Sàn tiền điện tử lớn nhất Trung Quốc chuyển hướng đến Singapore
Huobi đang dần tách khỏi thị trường quê nhà đại lục sau các đợt hạn chế và kiểm soát khắt khe của chính quyền Bắc Kinh.
Theo Bloomberg, nhà điều hành sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Trung Quốc Huobi Group đã chọn Singapore làm trụ sở khu vực châu Á. Đồng sáng lập Houbi Du Jun cho biết công ty cũng đang có kế hoạch thành lập một địa điểm khác ở châu Âu vào năm 2023, nhiều khả năng là tại Pháp hoặc Anh.
Houbi lựa chọn Singapore trở thành trụ sở mới vì các biện pháp hạn chế tiền điện tử của chính phủ Trung Quốc
Mặc dù Huobi đã có nhân viên làm việc cho doanh nghiệp ở Singapore trong nhiều năm, nhưng việc thiết lập trụ sở chính thức bên ngoài quê nhà Bắc Kinh báo hiệu một sự rời bỏ khác trong làn sóng di chuyển khỏi đại lục, sau khi chính phủ Trung Quốc cấm tất cả hoạt động giao dịch và dịch vụ tiền điện tử trong nước hồi tháng 9.2021.
Huobi được thành lập tại Trung Quốc vào năm 2013. Công ty cho biết sẽ giảm tải tất cả người dùng Trung Quốc vào cuối năm nay. Theo ông Du Jun, Đông Nam Á là thị trường hấp dẫn khi số lượng người dùng giao dịch tiền điện tử tăng gấp bốn lần trong tháng qua.
Theo hồ sơ gửi đến Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore, công ty mới của Houbi Group có tên Houbi International Pte, được thành lập vào tháng 8.2021. Li Lin, đồng sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Trung Quốc, là cổ đông chính. Hai cổ đông khác là Atlas Value Ltd và Zhen Partners Fund I, L.P.
Video đang HOT
“Singapore tự định vị mình là nước đi đầu trong việc áp dụng tiền điện tử. Nước này đã thu hút nhiều công ty tiền điện tử và công ty công nghệ tài chính”, Ulisse Dellorto, Giám đốc điều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương của công ty nghiên cứu Chainalysis, nói.
Huobi Technology Holdings, tổ chức liên kết với Houbi Group được niêm yết tại Hồng Kông, cũng thành lập một công ty khác tên là Huobi Singapore, hiện vẫn trong quá trình xin giấy phép từ Cơ quan tiền tệ Singapore. Theo Bloomberg, Crypto.com, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã chuyển trụ sở chính từ Hồng Kông đến Singapore trong năm nay.
Trung Quốc cấm cửa, 2 triệu máy đào Bitcoin đã "di cư" về đâu?
Từ Nga, Mỹ, Kazakhstan đến Venezuela hay Paraguay, những cỗ máy đào từ Trung Quốc hầu hết đã tìm đến những trang trại mới để tiếp tục vận hành một cách bình thường.
Lệnh cấm khai thác tiền điện tử của Trung Quốc đã kích hoạt một cuộc di cư của những nhà khai thác tiền số và một cuộc chạy đua toàn cầu nhằm di dời hàng triệu cỗ máy tốn nhiều điện năng mà họ sử dụng để đào Bitcoin.
14 công ty khai thác tiền điện tử lớn nhất thế giới đã chuyển hơn 2 triệu máy đào ra khỏi Trung Quốc trong những tháng sau lệnh cấm, theo Financial Times. Lượng máy móc này đã nhanh chóng được chuyển sang Mỹ, Canada, Kazakhstan và Nga.
Bit Gigital, một trong những công ty khai thác tiền điện tử lớn nhất thế giới đã thuê một công ty vận chuyển để đưa khối tài sản của mình ra khỏi Trung Quốc và vẫn chờ một lô gần 1.000 máy được đưa ra khỏi các bến cảng ở New York.
"Chúng tôi bắt đầu cuộc di cư từ tháng 3/2020. Khi lệnh cấm được công bố, chúng tôi vẫn còn 20.000 máy đào tại Trung Quốc", Sam Tabar - Giám đốc chiến lược của Bit Digital cho biết. Tuy nhiên, công ty cho biết đã phải từ bỏ 372 chiếc máy ở Trung Quốc vì "hết hạn sử dụng".
8 trong số 10 mỏ khai thác lớn nhất của công ty này đã mở rộng lượng máy đào kể từ khi lệnh cấm của Trung Quốc được ban bố, theo FT.
