Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư vào công nghiệp
Để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư FDI đến Việt Nam, từ nay tới năm 2030, BR-VT sẽ đầu tư và mở rộng thêm 8 KCN, bổ sung quỹ đất hơn 8.000ha để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Đóng gói các sản phẩm gỗ nội thất xuất khẩu tại Công ty TNHH Nitori BR-VT, KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, TX. Phú Mỹ.
Thông tin từ Ban Quản lý các KCN tỉnh, giai đoạn 2016-2020, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút đầu tư khoảng 6,713 tỷ USD với tổng diện tích đất cho thuê 1.257ha. Hiện có 15 KCN được quy hoạch với tổng diện tích đất 8.501ha. Tỷ lệ lấp đầy 52,35% trên tông sô KCN va 62,23% trên sô KCN đa hoàn thiện xây dưng ha tâng (13 KCN), trong số này có 5 KCN tỷ lệ lấp đầy trên 90%.
Thời gian qua, tỉnh đã tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN theo hướng thu hút đầu tư có chọn lọc gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả quỹ đất và hình thành các cụm ngành công nghiệp có mối liên kết với nhau, tạo chân hàng cho hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải; thực hiện điều chỉnh ngành, nghề thu hút đầu tư vào các KCN.
Video đang HOT
Hầu hết các KCN trên địa bàn tỉnh đều được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, đồng thời bảo đảm về tiện ích giúp các DN thứ cấp có đủ các điều kiện thiết yếu để sản xuất kinh doanh. Đây là lợi thế để BR-VT tiếp tục là điểm đến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Ông Okada Hideyuki, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh (JCCH) nhận xét: “Cái Mép – Thị Vải là một trong 21 cảng nước sâu lớn nhất thế giới có thể đón tàu trên 200 ngàn tấn và hệ thống các tuyến đường giao thông đã và đang được xây dựng sẽ giúp BR-VT thu hút đầu tư FDI tốt hơn. Có nhiều DN Nhật Bản muốn đầu tư vào tỉnh trên lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng, y tế… nên đã nhờ JCCH hỗ trợ thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh. Tới đây làn sóng DN Nhật Bản nói riêng và nhà đầu tư FDI nói chung đầu tư vào tỉnh là rất lớn”.
Nhận định của các chuyên gia kinh tế cũng cho thấy, làn sóng đầu tư của DN FDI vào BR-VT trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng. Hiện nhiều KCN đã lấp đầy hoặc gần đầy đều xin mở rộng, tăng thêm diện tích KCN để đáp ứng nhu cầu thuê đất làm nhà xưởng sản xuất của các DN FDI. Ông Nguyễn Anh Triết, Trưởng Ban Quản lý các KCN cho rằng, việc mở rộng các KCN của tỉnh hoàn toàn phù hợp Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN và khu kinh tế. Đó là các KCN đã hình thành trước đó đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%, riêng BR-VT hiện đã đạt tỷ lệ lấp đầy 62%. Do đó, việc xây dựng quy hoạch phát triển các KCN mới và mở rộng ngay từ bây giờ để tạo quỹ đất sẵn sàng cho thuê trong thời gian tới là rất quan trọng. Bởi để hoàn tất các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ban ngành cho tới khi được phê duyệt cũng cần thời gian từ 3-5 năm.
Trên cơ sở đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh đề xuất định hướng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 cần bổ sung thêm 8 KCN với tổng diện tích hơn 8.120 ha gồm: KCN Phú Mỹ 3 mở rộng với diện tích 650ha; KCN Xuyên Mộc, diện tích 1.143,16ha; KCN Đất Đỏ II (mở rộng của KCN Đất Đỏ I), diện tích 1.000ha; KCN Đá Bạc (huyện Châu Đức) giai đoạn 2, diện tích 300ha; KCN Đá Bạc (huyện Châu Đức) giai đoạn 3, diện tích 400ha; KCN Phước Hòa, (TX. Phú Mỹ), diện tích 800ha; KCN Cù Bị (huyện Châu Đức), diện tích 500ha; Khu đô thị – công nghiệp Xà Bang (Châu Đức), diện tích 2.290ha.
Trao đổi về việc cần thiết mở rộng KCN Đất Đỏ 2, ông Nguyễn Khắc Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP KCN Tín Nghĩa-Phương Đông cho biết: Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy tại KCN Đất Đỏ 1 đã đạt trên 60%. Hiện KCN Đất Đỏ 1 đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, phấn đấu đến năm 2022 sẽ nâng tỷ lệ lấp đầy lên 100%. Do đó, việc định hướng phát triển KCN ngay từ bây giờ là cần thiết để đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư thứ cấp. Tương tự, với KCN Đá Bạc giai đoạn 2, đánh giá từ Ban Quản lý các KCN cho thấy, hiện KCN Đá Bạc giai đoạn 1 đã thu hút 4 dự án năng lượng mặt trời và tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Việc phát triển các giai đoạn tiếp theo để thu hút công nghiệp hỗ trợ và các dự án điện mặt trời nguồn năng lượng sạch là hoàn toàn phù hợp.
