỡng, hệ thống nước thải lại chạy nổi trông rất vô duyên. Mùi hôi nồng nặc khiến từ các WC khiến cho cổ động viên vừa bịt mũi vừa xem.
Có lẽ lần đầu tiên thiết kế sân bóng chuyên nghiệp nên Hà Tĩnh quên mất nhà vệ sinh các sân SVĐ nên đặt chìm, ở nách cổng ra vào những nơi kín đáo, thuận tiện, hệ thống thoát thải nơi công cộng phải được thiết kế ngầm. Điều kiện tối thiểu để tham dự V.League là sân bóng phải có dàn đèn để đá đêm…
Được biết UBND tỉnh đã cấp ngân sách bổ sung để cải tạo giai đoạn 2, các bên liên quan đang gấp rút thi công để kịp đá V.League 2020. Không biết lần này có phải liên danh 3 nhà thầu có nhiều “kinh nghiệm” sẽ tiếp tục được giao nhiệm vụ thi công hay không?
Sân Vinh đã xơ xác, nếu cả Hồng Lĩnh Hà Tĩnh cũng chọn sân Vinh làm sân nhà thì một viễn cảnh cầu thủ V.League chấn thương ngày một nhiều sẽ đến. Đã đến lúc, khán giả cần BTC VPF hãy đừng “bỏ qua” nhưng điều kiện tối thiểu để có 1 trận đấu bóng đá chuyên nghiệp đúng nghĩa. Nếu không, hãy tạm thời mở cửa miễn phí cho khán giả vào xem, đừng bán những sản phẩm kém chất lượng như thế nữa.
Theo Viettimes.vn
Rộ tin đồn Nguyên Mạnh, Khắc Ngọc tới Viettel
Như thông tin chúng tôi đã đưa, sau khi V.League 2019 khép lại sẽ có đến 11 cầu thủ SLNA đáo hạn hợp đồng. Và trong bối cảnh lãnh đạo SLNA chưa giải quyết được bài toán tài chính thì nhiều cầu thủ xứ Nghệ đang trong tầm ngắm của các CLB khác.
Thời gian qua, có tin thủ môn Nguyên Mạnh và tiền vệ Khắc Ngọc sẽ về Viettel với mức giá lót tay đến 2,5 tỷ đồng/người/năm. Thật ra, không chỉ Viettel mà có đến 2-3 đội bóng phía Nam đã có những cuộc đàm phán với Nguyên Mạnh và Khắc Ngọc, những cầu thủ nổi bật nhất của SLNA nhưng đến lúc này mọi thứ chưa đi đến hồi kết.
Hiện nay, ở Viettel đang có 2 cầu thủ gốc Nghệ An là Trọng Hoàng và Ngọc Hải, những người đã về đầu quân cho đội bóng này từ cuối năm 2018. Chính vì thế, nếu ra Viettel, Khắc Ngọc và Nguyên Mạnh sẽ có dịp tái ngộ các đồng đội cũ cũng là những người bạn rất thân thiết của mình.
Theo Bongdaplus.vn
Ngoại binh SLNA bỏ ngỏ khả năng thi đấu ở trận gặp Hải Phòng Tiền đạo Joel Vinicius vắng mặt trong buổi tập chiều nay của đội bóng xứ Nghệ vì bị ốm nhẹ và khả năng ra sân ở trận đấu gặp Hải Phòng tại vòng 20 vẫn còn bỏ ngỏ. Trong buổi tập của SLNA hai ngày trước khi đón tiếp CLB Hải Phòng trên sân Vinh, SLNA vẫn tiếp tục chứng kiến những trường...