‘Săn’ sương sớm ở Đà Lạt
Bên cạnh những mỹ từ được dành cho Đà Lạt như: Đà Lạt mộng mơ, Đà Lạt ngàn hoa, Đà Lạt – thành phố trong rừng… thì cái tên gọi Đà Lạt – thành phố mờ sương cũng đã chiếm một vị trí không nhỏ trong tâm thức của nhiều người. Lâu nay, ’sương mù’ cũng chính là thứ đặc sản vô giá tạo nên thương hiệu riêng có của ‘miền xứ lạnh’ này.
Phố phường Đà Lạt chìm trong sương sớm
Còn gì thú vị hơn khi chính bạn mang máy chụp hình lang thang khắp phố phường, núi đồi, thung lũng để ngắm sương giăng và ghi lại những bức ảnh làm kỷ niệm.
Có thể ngày nay, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khí hậu nóng lên, tình trạng mất rừng… đã phần nào làm cho sương mù không còn xuất hiện nhiều ở thành phố này nữa. Tuy nhiên, không phải vậy, muốn chiêm ngưỡng thứ đặc sản này, các bạn chỉ chịu khó ra khỏi giường ngủ vào lúc hừng đông vào những ngày trời không mưa là đã có thể nhìn thấy sương giăng khắp chốn.
Từ TP.HCM rồi ra Biên Hòa và theo quốc lộ 20 đến đèo Bảo Lộc vào lúc này nhiều hôm các bạn cũng bắt gặp “sương”, nhưng đến đoạn núi Voi (H.Đức Trọng) rồi đèo Prenn – cửa ngõ Đà Lạt là đã mờ mịt sương. Nếu từ TP.Phan Rang (Ninh Thuận) theo quốc lộ 27 qua đèo Ngoạn Mục rồi đến đèo D’ran, qua vùng Cầu Đất (Đà Lạt) là bạn được “trời đãi tiệc sương” khi nhìn 2 bên đường, nhìn xuống thung lũng hay mặt hồ Đa Nhim tĩnh lặng đều toàn một màu trắng mờ của màn sương phủ mênh mông hoặc xen lẫn dưới những đồi thông trập trùng. Thậm chí, nếu từ Nha Trang theo đường ĐT 723 để lên Đà Lạt thì khi gần đến đỉnh Hòn Giao các bạn có thể bắt đầu thấy sương mờ mịt, có hôm xuất hiện cả vào tất cả các buổi sáng, trưa, chiều, tối…
Thời gian gần đây, dù chưa thấy có tour – tuyến chính thức nào giới thiệu, nhưng “đặc sản sương” đã phần nào trở thành sản phẩm du lịch tự phát của nhiều du khách. Du khách và cả những tay săn ảnh, họ đến Đà Lạt với lỉnh kỉnh “đồ nghề” rồi 3 – 4 giờ sáng bắt đầu thức dậy sẵn sàng đi “săn”, ngắm, tạo dáng và mang về cho mình những bức ảnh, thước phim ưng ý nhất để kỷ niệm với xứ mờ sương…
Còn nếu không, bạn có thể làm quen với “thổ địa” ở Đà Lạt để cùng đi “săn” sương. Với những người này, dù có lúc “hên xui” nhưng phần lớn họ đoán trời (thời tiết) và nhắm hướng có nhiều sương mà đi đến. Cưỡi “con ngựa sắt” theo chân họ để lang thang đến Langbiang, núi Hòn Bồ, núi Voi, hồ Tuyền Lâm, Cầu Đất, Suối Vàng… là những nơi có phong cảnh hữu tình và vị trí quan sát thuận lợi mà bạn có thể bắt gặp cả “biển sương” mênh mông, bồng bềnh có cảm giác như lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh”…, lúc ấy bạn tha hồ mà sáng tác. Còn chần chừ gì nữa, hãy thử vác ba lô lên đường để được hưởng cảm giác lâng lâng, bồng bềnh trong sương sớm giữa thành phố mờ sương.
Biệt thự cổ trong sương
Phố sương
Rừng trong phố trong sương
Mênh mông thành phố sương giăng
Đà Lạt đêm
Video đang HOT
Thung lũng sương
Thác sương
Rừng sương
Biển sương.
