Sản vật vô giá ở miền Trung: Tất cả là của Bà!
Trầm hương được mệnh danh là hương thơm của Chúa trời, là linh hương mà 5 tôn giáo lớn trên thế giới (Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo) dùng khi hành lễ.
Trầm hương Việt Nam được đánh giá là tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, người Việt chúng ta lại đã và đang không chú trọng đúng mức thương hiệu trầm hương khi bán và ứng xử với chúng như mớ rau, con cá ngoài chợ.
Thú vị là rất nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á có trầm hương, nhưng không có nơi đâu trầm nhiều và chất lượng như ở Việt Nam. Tại Việt Nam, những nơi có núi cao rừng rậm như Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam đều có trầm hương nhưng không đâu nhiều và thơm như Khánh Hòa.
Cho nên Khánh Hòa thường được gọi là “xứ trầm hương”. Nhưng ở Khánh Hòa, trầm hương nhiều nhất là Ninh Hòa và Vạn Ninh. Và nhiều, tốt nhất là trầm hương Vạn Giã của Vạn Ninh. Chả thế mà ca dao Khánh Hòa có câu: “Cây quế Thiên Thai mọc ngoài khe đá/ Trầm nơi Vạn Giã hương tỏa sơn lâm”.
Trên thế giới chỉ duy nhất Việt Nam có kỳ nam như trong ảnh. Ảnh: H.V.M
Tất cả là của Bà!
Dọc miền Trung từ Quảng Nam vào đến Phú Yên có rất nhiều truyền thuyết về trầm hương. Tuy nhiên, truyện về bà Thiên Y A Na – mẹ xứ sở ở Tháp Bà Poh Nagar (Khánh Hòa) là thú vị nhất.
Bởi theo truyền thuyết (của người Việt được cụ Phan Thanh Giản chép lại thành một bài ký và bố chánh sứ tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Quýnh khắc bia dựng phía sau tháp Poh Nagar), Bà là hóa thân từ một khúc trầm hương hoặc có liên quan đến khói trầm hương.
Và trong tâm thức người dân cũng như nhiều huyền thoại về Bà Thiên Y A Na mà chúng tôi cóp nhặt, trầm hương ở xứ trầm hương Khánh Hòa, tất cả là của Bà, do Bà cai quản và “điều phối” nên ai muốn có thì phải khấn xin thành khẩn.
Dù là “trầm nơi Vạn Giã hương tỏa sơn lâm” nhưng tìm ra được trầm hương không phải là việc dễ. Như Quách Tấn viết trong biên khảo “Xứ trầm hương”: Người Khánh Hòa, nhất là người đi địu (đi tìm trầm trên rừng), tin rằng trầm hương là của Bà Thiên Y A Na. Bà cho ai thì người ấy được. Bằng Bà không cho thì dù đứng một bên cũng không tìm thấy.
Có đôi kẻ có phước, không cố tâm đi tìm mà tự nhiên Bà cho hưởng lộc. Lại truyền rằng Bà có bốn cây trầm hương kỳ cựu trấn bốn phương: một ở ồng Bò trấn phía nam; một ở Hòn Bà (Ninh Hòa) trấn phía bắc; một ở Hòn Dữ (Diên Khánh) trấn phía tây; một ở Suối Ngổ trấn phía đông.
Những cây trầm này không còn lá không còn dác, mưa nắng không thể làm hư mục được. Và có chim rừng canh, cọp rắn giữ. Hễ ai trông thấy mà có ý muốn chiếm hữu thì liền bị “lính canh giữ của Bà” đánh đuổi. Bởi vậy trước khi đi tìm trầm, người đi địu phải dâng lễ cầu khấn Bà. Và trong những rừng nào có nhiều cây dó đều có miếu có am thờ Bà do những người đi địu lập, để tiện việc cúng kính trước khi vào rừng.
Trầm hương được cả 5 tôn giáo lớn trên thế giới dùng khi hành lễ. Như kinh Coran viết “hương trầm là tình yêu của Thánh Ala”; kinh Hoa Đà viết “Đức Phật giáng xuống khi hương trầm bay lên”. Hay trầm hương là mùi của vị thần Krishna – vị thần hiện thân của tình yêu, đại diện cho tri thức của nhân loại trong Ấn Độ giáo.
Chất hương này cũng được đốt lên trong lễ tang của Chúa Jesus. Người Ai Cập cổ đại gọi trầm hương là kyphi – mùi hương linh thiêng nhất để “dụ dỗ” các vị thần đến với mình. Còn nói theo khía cạnh khoa học, trong trầm có hơn 140 chất chứa dược tính, có tác dụng chữa bệnh. Trong những chất đấy người ta còn tìm thấy chất định hương – một chất thơm rất bền vững, vô cùng lôi cuốn được ví là “hương thơm của Chúa trời”.
