Sàn TMĐT nước ngoài phải bổ sung giấy phép kinh doanh trước 1/1/2023
Các sàn TMĐT có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam phải bổ sung Giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023 nếu chưa có đủ theo quy định.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) vừa có thông báo về việc bổ sung Giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT).
Nghị định 85 (ban hành năm 2021) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52 (năm 2013) của Chính phủ về TMĐT có quy định cụ thể về bổ sung giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Sàn TMĐT nước ngoài phải bổ sung giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023. Ảnh minh họa: Internet
Theo đó, Cục TMĐT và Kinh tế số đề nghị các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được xác nhận đăng ký website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT và đang hoạt động mà chưa có giấy phép kinh doanh cập nhật hồ sơ, bổ sung Giấy phép kinh doanh trước ngày 1/1/2023. Việc cập nhật tiến hành trực tuyến thông qua qua cổng online.gov.vn.
Trong khi đó, với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT mới, cần cung cấp các loại giấy tờ gồm: Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).
Video đang HOT
Nghị định 85 bổ sung nhiều quy định mới trong lĩnh vực TMĐT. Cụ thể, thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký hoạt động TMĐT và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình tại Việt Nam.
Theo đó, văn phòng đại diện hoặc nội dung ủy quyền phải đảm bảo các trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc ngăn chặn những giao dịch hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam; Thực hiện các nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời thực hiện báo cáo theo quy định.
Để cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam, thương nhân, tổ chức nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
TMĐT được xác định là ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam sử dụng tên miền Việt Nam; website có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc có 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam/năm.
Các điều kiện tiếp cận thị trường bao gồm: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn. Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 1 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ TMĐT tại Việt Nam (theo danh sách do Bộ Công Thương công bố), phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an.
Các nhà đầu tư nước ngoài chi phối doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT được xác định, khi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm việc lựa chọn nền tảng công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường được xác định dựa trên các tiêu chí về số lượt truy cập, số lượng người bán, số lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch. Trường hợp này, nhà đầu tư thực hiện trong quá trình đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép kinh doanh theo quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Các sàn giao dịch TMĐT Việt Nam phải có trách nhiệm xác thực danh tính của những thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng hóa trên sàn giao dịch TMĐT của mình.
Trước đó, Cục TMĐT và Kinh tế số cũng đã có văn bản yêu cầu các thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT tại Việt Nam về việc thực hiện quy định của cơ quan quản lý đã có hiệu lực từ đầu năm nay.
Dự án xe ô tô điện 10 tỷ USD của Xiaomi nguy cơ đổ bể
Xiaomi sẽ chậm chân hơn đối thủ vì chưa thể có được giấy phép sản xuất xe ô tô.
Xiaomi đang đối mặt với những khó khăn để nhận được sự chấp thuận cho dự án xe điện tại Trung Quốc - một rào cản bất ngờ dành cho dự án ô tô trị giá 10 tỷ USD của gã khổng lồ điện thoại thông minh.
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã đàm phán với các nhà chức trách tại Ủy ban phát triển và cải tiến quốc gia về giấy phép trong nhiều tháng nhưng bất thành.
Xiaomi là một trong những người mới nhất tham gia vào lĩnh vực xe điện Trung Quốc vốn đã rất đông đúc với nhiều đối thủ cạnh tranh, gồm cả những tên tuổi kỳ cựu như BYD, NIo. Tuy nhiên, nhà sáng lập Xiaomi là Lei Jun vẫn nói rằng EV sẽ là cú đặt cược startup cuối cùng của ông, hy vọng kinh nghiệm của Xiaomi trong những công nghệ kết nối và xây dựng cộng đồng người dùng trung thành có thể áp dụng vào thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc thời gian cấp giấy phép bị trì hoãn, các đối thủ của họ sẽ càng có thể có lợi thế khởi đầu lớn hơn.
Nhà sản xuất điện thoại thông minh và điện tử đang theo đuổi lĩnh vực tạo động lự tăng trưởng mới sau khi chứng kiến doanh số bán hàng lần đầu sụt giảm kỷ lục vào quý đầu tiên. TRong khi một vài lãnh đạo xiaomi đang kỳ vọng các nhà chức trahcs cuối cùng cũng bật đèn xanh cho dự án xe điện thì những người khác lại lo ngại về quá trình này sẽ bị trì hoãn kế hoạch của công ty. Xiaomi đã sáp nhập chi nhánh xe điện vào tháng 9/2021, cho phép công ty bắt đầu quy trình nộp đơn cấp phép.
Cổ phiếu Xiaomi đã giảm nhiều nhất 5,4% vào ngày thứ 6 tại Hong Kong. Một công ty đại diện từ chối bình luận về vấn đề này.
Trung Quốc đang gia tăng kiểm tra trong lĩnh vực xe điện sau khi hiện tượng đổ xô vào ngành công nghiệp này dẫn tới việc nhiều công ty bị phá sản. Những đơn xin cấp phép trong lĩnh vực xe điện mới đã được yêu cầu có một loại giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, công nghệ của họ và quy trình xem xét cũng mất nhiều tháng. Chính phủ cũng từ chối nhiều hồ sơ và lại phải làm lại từ đầu khi gặp vướng mắc.
Việc thiếu giấy phép làm xe hơi sẽ giới hạn tác động của nỗ lực pháp triển xe điện của Xiaomi trong thời điểm này. Mảng xe điện có hơn 1.000 nhân viên và Xiaomi nói rằng họ lên kế hoạch sản xuất hàng loạt chiếc xe đầu tiên vào năm 2024. Họ đã mua đất tại ngoại ô Bắc Kinh để xây nhà máy lắp ráp và đã mua các startup EV để bổ sung thêm công nghệ.
Đầu năm 2021, Lei đã cam kết đầu tư 10 tỷ USD trong vòng 10 năm để làm các dòng xe ô tô thương hiệu Xiaomi. Doanh nhân này đã rút lui khỏ sự chú ý của công chúng để dành thời gian cho sự án xe điện.
Thị trường xe điện cảu Trung Quốc hiện rất đông đúc với Tesla, Nio và BYD là những công ty dẫn đầu. Một lượng lớn các công ty công nghệ từ Baidu đến Huawai cũng đang tìm cách đón nhận cơ hội trong mảng xe tự lái.
Facebook, Google đã nộp hơn 4.100 tỷ đồng tiền thuế tại Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Thuế, một số nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới đã được khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến nay với số thu lớn như Facebook là 2.071 tỷ đồng và Google là 2.034 tỷ đồng. Thông tin từ Tổng cục Thuế cho hay, số thu thuế đối với hàng...