Đồi núi sương giăng
Tĩnh lặng
Sương bao phủ Làng hoa Thái Phiên
Hồ Xuân Hương trong sương sớm
Soi bóng mặt hồ
Lặng lẽ mưu sinh lúc mờ sương
Săn sương
Tìm góc ảnh đẹp với sương
Tạo dáng, tìm bức ảnh ưng ý nhất với sương
Núi Voi huyền ảo trong sương sớm
Theo iHay
Đón bình minh trên Núi Voi ở Đà Lạt
Sau giấc ngủ dịu dàng của đêm tháng 8 se se lạnh thì không gì thú vị hơn việc chào đón ngày mới ở một không gian xanh mướt, lãng đãng từng lớp sương mỏng mảnh hòa với mây trắng.
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 15 km, núi Voi những năm gần đây là sự lựa chọn yêu thích cho những người muốn thoát khỏi phố xá ồn ào, chật chội trong kỳ nghỉ ngắn hạn 2 - 3 ngày.
Sau chuyến xe đêm khởi hành từ Sài Gòn, chúng ta bắt đầu hành trình về với thiên nhiên hoang dã tách biệt với thế giới hiện đại. Buổi sáng đầu tiên đặt chân đến đây bạn sẽ có cảm giác thích thú với tiết trời trong lành.
Không cần phải đi quá xa chỉ cần đứng bên cửa sổ trong những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh mà bên cạnh chiếc bếp củi đượm ánh lửa hồng vẫn liên tục kêu tí tách để phóng tầm mắt nhìn ra xa, bạn sẽ thấy thư thái hơn rất nhiều.
Những tán cây lớn và trăm nghìn loài thực vật có hình thù, màu sắc tươi tắn trên mỗi đoạn đường di chuyển khiến du khách mải mê quên cả lối về.
Đến với xứ sở của mây và sương này hẳn nhiên bạn sẽ được những người dân bản địa kể cho nghe câu chuyện tình tha thiết buồn của nàng Bian và chàng Lang, đây cũng là nguồn gốc của tên núi Voi ngày nay.
Trước kia núi Voi có tên gọi là núi Rowas, vốn là hiện thân của hai con voi ở vùng La Ngư Thượng đi dự lễ cưới của nàng Bian và chàng Lang. Khi đến đồi Cà Đắng, nay gọi là đèo Prenn thì nghe tin chàng Lang và nàng Bian qua đời.
Quá đau buồn nên cả hai không còn đủ sức để vượt qua dốc Cà Đắng, ngã quỵ giữa đường mà chết. Xác voi biến thành hai ngọn núi mà ngày nay, từ quốc lộ 20 qua địa phận Định An (Đức Trọng), du khách có thể nhìn thấy được nguyên hình dáng của hai con voi với đôi chân trước phủ phục hướng về phía Prenn.
Sau một ngày dài tham quan các địa điểm của Đà Lạt, bạn có thể đi thuyền trên hồ tuyền lâm từ đường hầm đất sét hoặc ngồi xe đi qua những khúc cua khúc khuỷu của đèo Prenn, qua Thiền Viện Trúc Lâm để đến nghỉ chân trong căn nhà sàn trên KDL Núi Voi. Đến đây, bạn sẽ bị mê hoặc bởi không gian yên tĩnh, bầu không khí trong lành và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống bận rộn ngoài kia.
Giây phút dân dã trong vườn rau ở Khu du lịch Núi Voi được du khách Connect Tour ghi lại một ngày tháng 8 vừa qua.
Một thác nước trên đường đi vào Núi Voi.
Bữa tối với những món ăn đặc sản từ núi rừng và nghỉ ngơi trong căn nhà sàn dài hoặc nhà trên cây của người bản địa K'ho, ngồi trò chuyện bên bếp lửa ấm cúng giữa tiếng suối chảy róc rách...
Phía trên vách đá chính là đỉnh Pin Hatt với độ cao 1.691 m - điểm cao nhất của ngọn núi Voi hùng vĩ. Lên tới đây vào những ngày trời quang, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh hồ Tuyền Lâm và thành phố Đà Lạt.
Theo Zing News
Một ngày khám phá ngoại ô Đà Lạt Một ngày rong ruổi trên chiếc xe máy khám phá ngoại ô Đà Lạt, chiêm ngưỡng phong cảnh núi đồi trùng điệp và hít thở không khí trong lành là những trải nghiệm mới lạ, đáng nhớ. Thơ mộng đồi chè Cầu Đất: Đồi chè Cầu Đất là điểm đến thú vị trong hành trình khám phá ngoại ô Đà Lạt. Cầu Đất...