Sàn vàng chui HGI bị đánh sập
Không được phép kinh doanh vàng tài khoản, huy động vốn nhưng công ty Cổ phần đầu tư tài chính Hà Nội – HGI vẫn đặt lệnh mua, bán và kêu gọi hàng nghìn nhà đầu tư góp hàng trăm tỷ đồng.
Chiều 13/1, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao – PC50 thông báo vừa phối hợp với C50 – Bộ Công an đánh sập công ty HGI có hành vi kinh doanh vàng tài khoản, huy động vốn trái phép.
PC50 và các lực lượng chức năng nhận định việc kinh doanh sàn vàng ảo trên địa bàn Hà Nội, dụ dỗ khách hàng góp vốn đầu tư để chiếm đoạt, có diễn biến phức tạp. Công ty HGI, có trụ sở tầng 3-4 toà nhà trên phố Ngọc Khánh, chi nhánh tại TP HCM và Đà Nẵng kinh doanh vàng tài khoản, huy động vốn trái phép.
Những người liên quan bị đưa về trụ sở PC50.
Theo điều tra, Công ty HGI thành lập tháng 5/2009, hoạt động kinh doanh vàng tài khoản từ năm 2009 đến nay. Công ty tổ chức sàn giao dịch vàng tài khoản, sử dụng phần mềm MT4, mua của đối tác nước ngoài, cho nhà đầu tư tham gia đầu tư vàng, bạc, dầu và ngoại tệ có thanh khoản lớn theo cách thức: Trên sàn, khối lượng giao dịch của mỗi lệnh mua bán được tính bằng lot (100 ounce), giao dịch tối thiểu là 0,1 lot/lệnh và tối đa là 8 lot/lệnh. Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch mua bán vàng, bạc, dầu và ngoại tệ như USD, JPY, Euro…
Khi tham gia, nhà đầu tư liên hệ với công ty và được cấp tài khoản, hướng dẫn tải phần mềm từ website. Nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản giao dịch vàng bằng tiền mặt, sử dụng Internet Banking để chuyển tiền vào tài khoản của HGI, số tiền được quy đổi ra điểm tương ứng 1 điểm = 21.000 đồng. Theo tài liệu, có 3.037 nhà đầu tư tham gia kinh doanh vàng tài khoản tại công ty này.
Tang vật vụ án.
Ngoài ra, từ 5/2012, HGI còn tổ chức huy động vốn đưới dạng hợp đồng ủy quyền, ủy thác đầu tư với số lợi nhuận cam kết với khách hàng là 3 tháng, lãi suất 1,5%/tháng; 6 tháng 1,8%/tháng; 1 năm 2%/tháng. Khi giới thiệu được khách hàng, nhân viên sẽ được hưởng 0,3% số tiền của nhà đầu tư ủy thác, nhân viên kế toán được hưởng 2,5%. HGI đã nhận của nhà đầu tư 270 tỷ đồng và đến nay không có khả năng thanh toán.
Video đang HOT
Theo điều tra, số tiền trên, công ty HGI dùng để mua 5 ha đất tại Phú Quốc trị giá 10 tỷ đồng; xây dựng xưởng gốm 20 tỷ đồng, phần còn lại để chi trả lương thưởng và kinh phí hoạt động của công ty.
Tại chi nhánh Đà Nẵng có 61 khách hàng ủy thác đầu tư với số tiền 14,3 tỷ đồng, 531 nhà đầu tư kinh doanh vàng tài khoản với số tiền 15,7 tỷ đồng. Số tiền thu được đã chuyển ra trụ sở Hà Nội và đầu tư vào một công ty tại Mỹ với số tiền 15 triệu USD.
Thượng tá Hà Thị Hằng, Phó phòng PC50 cho biết, để chiếm được lòng tin của khách hàng, phía công ty đã hứa trả lãi suất cao. Ngoài ra, nhằm huy động vốn có hiệu quả, lãnh đạo công ty này đã lập trụ sở hoành tráng với những thiết bị hiện đại. Nhà đầu tư đã nhẹ dạ và không nắm hết được thông tin pháp lý về hoạt động của HGI.
Theo bà Hằng, nhà đầu tư có đủ thành phần, gồm cả nhân viên công ty. Những nhân viên này còn kêu gọi người thân, gia đình tham gia đầu tư để hưởng lãi suất lớn. Khách hàng hoàn toàn tin tưởng khi đổ tiền vào công ty.
Khi không được phép kinh doanh vàng tài khoản, HGI rút lui vào hậu trường, chuyển sang hình thức huy động vốn, nhưng thực chất vẫn kinh doanh vàng tài khoản.
Ngày 12/1, các lực lượng chức năng đã thu giữ 4 máy chủ chứa dữ liệu của công ty để phục vụ công tác điều tra. Cùng ngày, công an đã khám xét khẩn cấp trụ sở HGI và chi nhánh tại Đà Nẵng. 9 người, trong đó có Phùng Quốc Huy (30 tuổi, Tổng giám đốc công ty HGI) bị đưa về trụ sở để làm rõ. Cơ quan chức năng đang làm rõ chủ mưu trong vụ án trên, bởi thực tế Huy chỉ là người được thuê với mức lương 22 triệu đồng/tháng.