Trong khi đó, Hut8 - công ty có trụ sở tại Toronto đã nhận được vô số lời đề nghị nhập hàng từ nhà cung cấp có phần hoảng loạn tại Trung Quốc, Sue Ennis, Phó giám đốc phát triển và quan hệ nhà đầu tư của công ty này cho biết. Cuối cùng, công ty đã bổ sung 24.000 máy mới vào tháng 6, từ công ty MicroBT của Trung Quốc.
Tình trạng điên cuồng thanh lý máy đào do lệnh cấm từ Trung Quốc đã khiến giá của Antminer S19 - một trong những máy đào phổ biến nhất thế giới, giảm 41,7% trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7.
Bitmain - nhà sản xuất máy S19, đã bán 30.000 máy cho Marathon Digital Holdings - công ty khai thác có trụ sở tại Las Vegas hồi tháng 8 trong khi Terawwulf tại Maryland cũng mua thêm 30.000 máy. Bitmain đã thông báo hồi tháng 6 rằng sẽ dừng bán máy móc để giảm bớt áp lực thị trường.
Ngoài Mỹ, Kazakhstan cũng trở thành một trong những trung tâm khai thác tiền điện tử hàng đầu. Dữ liệu của FT cho thấy phần lớn máy đào nhập về Kazakhstan đến từ công ty khai thác Bitfufu của Trung Quốc. Công ty này đã vận chuyển 80.000 máy đến các trang trại ở Kazakhstan. Bit Mining cũng chuyển 7.849 máy vào tháng 8.
Một địa điểm tập kết các của dàn máy đào Trung Quốc là Nga. Bit Cluster có trụ sở tại Moscow đã nhận hơn 5.000 máy từ Trung Quốc trong khi công ty khai thác BitRiver đã lưu trữ 200.000 máy từ những người khai thác ở Trung Quốc trước đây.
Roman Zabuga, người phát ngôn của BitRiver cho biết: "Thị trường đã chuyển từ thiếu thiết bị sang thiếu địa điểm để đặt thiết bị". Một vài tuần trước lệnh cấm, công ty đã phải từ chối thoả thuận với một khách hàng Trung Quốc đang tìm cách bán bớt 1 triệu máy.
Theo Jaran Mellerud, nhà phân tích của Arcane Crtypto, chỉ có chưa đến 700.000 máy đào Trung Quốc chưa được bật trở lại sau lệnh cấm và có khả năng đang được cất giữ. Vì nhiều máy trong số này là thế hệ cũ, như Antminer S9, việc vận chuyển đến Mỹ không đem đến hiệu quả về chi phí. Hồi tháng 7, giá của S9 đã giảm xuống còn 367 USD.
Các mẫu máy thế hệ cũ lại có xu hướng được đưa về Venezuela hoặc Paraguay, nơi có ít các quy định phức tạp hơn trong khi giá điện rẻ.
Juan Jose Pinto, đồng sáng lập của Doctor Miner, một công ty khai thác ở Caracas, cho biết lệnh cấm của Trung Quốc là một "cơ hội tuyệt vời". "Cho đến nay, chúng tôi đã liên hệ với 3 công ty khai thác lớn của Trung Quốc để nhận khoảng 7.000 máy. Nếu có thêm, chúng tôi vẫn có thể lưu trữ nhiều hơn nữa", ông này nói.
Pinto cho biết công ty của ông trả khoảng 0,01 USD cho mỗi kWh điện, đồng nghĩa có thể sử dụng các loại máy cũ, ngốn nhiều điện như Antminer S9. Mặc dù những cỗ máy này dễ hỏng hóc, Pinto và nhóm của ông đã tìm ra cách để duy trì chúng hoạt động. "Nếu tôi có 1 chiếc máy với 4 bộ phận bị hỏng và 1 chiếc khác với 6 bộ phận bị hỏng, tôi sẽ hợp nhất chính và hy vọng tạo ra một chiếc máy đào tốt".
Với nền kinh tế ảm đạm hiện nay của Venezuela, khai thác tiền điện tử là một cách để người dân địa phương kiếm thêm thu nhập. "Mọi người khai thác tại nhà với chỉ 1 chiếc máy. Ở đây cũng có hàng nghìn các trang trại cỡ nhỏ. Kiếm thêm 100 USD mỗi tháng tạo ra sự khác biệt rất lớn cho họ", Pinto nói.
Trung Quốc 'quét' website tiền số Một số trang web liên quan đến tiền điện tử tại Trung Quốc không thể truy cập trong nhiều ngày. Ngày 15/11, ChainNews, một trong những webiste về tiền số có lượng truy cập cao nhất nước này, thông báo ngừng hoạt động trong 8-10 tiếng với lý do bảo trì để nâng cấp. Nhưng đến 18/11, trang vẫn trong tình trạng ngoại...