Dòng tiền mạnh chảy trên thị trường chứng khoán, VnIndex tăng điểm bất chấp áp lực bán
Dù quá sớm để có thể nhận định xu thế dài hơi của ngành du lịch Việt nhưng chúng tôi nhận thấy nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội ở những công ty ngành dịch vụ du lịch để đầu tư. TCT của cáp treo Núi Bà Tây Ninh hôm nay tiếp tục tăng trần sau 2 phiên tăng mạnh liên tiếp.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, thị trường vẫn giữ nhịp sôi động khi thanh khoản sàn HoSE lên đến 3.700 tỷ và sàn HNX đạt hơn 380 tỷ. Mức thanh khoản cao cho thấy sự sôi động lớn của thị trường. Dòng tiền chảy mạnh và đều đặn cả bên mua và bên bán giúp thị trường giữ thế cân bằng. Thực tế, áp lực bán ở vùng điểm 900 là khá mạnh nhưng rất may mắn là dòng tiền từ phía bên mua đã hấp thụ rất tốt.
Trong nhóm VN30, STB bứt phá tăng 4% lên 11.750 đồng/cổ phiếu với thanh khoản chỉ riêng phiên sáng đã lên ngưỡng 15,5 triệu cổ phiếu.
SSI hòa nhịp với đà tăng của nhóm cổ phiếu ngành tài chính, tăng 2% cuối phiên sáng.
Chúng tôi nhận thấy đà tăng hôm nay có yếu tố lực đẩy từ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ là chính. Trên sàn HoSE, 214 mã tăng so với 161 mã giảm và nhóm VN30 khá cân đối giữa mã tăng/giảm.
Dù quá sớm để có thể nhận định xu thế dài hơi của ngành du lịch Việt nhưng chúng tôi nhận thấy nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội ở những công ty ngành dịch vụ du lịch để đầu tư. TCT của cáp treo Núi Bà Tây Ninh hôm nay tiếp tục tăng trần sau 2 phiên tăng mạnh liên tiếp; cổ phiếu DAH của CTCP Khách sạn Đông Á cũng tăng gần 5%...
Thị trường chứng khoán sáng nay tiếp tục tăng 1 điểm lên 895,5 điểm. Thị trường chứng khoán sôi động khi bất ngờ nhiều cổ phiếu ngành tài chính tăng mạnh kèm thanh khoản cao. SHS sáng nay tăng 4,3%, PSI tăng 3%, VCI tăng 2,5%, TVC tăng 1,2%, HCM tăng 1%, SSI tăng 1%...Một số cổ phiếu ngành ngân hàng cũng diễn biến thú vị khi LPB bất ngờ "phi nước đại" lên sát mệnh giá sau thông tin chuyển sàn niêm yết. Thanh khoản LPB hiện đạt 2,5 triệu cổ phiếu chỉ sau 45 phút giao dịch.
HSG của Tập đoàn Hoa Sen cũng đáng chú ý khi tăng mạnh tiếp 2% lên sát 13.000 đồng/cổ phiếu. Thông tin tìm kiếm hàng nghìn đối tác cung cấp mặt bằng diện tích lớn cho thấy tham vọng mở rộng hệ thống phân phối của HSG đang rất cao.
BCM quay trở lại đà tăng giá sau 3 phiên giảm sâu liên tiếp. BCM là cổ phiếu "anh cả" ngành khu công nghiệp nên biến động hoạt động kinh doanh (cho thuê mặt bằng khu công nghiệp), biến động giá cổ phiếu BCM là một trong những mối quan tâm lớn của nhà đầu tư vì nó liên quan khá nhiều đến triển vọng nền kinh tế chung.
Chúng tôi nhận thấy sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngành xây dựng-vật liệu xây dựng-xây dựng điện. Đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa vừa và bé. Một số cổ phiếu đang tăng mạnh thuộc ngành trong sáng nay có thể kể đến như ATB, CDO, TLT, LUT, SD6, SDT, SDD, SDP, VC9, PXI, TXM, SD4...
Giao dịch chứng khoán sáng 15/9: Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index tiến đến mốc 900 điểm Sức cầu được cải thiện từ sớm và có tính lan toả tương đối tốt đang giúp thị trường tiến bước, bất chấp sự phân hóa mạnh ở các bluechip. Trong phiên hôm qua, lực cầu sôi động ngay từ sớm giúp sắc xanh lan tỏa trên bảng điện tử. Tuy nhiên, dòng tiền chưa đủ mạnh để giúp VN-Index bật cao mà...