Sân vận động siêu… kỳ quặc tại Romania
Sân bóng đá nhỏ của một ngôi làng ở Romania đã khiến mọi người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Hình ảnh cây sồi mọc giữa sân bóng đá mới xây dựng ở Tonciu. Ảnh: Internet. Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng số 1 tại Romania nên cũng không khó hiểu khi môn thể thao này dành được nhiều sự ưu ái ở đất nước này. Đối với những đứa trẻ tại ngôi làng Tonciu, vùng tây bắc Romania thì quyết định xây dựng một sân bóng đá mới toanh tại nơi này thực sự đã đem lại niềm vui sướng khôn xiết.
Theo như quy hoạch ban đầu, sân bóng đá mới của làng Tonciu sẽ có vốn đầu tư khoảng 12.730 bảng Anh (gần 400 triệu VNĐ), với mặt sân cỏ nhân tạo, hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm, lưới mắt cáo, rào và cổng. Nhưng bản thiết kế của sân bóng này đã không thể thực hiện được chính xác 100% bởi một quyết định khá kỳ quặc – giữ lại một cây sồi cổ thụ ở bên trong sân bóng. Quyết định này được đưa ra sau khi một số cư dân ở Tonciu gây áp lực buộc phải giữ lại cây sồi này.
Thị trưởng Ioan Milasan của làng Tonciu chia sẻ: “Sân bóng đá này được giới thiệu lần đầu vào năm 2012 và kể từ thời điểm đó, người dân đã tự nguyện góp vốn đầu tư, xây dựng ban đầu. Nhưng chúng tôi đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt của dân làng, những người muốn giữ lại cây sồi và do đó, chúng tôi buộc phải tiếp tục xây dựng nhưng không đụng chạm gì đến cây này.”
Sân bóng mới này được xây lên nhằm phục vụ cho nhu cầu thể thao của hơn 200 trẻ em của ngôi làng và chúng tôi nhận thấy, cây sồi mọc giữa sân bóng là một dấu hiệu đặc biệt của làng Tonciu,” ông Milasan nói thêm.
Trận bóng đá dường như không chỉ có 22 cầu thủ khi một hậu vệ đặc biệt – cây sồi – luôn sừng sững ngáng chân những cầu thủ. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Việc để lại một cây sồi ngay giữa sân bóng đá thực sự đã khiến những trận đấu trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Các cầu thủ nhí vừa phải tập trung thi đấu nhưng vừa phải dè chừng nếu không muốn đâm đầu vào thân cây. Đối với những ông bố, bà mẹ trẻ tuổi ở Tonciu, đây thực sự là mối hiểm họa khôn lường cho những đứa con của họ.
Quả thực rất nguy hiểm nếu chơi bóng trong sân bóng này. Ảnh: Internet.
Quyết không chịu đầu hàng, những người trẻ tại ngôi làng đã chụp ảnh sân bóng đá kỳ quặc và tung lên mạng xã hội nhằm gây áp lực buộc hội đồng quản lý phải chặt cây. Và nhờ vào sức mạnh của truyền thông, thì trong thời gian gần đây, ông Milasan đã phải lên một kế hoạch mới để đốn hạ cây sồi “vô duyên”. Nhưng việc chặt cây chỉ diễn khi mùa thu kết thúc, sau khi những quả sồi được thu thập hết để đem trồng rải rác trong ngôi làng. Dù sao đi nữa, quyết định chặt cây đã được đưa ra và đây là một thắng lợi của những trẻ em ở làng Tonciu xinh đẹp.
Theo TTVN
Vì sao Mỹ điều hàng trăm xe tăng, pháo tự hành đến biên giới Nga?
Mỹ sẽ gửi hàng trăm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh Bradley và pháo tự hành đến các quốc gia đồng minh ở Baltic và Đông Âu nhằm đáp trả hành động của Nga ở Ukraine.