Video đang HOT
Trầm hương bán chung với… giày dép
Tất nhiên thứ “định hương – hương thơm của Chúa trời” hay “trầm hương Vạn Giã hương tỏa sơn lâm” ở vùng núi Khánh Hòa cùng nhiều vùng núi khác dọc miền Trung giờ đã là câu chuyện của lịch sử.
Trầm hương được bày bán ở khắp Việt Nam và cả xuất khẩu ra nước ngoài (nhiều nhất là Trung Quốc) trong mấy chục năm nay là trầm hương công nghiệp – trầm hương được hình thành từ cây dó trồng với rất nhiều thủ thuật tạo trầm của dân trong nghề. Đã thế giá cả luôn được hét trên trời, trong khi thật giả lẫn lộn và luôn là… giả nhiều hơn thật khiến khách hàng chẳng biết đâu mà lần!
Một bức tranh cổ miêu tả việc sử dụng trầm hương của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: H.V.M
Chính ông Biện Quốc Dũng – Chủ tịch Hội Trầm hương Khánh Hòa, Giám đốc công ty TNHH Trầm Hương – một trong những “lão làng” của ngành trầm hương chia sẻ, ông xuất thân từ gia đình làm nghề “đi địu”, vì vậy có cơ hội tiếp xúc với trầm hương, kỳ nam từ núi rừng Khánh Hòa đã hơn 35 năm và đã chuyển sang kinh doanh thành phẩm, đầu tư, chế tác sản phẩm trầm gần chục năm nay.
“Nhưng hiện chúng tôi không đủ sức cạnh tranh với hàng giả, hàng kém chất lượng. Bởi lẽ, mặc dù đã có Luật Cạnh tranh nhưng chế tài chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Ngay tại thị trường Khánh Hòa, tôi cũng biết nhiều người kinh doanh sản phẩm trầm hương, nhưng họ chưa một lần nhìn thấy trầm, kỳ thật sự…”, ông Biện Quốc Dũng chia sẻ.
Còn ông Nguyễn Văn Tưởng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Trầm Hương Khánh Hòa bức xúc: “Không ít người buôn bán trầm ở Nha Trang buôn bán chụp giật. Hàng giả, hàng nhái không chỉ bán ở Khánh Hòa mà còn xuất sang cả bên Trung Quốc và nhiều nước khác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu trầm hương Khánh Hòa, trầm hương Việt Nam và thương hiệu của những người kinh doanh có tâm, bài bản”.
Tệ hại hơn, người ta đang ứng xử với trầm hương kiểu như con cá, mớ rau ngoài chợ khi nhan nhản những cửa hàng, shop bán trầm hương với các mặt hàng từ trầm miếng, trầm tấm, bộ xông trầm, chuỗi hạt đeo tay và cổ, tượng phật, nhang trầm, dác trầm… được trưng bày rất tạp nham kiểu trầm lộn lẫn với đá, hàng lưu niệm, thậm chí là giày dép, túi xách và nhiều mặt hàng gia dụng khác kiểu như quầy tạp hóa.
Có rất ít nơi bày biện đúng nghĩa là một không gian tương xứng với giá trị, trị giá họ muốn bán và ý nghĩa của mặt hàng trầm – một thứ linh hương cao quý. “Họ đã nhận thức sai lầm từ cả văn hóa kinh doanh lẫn văn hóa tâm linh. Nếu là người yêu và có kiến thức, hiểu biết về trầm, các bạn sẽ thấy hụt hẫng, đau đớn vô cùng nếu chẳng may bước chân vào những cửa hàng như thế” – ông Tưởng nói.
Vẫn chỉ là khát vọng
Tự nhận mình là người “phụng sự trầm hương”, ông Nguyễn Văn Tưởng bao năm nay đau đáu với một khát vọng, cũng có thể nói là tham vọng xây dựng trầm hương thành một thương hiệu quốc gia và quốc tế.
Ông Tưởng chia sẻ: “So với các nông sản khác của Việt Nam, trầm hương không bị vướng về vấn đề mùa vụ, thời hạn sử dụng, bảo quản, lại có giá trị cao, đa mục đích sử dụng, các quốc gia khó tính như Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (Dubai), Đông Bắc Á… người ta đã biết đến giá trị của trầm Việt Nam. Đây chính là lá bài thông hành để trầm hương Việt đi ra thế giới”.
Ông Tưởng còn khát vọng hướng đến xây dựng một “nền kinh tế trầm hương”. Một khái niệm còn rất lạ với số đông chúng ta những không hề xa lạ với lịch sử thông thương khi từ nghìn năm trước, trầm hương Việt Nam đã theo con đường tơ lụa đi ra với thế giới, rồi con đường tơ lụa trên biển từ hai cửa khẩu quan trọng là Hội An ở Đàng Trong và Phố Hiến ở Đàng Ngoài.