Qua vụ án trên, PC50 khuyến cáo, nhà đầu tư nên tìm hiểu về công ty và pháp lý hoạt động mà mình đang tham gia để phòng ngừa tránh thiệt hại về tài sản.
Việt Dũng
Theo VNE
Ai đã đánh sập Internet của Triều Tiên?
Internet của Triều Tiên phải thông qua Trung Quốc. Công ty mạng chịu trách nhiệm quản lý đường truyền cho Triều Tiên là China Unicom, theo The New York Times. Trong khi đó, vài ngày trước, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố "sẽ có hành động đáp trả" Triều Tiên trong vụ tin tặc tấn công mạng Sony.
Mạng ở Triều Tiên tạm thời hoạt động trở lại - Ảnh: Reuters
Ngày 23.12, hãng tin AP dẫn lời các quan chức Triều Tiên cho biết mạng internet ở Triều Tiên đã kết nối trở lại. Trước đó, Bình Nhưỡng trải qua nhiều giờ bị ngắt mạng, gây nhiều sự chú ý trên toàn thế giới. Vấn đề là sự việc xảy ra do đâu, và nếu là một vụ "tấn công" thì ai là người đáng nghi nhất?
Nghi án bị tấn công
Có rất nhiều giả thiết đặt ra cho vụ sập mạng ầm ĩ tại Triều Tiên, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng đó là một vụ tấn công. Những cách giải thích khác như chập điện hay lỗi router tức thời được đưa ra trước đó đều không mấy thuyết phục.
Arbor Networks, một dịch vụ công nghệ và cung cấp giải pháp chống tin tặc, cho biết đã phát hiện lưu lượng lớn tài khoản ảo truy cập vào mạng ở Triều Tiên dẫn tới quá tải.
Doug Madory, Giám đốc phân tích Internet tại Dyn Research, một công ty hoạt động Internet, hôm 23.12 cho biết vấn đề bắt đầu cuối tuần qua (khoảng từ ngày 21.12) và dần tồi tệ hơn cho đến thời điểm mạng Triều Tiên hoàn toàn bị đánh sập.
Madory khẳng định sự cố mạng Triều Tiên là "không bình thường", và là "điều chưa từng chứng kiến trước đây".
Trong bối cảnh nghi vấn bao trùm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marie Harf nói với AP rằng Mỹ hoàn toàn không biết và sẽ không bình luận gì về sự cố ở Triều Tiên.
Ông Obama được cho đã yêu cầu Trung Quốc cắt mạng Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Khoanh vùng đối tượng
Vụ sập mạng tại Bình Nhưỡng gây chú ý trước hết bởi tính thời điểm. Mỹ là nước bị đặt nghi vấn đầu tiên trong vụ việc, vì cách đó chỉ vài ngày Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố "sẽ có hành động đáp trả" Triều Tiên trong vụ tin tặc tấn công mạng Sony.
Triều Tiên vẫn đang bác bỏ cáo buộc tấn công Sony Pictures, bất chấp đã chỉ trích bộ phim có nội dung ám sát lãnh đạo Kim Jong-un của nước này do Sony chịu trách nhiệm thực hiện.
Tuy nhiên, nói về nước có thể dễ dàng đánh sập mạng Triều Tiên nhất, người ta nghĩ ngay đến... Trung Quốc.
Theo Vox Media, Internet tại Triều Tiên phải thông qua Trung Quốc. Công ty mạng chịu trách nhiệm quản lý đường truyền cho Triều Tiên là China Unicom, theo The New York Times. Như vậy, Trung Quốc ít nhiều là nước có thể kiểm soát trực tiếp hệ thống mạng ở Bình Nhưỡng.
Nghi vấn này càng có cơ sở nếu thấy rằng vào ngày 21.12, Mỹ đã có động thái yêu cầu Trung Quốc cắt kết nối của Triều Tiên để bảo vệ an ninh mạng thế giới, theo The New York Times.
Trong khi đó, tờ The Times cũng dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết: "Những gì chúng tôi trông đợi là một hành động khóa mạng, những điều có thể ngăn nỗ lực tấn công của họ".
Xa hơn, thậm chí David Sanger khi đại diện cho The New York Times trả lời phỏng vấn vụ này còn phỏng đoán rằng Trung Quốc đã đơn phương hành động: "Cuối tuần qua, các quan chức Mỹ nói với tôi rằng Trung Quốc đã không đáp ứng yêu cầu (cắt mạng Triều Tiên) của Mỹ. Và nó có thể là họ đang hành động một mình.
Trước mọi diễn biến tính đến chiều 23.12, hãng tin Triều Tiên KCNA dẫn lời quan chức Triều Tiên vẫn cho rằng họ chưa biết gì về nguyên nhân của việc sập mạng.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Mỹ: Nổ đánh sập nhà tù, 2 người chết, hơn 100 người bị thương Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ nổ khí gas ở một nhà tù ở Pensacola, Florida, Mỹ. Vụ nổ cũng khiến một tòa nhà bị sập một phần. Một phần một tòa nhà trong nhà tù đã bị đánh sập trong vụ nổ. Sỹ quan cảnh sát Maria Landy ở Pensacola, xác nhận trên...