CNN dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 23/6 cho biết, các trang thiết bị quân sự sẽ được điều đến Estonia, Lithuania, Latvia, Bulgaria, Romania và Ba Lan.
Ngoài ra, Washington và các đồng minh NATO cũng sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. "NATO và các đồng minh cần sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh mạng, đặc biệt là từ Nga". Những tuyên bố của ông Carter được đưa ra trong chuyến thăm đến châu Âu kéo dài một tuần.
Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams của Mỹ diễn tập ở Latvia tháng 11/2014.
Ngoại trưởng Estonia Sven Mikser ủng hộ quyết định này cùng với các đại diện từ Latvia và Lithuania. Mikser cho biết Estonia sẵn sàng tiếp nhận các vũ khí hạng nặngcũng như sự có mặt của quân đội Mỹ.
"Chúng tôi có lý do để tin rằng Nga coi vùng Baltic là khu vực yếu nhất của NATO, nơi quyết tâm và sự đoàn kết của NATO có thể sẽ bị thử thách".
Theo CNN, lực lượng Mỹ dự kiến đóng tại các nước NATO sẽ bao gồm khoảng 250 xe tăng, xe thiết giáp và các loại pháo tự hành.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết, việc đưa xe tăng và các loại vũ khí hạng nặng đến các nước NATO giáp ranh với Nga là hành động gây hấn nghiêm trọng nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Cũng trong chuyến thăm đến châu Âu, ông Carter chỉ trích tuyên bố của Tổng thống Nga Putin, nói rằng Moscow bổ sung thêm 40 tên lửa liên lục địa vào kho vũ khí hạt nhân.
"Vũ khí hạt nhân không phải là thứ mà nhà lãnh đạo thế giới đưa ra để hùng biện. Chúng ta đều biết rằng Nga là một cường quốc hạt nhân và ông Putin không phải nhấn mạnh lại điều này".
Xe thiết giáp M113 của quân đội Lithuania chở theo binh sĩ Mỹ tháng 3/2015.
Các nhà phân tích nói rằng tuyên bố điều xe tăng và các trang thiết bị quân sự của ông Carter mang ý nghĩa biểu tượng hơn là chiến lược.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Mỹ có số lượng xe thiết giáp, quân đội tương đương chỉ đóng tại một khu vực nhỏ khi đó là Tây Đức, tướng quân sự về hưu Mark Kimmit, cựu trợ lý tư lệnh đồng minh tối cao ở châu Âu nhận định.
"Chúng ta đang nói về một lữ đoàn quân sự được chia nhỏ để đóng tại 6 quốc gia châu Âu. Điều này khó có thể đem đến mối đe dọa với nước Nga". Nhưng yếu tố biểu tượng lại là yếu tố vai trò quan trọng, ông Kimmit cho biết.
"Mỹ đang gửi thông điệp bảo vệ đến các quốc gia thành viên NATO. Theo hiệp ước NATO, trong trường hợp bất kỳ một nước thành viên nào bị tấn công, các nước còn lại sẽ đáp trả".
Nhà phân tích Orysia Lutsevych đến từ London nói rằng, Mỹ và các đồng minh NATOđáng ra phải đưa ra những tuyên bố này sớm hơn.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama "nên gây sức ép lên Điện Kremlin trước khi căng thẳng leo thang như ở thời điểm hiện tại", ông Lutsevych cho biết. "Bằng việc thờ ơ với Nga, chúng ta đang đứng trước chi phí tốn kém hơn mỗi ngày".
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Nga cảnh báo hậu quả nếu Mỹ triển khai tên lửa tại châu Âu Trong một thông báo ngày 11/6, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo những hậu quả của việc Mỹ xúc tiến triển khai các tên lửa trên đất liền tại châu Âu, vi phạm Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF). Một hệ thống tên lửa của Mỹ. (Ảnh: USAToday) "Mátxcơva hối thúc Washington phải đảm bảo thực hiện đầy...