Hiện nay, ở Hoàng cung Nhật Bản đang trưng bày một khối kỳ nam có xuất xứ từ Việt Nam và được họ coi là quốc bảo.
Đáng tiếc là mọi khát vọng đã và đang bị vướng bởi yếu tố: Việt Nam đang có trong tay một sản vật vô cùng quý giá nhưng lại thiếu chính sách và hiểu biết về nó. Về mặt Nhà nước, chúng ta đã dỡ bỏ lệnh cấm khai thác trầm nhưng lại chưa hề có một chính sách cụ thể nào để phát triển trầm hương, đưa trầm hương trở thành một ngành kinh tế.
Rồi những người trồng dó bầu thiếu cập nhật kiến thức, không được các chuyên gia, các nhà khoa học hướng dẫn một cách bài bản cho nên vẫn làm theo kinh nghiệm tuy có vài điểm độc đáo nhưng phần lớn lạc hậu. Đã thế còn mạnh ai nấy làm. Cho nên ngành trầm ở nước ta vẫn yếu ớt so với chính giá trị thực mà mình đang có…
Theo Tường Minh (Báo Quảng Nam)
Doppelganger - Phản diện chính của Chúng Ta - Us là ai?
Phim kinh dị Chúng Ta - Us của Jordan Peele, người đứng sau Get Out sẽ đưa khán giả đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta gặp doppelganger của chính mình?"
Ảnh: IMDb
Phim xoay quanh một gia đình đi nghỉ mát ở bờ biển và bỗng nhiên gặp những bản thể song sinh kỳ dị. Theo Peele thì phản diện của Chúng Ta (trong phim được gọi là The Tethered), mang ý nghĩa "kẻ thù tồi tệ nhất của chúng ta, là chính chúng ta." Anh đã từng nói muốn khai thác mối liên kết giữa bản thân con người và bản thể song sinh của họ, đồng thời cũng là mỗi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thể hiện qua tên phim.
Để hiểu rõ hơn về Chúng Ta, phim kinh dị đang được đánh giá cao sắp sửa ra rạp trong tuần này, mời các bạn cùng tìm hiểu về doppelganger, xuất phát từ truyện dân gian và thần thoại, trở thành biểu tượng văn hóa đại chúng và niềm cảm hứng cho sách, báo và phim ảnh, trong đó có phim của Jordan Peele.
Doppelganger vốn được xem là một thực thể song sinh độc ác và có phần láu cá của con người, sinh ra từ những ý nghĩ xấu xa hoặc do bị đưa đường dẫn lối. Các doppelganger này có thể là ma quỷ hoặc là một thực thể từ hoạt động xuất hồn, tách hồn của con người. Doppelganger có thể chỉ là một cái bóng hoặc có ảnh phản chiếu, nhưng gương mặt thì lúc nào cũng có phần kỳ dị.
Ảnh: IMDb
Ngoài đời thì khoa học chỉ ra rằng sự giống nhau này đến từ sự hạn chế trong đa dạng gen, do ảo giác hoặc não có vấn đề. Thế nhưng, doppelganger không phải gần đây mới xuất hiện mà vốn có khởi nguồn từ cả nhiều triệu năm trước, trước cả khi từ "doppelganger" được người ta biết tới. Trong truyền thuyết của Hỏa Giáo, xuất hiện Enkidu là bản sao của Gilgamesh, trong kinh Torah của Do Thái Giáo và Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo, các thiên thần có thể xuất hiện dưới hình dạng một con người, trong thần thoại Công Chúa Hy Lạp, thì một "bóng ma" của Helen đã xuất hiện để mê hoặc Hoàng tử Paris của Troy...
Từ "doppelganger" do Jean Paul, tác giả tiểu thuyết lãng mạn Siebenkas (1796-1797) sáng tạo ra. Ông viết về một người đàn ông gặp phải phần tính cách xấu xa của mình, sử dụng từ "doppeltganger" (có chữ t), định nghĩa doppeltganger nghĩa là "người nhìn thấy chính mình", và khi một người được "nhân bản".
Một từ khác lấy cảm hứng từ doppeltganger là doppelganger, được định nghĩa là một "hồn ma của người sống" (fetch) trong cuốn A Provincial Glossary, With a Collection of Local Proverbs, and Popular Superstitions của Francis Grose xuất bản năm 1787.
Ảnh: IMDb
Nhưng từ "fetch" có vẻ không bắt tai lắm nên tiểu thuyết gia Catherine Crowe lấy từ "doppelganger", viết nên cuốn The Night-Side of Nature; Or, Ghosts, and Ghost-Seers, xuất bản năm 1848.
