Sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia
Ngày 15-5, phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc tại Hà Nội. Một trong những nội dung quan trọng được nhiều thành viên nhắc tới trong ngày làm việc đầu tiên là tình hình căng thẳng trên Biển Đông, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông là nội dung được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhắc tới trong phiên họp
Sau phiên khai mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2014.
Mở đầu phần thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Trần Văn Hằng nêu ý kiến: “Tình hình Biển Đông đang rất phức tạp. Việc này sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế nước ta? Quan hệ thương mại Việt – Trung có ảnh hưởng gì không?”. Cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề Biển Đông, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu nêu rõ quan điểm trong báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2014: “Với tình hình phức tạp do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của nước ta từ đầu tháng 5-2014, đề nghị Chính phủ thực hiện đầy đủ các quyền theo Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước về Luật Biển năm 1982, thông báo kịp thời đến các tầng lớp nhân dân tạo đồng thuận, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí sức mạnh toàn dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ”. Đồng tình quan điểm này, cũng tại phiên họp, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần cập nhật tình hình Biển Đông để báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.
Video đang HOT
Đề cập tới tình trạng công nhân một số khu công nghiệp bị kẻ xấu kích động dẫn tới hành động đập phá nhà xưởng, thiết bị của doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, mặc dù chúng ta đang có chính nghĩa, song những hành động tự phát của một số ít người đã làm xấu hình ảnh đất nước, xâm phạm tới an ninh, trật tự an toàn xã hội và tài sản hợp pháp của doanh nghiệp, doanh nhân người nước ngoài. Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, chắc chắn việc đập phá doanh nghiệp nước ngoài vừa rồi có sự xuất hiện và đứng sau của các phần tử xấu: “Chính những người công nhân đã cho biết như vậy. Hiện nay, tình hình bước đầu đã được kiểm soát, chúng ta đã gửi đi các thông điệp trấn an các nhà đầu tư nước ngoài. Song cần kiểm soát tình hình tốt hơn và tuyên truyền mạnh mẽ đến đông đảo công nhân, rằng sự thiếu hiểu biết và hành động tự phát như vậy sẽ làm xấu hình ảnh Việt Nam”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Chính phủ cần bổ sung ngay dự báo, đánh giá tình hình, tập trung vào những mặt không thuận lợi và phân tích rõ ảnh hưởng như thế nào đến các phát triển kinh tế – xã hội những tháng cuối năm và đi kèm với đó là những giải pháp cụ thể để ứng phó với tình hình.
Chiều 15-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe và cho ý kiến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012. Theo báo cáo tại phiên họp, tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo trong các năm 2005-2012 là 864.050 tỷ đồng. Các chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét về cơ sở hạ tầng song kết quả giảm nghèo được đánh giá là chưa vững chắc, chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đáng lưu ý, tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm còn cao.
Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, sự chồng chéo của hệ thống chính sách giảm nghèo (về đối tượng, nội dung, địa bàn…) là một thực tế và đang trở thành một yếu tố cản trở hiệu quả thực hiện các chính sách và mục tiêu giảm nghèo.
Theo ANTD
Người Việt ở Thái Lan phản đối giàn khoan Trung Quốc
Ngày 15/5 Cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan đã ra tuyên bố phan đôi Trung Quôc xâm pham lanh thô Viêt Nam, khi cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 ở khu vực cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 119 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuần hành phản đối giàn khoan Trung Quốc tại Tokyo, Nhật, vào chủ nhật vừa qua.
Trước thông tin được công bố ngày 2/5 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 ở toa đô 15 đô 29 phut 58 giây vi đô Băc; 111 đô 12 phut 06 giây kinh đô Đông, cach đao Ly Sơn (Quang Ngai) 119 hai ly, vi tri nay năm sâu trong vung đăc quyên kinh tê cua Viêt Nam hơn 80 hai ly đê tiên hanh khoan thăm do thêm luc đia cua Viêt Nam, đồng thời phái đội tàu khoảng 80 chiếc các loại, trong đó có cả tàu quân sự, để hộ tống giàn khoan, đâm rách tàu của Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, Cộng đồng ngươi Viêt Nam tại Thai Lan ngày 15/5 đã ra tuyên bố phản đối những hoạt động sai trái này của Trung Quốc.
Tuyên bố khẳng định việc làm của Trung Quốc là "đã bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên" và "đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, làm phức tạp tình hình, gây bất ổn định, đe dọa tự do giao thương hàng hải ở khu vực Biển Đông", cũng như đi ngược lại "Tuyên bô chung cua lanh đao Trung Quốc và Việt Nam, cac thoa thuân vê tăng cương quan hê đôi tac chiên lươc đươc ky kêt nhưng năm gân đây giưa hai nươc, lam tôn thương nghiêm trong tinh hưu nghi lang giêng giưa nhân dân Viêt Nam va nhân dân Trung Quôc".
Tuyên bố yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động bất hợp pháp trên và ngừng có những hành động khiêu chiến, rút giàn khoan cùng tàu, máy bay hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tương tự. Tuyên bố cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ các cam kết đã ký với ASEAN và với Việt Nam.
Tuyên bố cũng ủng hộ chủ trương giải quyết vụ việc bằng phương pháp hòa bình của chính phủ Việt Nam hiện nay, đồng thời kêu gọi các tổ chức xã hội, bộ ngoại giao Thái Lan, có "tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế để ủng hộ chính nghĩa và lẽ phải, ngăn chặn các hành động ngang ngược, bảo vệ hòa bình ở khu vực Biển Đông và khu vưc ASEAN."
Cuối cùng, Công đông ngươi Viêt Nam toan Thai Lan khẳng định luôn mong muốn va ung hô quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân Việt Nam - Trung Quốc đồng thời sẵn sàng làm hết sức mình cùng nhân dân Viêt Nam kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, bảo vệ công lý và luật pháp quốc tế, giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Theo Dantri
Ông Phạm Thế Duyệt: "Trung Quốc đừng cậy mình là nước lớn" "Trung Quốc đừng nên cậy mình là nước lớn, nước mạnh, có sức mạnh về kinh tế và quân sự để cố tình không tôn trọng quyền bảo vệ và thống nhất của Việt Nam, bởi như vậy là trái với lòng dân, trái với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội". Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính...