Sân thượng trồng đủ thứ quả ngon, hái phát nấu luôn ăn ngọt lừ
Mê làm nông dân, chị Đoàn Thu Hằng ( phường Hà Tu, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã biến sân thượng gia đình trở thành một “trang trại” với đủ các loại rau, quả sạch, vừa đảm bảo an toàn, vừa thực hiện tốt cách ly xã hội khi thực phẩm luôn sẵn có.
Biến sân thượng thành “trang trại” trồng thập cẩm, thích ăn là hái
Chia sẻ với PV Dân Việt, chị Hằng cho biết, “trang trại” trên sân thượng này có có diện tích khoảng 75m2, trồng đủ các loại rau, quả như rau muống, bí, bầu, su su…
Chị Hằng chia sẻ, “trang trại” này không chỉ cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình mà còn là địa điểm chị thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng nhờ “viu” đẹp và không khí trong lành. Từ khi có vườn rau tự trồng, chị gần như không phải mua rau bao giờ, nhất là trong những ngày cách ly xã hội thế này.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng rau trên sân thượng, chị Hương cho biết, chị áp dụng kỹ thuật luân canh để đảm bảo rau phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh.
Khu vườn trên sân thượng tính đến nay đã được 5 năm, mùa nào thức đó, lúc nào cũng cho trái ngon, quả mọng, khiến mọi người thích thú.
Chị Hằng cho biết: “Cả gia đình có sở thích làm “nông dân” nên chồng và hai con của chị rất ủng hộ niềm đam mê giản dị đó. Đất và phân bón toàn là chồng chị khuân vác lên, còn chị phụ trách trồng và chăm sóc, anh lớn biết phụ mẹ tưới rau, cho gà ăn khi chị về muộn, anh nhỏ đã biết nhổ cỏ giúp mẹ”.
Chị cũng thường ủ cá, vỏ tôm, rác thải nhà bếp làm phân bón hữu cơ để trồng cây.
“Sau mỗi lứa rau, chị xới đất, trộn phân gà ủ hoai, trộn vôi bột khử khuẩn rồi phơi ải khoảng 1 tuần là gieo trồng vụ mới. Tỷ lệ 30% đất, 30% tro trấu hoặc trấu tươi đã ủ qua vôi, hoặc rác cây đã ủ mục… Tóm lại là những thứ có thể làm xốp đất, còn lại là 40% phân gà, phân vi sinh, phân trùn quế, loại nào cũng được. Nhưng chị hay trộn phân gà, bồ câu đã ủ vì nhà có sẵn”, vừa làm đất chị Hằng vừa cho biết.
Cây ăn quả cần nhiều dinh dưỡng nên cứ khoảng 10 ngày chị phải bón phân gà cách gốc 20cm/lần, thường xuyên tưới nước rác (nước tiết từ rau củ quả ngâm ủ, pha loãng tỷ lệ 1/10, 1 phần nước rác, 10 phần nước sạch rồi tưới cho cây. Chị thường thu trái non để tránh tàn cây, cho cây phục hồi và tập trung dinh dưỡng nuôi đợt quả mới.
Mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, rau ăn lá thì chỉ cần làm đất ban đầu cẩn thận, sau mỗi đợt thu hoạch thì bón thêm phân, nước vo gạo, rửa cá.
Ngoài trồng rau, chị Hằng còn nuôi chục con gà và 25 đôi bồ câu trên sân thượng.
Chị lót vỏ trấu dày 15-20cm dưới nền, giúp chị có thêm phân bón cho cây.
Mỗi khi đến giờ nấu ăn, chỉ cần xách giỏ lên sân thượng là có thể hái những thứ mình thích để chế biến thành những món khác nhau.
Thành quả sau một buổi sáng thu hoạch là 6kg rau, quả các loại. “Đồng nghiệp của chị lúc nào cũng bảo chị bán rau cho mọi người trong cơ quan, bởi ai cũng thích rau nhà trồng, vừa sạch vừa ngon miệng. Chị cũng có bán nhưng lấy giá rẻ, chỉ khoảng 20.000, tiền đó chị dùng để mua phân bón cho khu vườn của mình”, chị Hằng cho biết.
Thành Nguyễn
Cách ly xã hội: Ai cho phép họ rào đường, cấm xe?
"Chúng tôi đã trao đổi với các địa phương rồi, ai cho phép họ được ngăn sông cấm chợ, ai cho phép hạn chế đi lại. Như vậy là sai chỉ đạo của Thủ tướng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng nói.
Chính quyền TP.Hạ Long, Quảng Ninh, đã cho bịt đường nối xã Bằng Cả với địa phương khác Ảnh NH
Trao đổi với Thanh Niên trưa nay, 2.4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, liên quan đến Chỉ thị 16 của Thủ tướng về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, đã có một số địa phương hiểu và thực hiện sai.
Cụ thể, từ ngày 1.4, đã có một số địa phương tiến hành việc rào đường, hạn chế người đi lại từ địa phương này sang địa phương khác, hay tạm dừng các công trình xây dựng. "Chúng tôi đã gọi điện cho các tỉnh rồi, bây giờ phải thay đổi lại ngay. Ai cho phép ngăn sông cấm chợ? Ai cho phép hạn chế đi lại? Những việc này, Văn phòng Chính phủ sẽ có văn bản cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Hàng loạt xe ra vào Quảng Ninh buộc phải quay đầu vì cách ly xã hội
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 vào hôm qua (1.4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã khẳng định tinh thần của Chỉ thị 16 là nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch Covid-19, chứ không phải dừng toàn bộ các hoạt động sản xuất.
"Cách ly trong xã hội không phải là hạn chế các công việc có liên quan như là sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần thiết, không phải là dừng các công trình xây dựng. Điều quan trọng là đảm bảo an toàn cho người lao động", Thủ tướng nêu rõ.
Ghi nhận của Thanh Niên cho thấy, Chỉ thị 16 của Thủ tướng đã tạo nên hiệu ứng phòng chống chính Covid-19 rộng khắp, nhưng tại một số địa phương đã có những biện pháp cực đoan do hiểu sai Chỉ thị. Tại Quảng Ninh, từ ngày 1.4, chính quyền thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát người dân đi lại trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Tại một số tuyến đường nối xã Bằng Cả (thành phố Hạ Long) với phường Vàng Danh (thành phố Uông Bí), nối xã Kỳ Thượng (thành phố Hạ Long) với xã Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ), chính quyền địa phương đã đổ đất thành lũy, ngăn các phương tiện lưu thông.
Chủ quán nước Sài Gòn ngủ quên vì ế ẩm trong ngày cách ly xã hội
Cũng từ ngày 1.4, hàng loạt công trình xây dựng trên địa bàn TP.Hà Nội phải tạm ngừng thi công bởi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu tạm dừng mọi công trình xây dựng.
Được biết, việc ngừng các công trình xây dựng không chỉ xảy ra tại Hà Nội mà tại nhiều địa phương khác, gây ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục ngàn lao động phổ thông.
Thái Sơn
Người đàn ông ở Lai Châu gửi 2 tấn rau sạch ủng hộ người dân khu cách ly ở Hà Nội Muốn góp chút công sức nhỏ bé để chống lại dịch bệnh Covid-19, chủ doanh nghiệp rau sạch ở Lai Châu đã gửi 2 tấn rau về Hà Nội ủng hộ người dân khu cách ly. Trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, nhiều địa phương đang đồng lòng cùng các cấp chính quyền thực hiện những biện pháp đẩy lùi dịch...