Night-Side chính là cuốn mang ảnh hưởng của từ "doppelganger" lan tỏa đi rộng rãi, trở thành một biểu tượng văn hóa đại chúng và góp phần tạo nên nhiều giả thuyết xoay quanh các doppelganger ngày nay mà chúng ta biết. Cuốn sách này kết hợp giữa các câu chuyện cùng các yếu tố siêu nhiên, truyện dân gian, tin đồn, từ những nơi có thật. Tác giả chính là người sáng tạo ra câu chuyện chúng ta nhìn thấy doppelganger của mình khi mộng du, xuất hồn, tách hồn và nếu nhìn thấy doppelganger thì tức là vận rủi hoặc cái chết sắp đến.
Ảnh: IMDb
Do ảnh hưởng sâu rộng từ tiểu thuyết của Crowe mà doppelganger bắt đầu xuất hiện nhiều trong các cuốn sách xuất bản ở thế kỷ 19. Tại thời điểm này thì các hoạt động tâm linh rất phổ biến, bao gồm giao tiếp với người chết hoặc các giả thuyết tôn giáo. Các doppelganger đều được mô tả là độc ác, quỷ quyệt hoặc nguy hiểm. Trong cuốn William Wilson (1839) của Edgar Allan Poe, một người đàn ông đã phát điên khi gặp phải doppelganger và dẫn đến việc William lấy mạng bản sao của mình/tự tử. Điều thú vị là các nhân vật chính của Chúng Ta cũng có họ Wilson.
Doppelganger trở thành yếu tố thương mại và hút khách trong thế kỷ 20 với sự ra đời của màn bạc. Alfred Hitchcock từng sử dụng ý tưởng doppelganger để tạo nên yếu tố kinh dị trong Vertigo, bộ phim thriller tâm lý năm 1958 với Kim Novak đóng vai một người phụ nữ là doppelganger của chính cô. Ý tưởng tương tự tiếp tục được nhà làm phim sử dụng trong phim noir 1951 The Man With My Face.
Một phim tâm lý về doppelganger khác bị đánh giá thấp nhưng khá hay cũng xuất hiện trong khoảng thời gian đó là The Man Who Haunt Himself (1970). Dựa trên câu chuyện The Strange Case of Mr. Pelham, với sự tham gia của Roger Moore trong vai một người đàn ông chết trên bàn mổ, sau đó tỉnh dậy và phát hiện có một bản sao đang phá hoại cuộc sống của mình. Câu chuyện này cũng được chuyển thể thành môt tập trong Alfred Hitchcock Presents năm 1955.
Ảnh: IMDb
Peele từng chia sẻ ý tưởng gốc của Chúng Ta đến từ một tập của The Twilight Zone mang tên Mirror Image, khi một người phụ nữ gặp phải doppelganger độc ác từ một thế giới song song khác đang tìm cách thay thế cô. Ý tưởng của tập phim này lại đến từ việc Rod Serling thấy một người đàn ông từ phía sau, mặc quần áo giống mình và mang một chiếc cặp cũng giống mình ở sân bay. Ông ấy có thể đã tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu người đàn ông đó quay mặt lại và hóa ra ông ta giống y hệt mình?
Các phản diện là một phần hay hoàn toàn là bản sao của các nhân vật chính dần đã trở thành yếu tố phổ biến trong nhiều phim trước đây như một số tập của Star Trek (Mirror, Mirror năm 1967), The Prisoner (The Schizoid Man năm 1967), Faker He-Man; Lore, Robot Bill and Ted; Mechagodzilla, Cyborg Superman, Reverse Flash, Venom, NegaDuck, Orphan Black của BBC America , Moon củaDuncan Jones , The Prestige của Christopher Nolan , The Island của Michael Bay ...
Giờ thì đến lượt Chúng Ta của Peele khai thác đề tài doppelganger và khán giả tò mò không biết các yếu tố nào từ truyện dân gian, giả thuyết siêu nhiên... sẽ xuất hiện trên màn ảnh, thêm vào đó là chiều sâu ý nghĩa và ẩn ý mà nhà làm phim cố gắng cài cắm.
Theo moveek.com
Cô dâu gốc Việt và tình yêu cổ tích xúc động triệu con tim người Mỹ Trong lễ cưới tại giáo đường, Nguyễn Ngọc Vy - cô dâu trẻ gốc Việt chỉ có thể nói thì thào và người chồng đã chuẩn bị sẵn những bình dưỡng khí cho Vy. Lúc đó Vy, cùng chồng và các thân nhân đều biết mạng sống của cô chỉ còn tính theo từng ngày. Vy Nguyễn hạnh phúc ngập tràn bên chồng...