Sân vận động Hàn Quốc trở thành nơi thi tuyển việc làm
Giới chức ở tỉnh Ansan đã trưng dụng sân Asan Wa để tổ chức thi tuyển việc làm hôm 4/4 với hàng trăm ứng viên tham dự ngồi cách nhau 5 m trong mùa dịch.
Asan Wa là sân vận động đa chức năng, đồng thời là sân nhà của CLB Ansan Greeners ở giải K2 League của Hàn Quốc. Hiện tại, các giải đấu ở xứ Kim chi đều bị hoãn do dịch.
Vì vậy, hôm 4/4, sân đã được trưng dụng làm nơi thi cho công ty Ansan Urban Corporation. Hơn 130 thí sinh dự thi ngồi làm bài trên chiếc bàn và phải cách nhau 5 m.
Quang cảnh buổi tuyển dụng nhìn từ trên cao với 139 thí sinh dự thi hôm 4/4 ở thành phố Ansan. Ảnh: Yonhap.
Việc ngồi cách xa nhau giữa trời nắng nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn theo yêu cầu của những nhà tổ chức. Quyết định tổ chức thi ngoài trời của đơn vị này nhằm ngăn ngừa khả năng lây nhiễm virus corona.
Giữa bối cảnh tác động của dịch, chủ tịch công ty cho rằng không nên hoãn kỳ tuyển dụng nhân viên mới trong thời điểm này. Bài thi viết kéo dài 90 phút như một trận bóng đá với 139 người dự thi.
Bức ảnh toàn cảnh về buổi thi này thu hút sự quan tâm của dư luận Hàn Quốc.
Video đang HOT
Địa điểm tổ chức là sân vận động hiện đại, được xây dựng từ năm 2003. Ansan Wa được đưa vào hoạt động năm 2007, có sức chứa 35.000 chỗ ngồi. Sân vận động này cách thủ đô Seoul khoảng 40 km.
Theo ghi nhận của các tổ chức y tế, Hàn Quốc đã xác nhận có hơn 10.000 người nhiễm virus corona, có hơn 6.000 người khỏi bệnh và 186 ca tử vong.
Quang Thịnh
Trong lịch sử thế giới đã xuất hiện bao nhiêu kỳ Olympic "ma"?
Olympic Tokyo đã trở thành Thế vận hội đầu tiên trong thời bình bị hoãn. Nếu ngược dòng lịch sử, do chiến tranh, đã có 3 lần Olympic không được tổ chức đúng thời điểm hoặc thậm chí là... không bao giờ diễn ra.
Olympic Berlin 1916
Đây là Thế vận hội không có bất cứ VĐV nào tham dự, chẳng có môn thi đấu nào được tổ chức và tất nhiên là không hề có bộ huy chương nào được trao. Lý do rất đơn giản: Olympic Berlin 1916 là một Thế vận hội "ma" khi nó không hề diễn ra.
Trước đó, Berlin đã giành chiến thắng trước Alexandria, Brussels, Budapest và Cleveland để giành quyền tổ chức Olympic 1916. Thậm chí, vào năm 1913, hoàng đế Đức còn cho xây dựng nhiều cơ sở vật chất để sẵn sàng cho ngày hội thể thao của thế giới. Điểm nhấn đáng chú ý nhất về hạ tầng là sân vận động quốc gia, được khánh thành vào năm 1913.
Lễ khánh thành sân vận động quốc gia của Đức năm 1913
Nhưng rồi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 7/1914 đã khiến Olympic Berlin 1916 đi vào bước ngoặt không mấy vui vẻ. Dù công tác tổ chức vẫn được thực hiện, nhưng điều những ai yêu hòa bình mong đợi là chiến tranh chấm dứt thì không xảy ra ngay tức thì.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kéo dài đến năm 1918 mới kết thúc. Trong quãng thời gian đó, tất nhiên chẳng ai còn tâm trí mà thi đấu thể thao bởi an toàn không được bảo đảm. Olympic Berlin 1916 vì thế vĩnh viễn không bao giờ được tổ chức và trở thành kỳ Olympic đầu tiên không hề xuất hiện cuộc thi đấu nào.
2 thập kỷ sau, sân vận động quốc gia đã bị phá bỏ và được xây mới để phục vụ Olympic 1936. Chẳng ai ngờ, Thế vận hội năm 196 lại là cơ hội để Adolf Hitler phô trương sức mạnh của phát xít và khiến Olympic sau đó bị ảnh hưởng.
Olympic Tokyo 1940
Cũng giống như Olympic 1916, Thế vận hội mà người Nhật giành quyền đăng cai vào năm 1940 đã bị tác động tiêu cực bởi chiến tranh. Việc Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc vào năm 1937 khiến quốc gia này sớm từ bỏ quyền tổ chức đại hội. Lý do được đưa ra là quân đội Nhật Bản chỉ cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng cho Olympic bằng gỗ, còn sắt thép, kim loại phải được ưu tiên cho chiến tranh.
Olympic Tokyo 1940 đã bị ảnh hưởng nặng bởi chiến tranh và không được tổ chức
Chính vì điều này, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã không để Nhật Bản tổ chức mà trao chuyển sang cho Helsinki của Phần Lan. Ngay cả Thế vận hội mùa đông 1940 người Nhật dự kiến đăng cai tại Sapporo cũng bị tước và giao cho St.Moritz của Thụy Sĩ.
Nhưng chiến tranh không để cho Olympic mùa đông 1940 được yên. Xung đột trong ban tổ chức khiến đại hội phải dời đến Garmisch-Partenkirchen, địa điểm cạnh Berlin. Nhưng rốt cục, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9/1939 và Olympic mùa đông 1940 vĩnh viên không bao giờ diễn ra.
Olympic London 1944
Trước khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, IOC đã trao quyền tổ chức Olympic 1944 cho London của Anh. Nhưng cũng vì chiến tranh mà người Anh không thể tổ chức Thế vận hội đúng hẹn.
Olympic London 1944 chỉ được tổ chức vào năm... 1945
Dẫu sao, Olympic London cũng không gặp phải số phận quá hẩm hiu dù Thế vận hội lần ấy cũng trở thành một đại hội "ma". Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Sau đó, IOC thưởng cho London quyền đăng cai Olympic mùa hè 1948 nhằm quảng bá cho thế giới thấy nơi đây đang hồi phục từ cuộc chiến ấn tượng như thế nào.
'Olympic không thể đổi lịch như một trận bóng đá' Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach đưa ra quan điểm về khả năng hủy hoặc hoãn tổ chức kỳ Thế vận hội mùa hè 2020. Các kịch bản cho trường hợp Olympic 2020 bị hoãn lại do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đang được phác thảo và sẽ sớm được đưa ra bản luận để đi đến quyết...