Sản vật quý nào dành tặng đại biểu Hội nghị APEC?
Sản vật làm quà tặng cho các đại biểu cao cấp dự hội nghị là một chiếc quạt bằng trầm hương (chiều dài cánh quạt khoảng 22 cm), được đựng trong chiếc hộp gỗ hương.
Ngày 15-2, ông Nguyễn Văn Tưởng, Giám đốc Công ty TNHH Trầm hương Khánh Hòa (trụ sở tại TP Nha Trang), cho biết hôm nay công ty sẽ trao cho đại diện UBND tỉnh Khánh Hòa những món quà để gửi tặng Hội nghị APEC 2017.
Theo đó, Công ty Trầm Hương Khánh Hòa sẽ gửi tặng các quan khách 600 phần quà, trong đó 100 phần quà là những chiếc quạt dành tặng cho các đại biểu dự Hội nghị cao cấp APEC 2017 lần thứ nhất tại Khánh Hòa (SOM1).
Chiếc quạt kể trên được công ty làm bằng trầm hương (chiều dài cánh quạt khoảng 22cm) và được đựng trong chiếc hộp gỗ hương. Trên quạt có in hình hạc đứng trên cây tùng, kèm hoa đào, hộp gỗ khắc dòng chữ APEC Việt Nam 2017, Nha Trang – Khánh Hòa.
Video đang HOT
Mẫu quạt trầm hương là quà tặng các đại biểu dự Hội nghị APEC 2017 lần thứ nhất (SOM1) tại Khánh Hòa.
Được biết, SOM1 là hội nghị tổng thể đầu tiên của APEC 2017 được tổ chức từ ngày 18-2 đến 3-3-2017 với 56 cuộc họp, hội thảo, đối thoại… của 38 ủy ban và nhóm công tác APEC đa lĩnh vực khác nhau. Dự kiến sẽ có khoảng 1.500 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên, đại diện Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC và một số tổ chức quốc tế và khu vực khác.
(Theo Pháp Luật)
Obama sẽ lên tiếng nếu Trump xâm phạm lợi ích Mỹ
Tổng thống Barack Obama nói dù rời Nhà Trắng, ông vẫn sẽ lên tiếng nếu cảm thấy người kế nhiệm Donald Trump có chính sách đe dọa những lợi ích cốt lõi của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ở thủ đô Lima, Peru, ngày 20/11. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 20/11 có bài phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở thủ đô Lima, Peru, nêu ra những việc ông sẽ làm khi rời Nhà Trắng, trong đó có giữ truyền thống của các cựu tổng thống, không can thiệp để người kế nhiệm điều hành chính phủ.
"Nếu có vấn đề liên quan đến lập pháp, chiến đấu hoặc lý tưởng, giá trị cốt lõi của chúng ta và tôi cảm thấy mình cần thiết hoặc có ích để bảo vệ những ý tưởng đó, tôi sẽ xem xét kỹ", AP dẫn lời ông Obama nói, tự mô tả bản thân là một công dân Mỹ quan tâm sâu sắc đến quốc gia.
Ông không nêu rõ sẽ lên tiếng trong vấn đề gì. Đó có thể là những nguyên tắc cơ bản mà Obama cố duy trì như quyền lợi cho các nhóm thiểu số, bình đẳng và tôn trọng đời sống người dân.
Tổng thống Obama từng tuyên bố đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực cho ông Donald Trump diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, ông có bất đồng trước một số ý định của người kế nhiệm như cấm người Hồi giáo nhập cư, trục xuất hàng triệu người sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ, bãi bỏ Obamacare hay hủy thỏa thuận khí hậu Paris.
Obama ca ngợi cựu tổng thống George W. Bush "vì đã tử tế với ông khi ông nhậm chức". Obama muốn cho Donald Trump cơ hội tương tự để theo đuổi các kế hoạch "mà không bị ai quấy rầy".
Bush, giống nhiều cựu tổng thống khác, tránh nêu quan điểm chính trị suốt 8 năm Obama đương nhiệm. Cựu tổng thống Bill Clinton, sau khi rời Nhà Trắng, tập trung vào vấn đề nhân đạo toàn cầu, đặc biệt là khi vợ ông, Hillary Clinton, tham gia chính trường. Cựu tổng thống Jimmy Carter thi thoảng gây tranh cãi với bình luận chỉ trích Israel.
Sau Peru, Tổng thống Obama trở về Mỹ, kết thúc chuyến công du nước ngoài cuối cùng. Ông tìm cách trấn an lãnh đạo các nước Australia, Canada cùng nhiều quốc gia đồng minh rằng quan hệ giữa họ và Mỹ sẽ không gặp trắc trở dưới thời Trump.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Tập kêu gọi giải quyết song phương Biển Đông tại APEC Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi đàm phán song phương về tranh chấp Biển Đông khi tham dự hội nghị APEC ở Peru. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự APEC tại Peru. Ảnh: Reuters Trong cuộc gặp riêng với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cuối tuần qua, ông Tập cho biết Philippines và Trung Quốc cần giải quyết...