Săn sâm đất – ‘thần dược’ giá bèo của quý ông
Nhiều quý ông rỉ tai nhau, nếu thấy mệt mỏi thì có thể ăn loại “thần dược” này, đảm bảo sáng hôm sau nhất định vợ sẽ &’vừa quét sân, vừa huýt sáo”.
Thuốc bổ giá bèo
“ Sâm đất”- đó là tên mà người dân ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi đặt cho loại trùn sông sống ở lòng sông Thoa, đoạn đổ ra cửa biển ở địa phương này. Cùng là họ hàng thế nhưng trùn sông không sống trên cạn mà cư ngụ ở dưới lòng sông Thoa, có kích cỡ to gấp nhiều lần so với con giun (trùn) mà ta vẫn thấy.
Qua quan sát thì trùn sông có con to gần bằng ngón chân cái, dài gần 2 gang tay người lớn và nặng đến 0,1kg. Người dân địa phương khẳng định: “Nếu ở núi có nhân sâm, biển có hải sâm thì trùn sông chính là “sâm đất”.
Đoạn sông nơi trùn sông sinh sống
Bởi lẽ theo họ nếu người thấy mệt mỏi thì chỉ cần làm bát cháo trùn sông là khỏe lại ngay. Nhiều “đức lang quân” còn rỉ tai: “Tối mà đi nhậu với mồi trùn sông thì sáng hôm sau nhất định vợ sẽ &’vừa quét sân, vừa huýt sáo”.
Cũng vì vậy nên nhiều anh em ở đây muốn lai rai với bạn bè mà khỏi sợ vợ cằn nhằn, thì chỉ cần úp mở là đi nhậu mồi sâm đất thế là yên chuyện. Chẳng những vậy đôi khi còn được vợ rút túi dấm dúi cho thêm ít tiền, một số khác, kể.
Trùn sông, con vật được ví là “sâm đất”
Dù được ví bổ chẳng kém gì sâm, thế nhưng giá của trùn sông hiện chỉ trên dưới khoảng 60.000 đồng/kg tươi. Vì vậy nhiều người dân địa phương gọi Trùn sông là “Viagra của dân nghèo”.
Thu nhập khủng
Thời gian đào bắt trùn sông ở Phổ Quang hàng năm diễn ra vào từ cuối mùa mưa năm trước đến đầu mùa mưa năm sau. Khoảng chục năm trước trùn sông bắt về mà muốn bán, thì người dân phải rạch bụng và bỏ toàn bộ phần ruột, rồi đem phơi khô mới bán được với giá 40-60.000 đồng/kg. Cứ 10-12kg trùn sống thì mới được 1kg trùn khô, tính ra chỉ khoảng 5000 đồng/kg trùn tươi, bằng 1/10 giá hiện nay.
Tham gia đào bắt trùn chủ yếu là người dân ở thôn Hải Tân, chiếm khoảng 70%, còn lại ở một số thôn khác trong xã. Mỗi ngày đi đào từ 4-6 giờ, bèo nhất cũng được 2-6kg/người, bán được khoảng 200.000 đồng/người.
Video đang HOT
Anh Tân, với số trùn vừa bắt
Vài năm gần đây do trùn sông có giá nên cùng với chờ thủy triều rút, nước cạn để đào bắt, thì một số người đi lặn để đào bắt.
Dù là nơi cung cấp số lượng trùn sông lên đến vài trăm kg/ngày, thế nhưng khi được hỏi, người dân ở đây đều không rõ việc các tiểu thương từ Bình Định vào thu mua được sử dụng, chế biến như thế nào nữa. Họ chỉ nghe nói, ngoài chế biến làm thức ăn, mua về để làm thuốc, còn cụ thể là thuốc gì thì chịu.
Anh Tân (20 tuổi), một cao thủ của hình thức bắt kiểu này, cho hay, nếu một ngày lao động khoảng 8h tiếng dưới nước thì có thể bắt được khoảng 15 kg. Nhiều hôm vô mánh bắt hơn 20kg. Nhẩm tính tiền bán trùn sông mỗi tháng của anh Tân không dưới 15 triệu đồng/tháng.
Thợ lặn nhí với số trùn đào được
Tuy nhiên không phải người nào kể cả dù biết lặn, hoặc lặn giỏi cũng có thể khai thác trùn sông theo kiểu này. Bởi vì do khi lặn thì không có điểm trụ, tựa nên nếu sẽ rất khó, lại không được đào vì lưỡi cuốc làm đứt trùn.
Và cho dù đào được cũng cần phải có cách mới bắt được nếu không thì trùn sẽ thụt sâu xuống dưới hang. Vì vậy tuy số tham gia đào trùn sông ở đây lên đến con số hàng trăm người, thế nhưng số lặn đào bắt thuộc hàng”chuyên nghiệp” tính chưa đến 10 người.
Huỳnh Hà
Theo Infonet
Băm nát rừng phòng hộ tìm "thần dược quý ông"
Vài tháng nay mỗi ngày có trên trăm người vào rừng phòng hộ ven biển miền Tây để săn sâm đất làm thuốc bổ cho quý ông.
Phóng viên vào rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu vào một ngày sau Tết. Mùa này sâm đất rất ít nhưng mới tờ mờ sáng, trên con đê quốc phòng chạy dài từ biển Nhà Mát, TP Bạc Liêu đến huyện Đông Hải đã xuất hiện nhiều tốp người quần áo lam lũ mang theo dao, dá, cuốc, thùng... đang lội thật nhanh vào rừng.
Họ chính là những lao động nghèo ở ven rừng phòng hộ thuộc TP Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và Đông Hải.
Vì miếng cơm manh áo nên ngày nào những con người nghèo khó này cũng vào rừng phòng hộ và khu vực bãi bồi ven biển để bắt ốc, mò cua và hiện nay là đào sâm đất đổi gạo sống lay lắt qua ngày.
Sau nhiều tháng bị lực lượng kiểm lâm cơ động cùng chính quyền địa phương tìm mọi cách truy đuổi, mỗi khi đi "săn" mọi người đều mang theo bên mình một ít cơm và nước uống để có thể lẩn trốn trong rừng cho đến tối mịt mới về nếu không bị phát hiện.
Bắt được con sâm bật gốc một cây rừng
Những năm trước chỉ có vài chục người đến từ các tỉnh lân cận như: Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau... vào rừng phòng hộ Bạc Liêu bắt sâm. Thấy sản lượng sâm khai thác khá nhiều và bán được giá cao nên hiện nay hàng trăm người ở các xã: Long Điền Đông, Long Điền Tây (huyện Đông Hải), Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A (Hòa Bình) và phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành - TP Bạc Liêu đã nhanh chóng đổ xô vào rừng.
Một gia đình ngang nhiên phá rừng "săn" sâm đất ở rừng phòng hộ Vĩnh Châu (Sóc Trăng) như không có chuyện gì xảy ra. Ảnh: Diễm Hằng
Trong đó, có đến 80% là người dân tộc Khơme nghèo, không nghề nghiệp ổn định và không đất sản xuất; một phần là những thanh niên ở các gia đình nuôi tôm thất mùa liên tục nhiều năm và cũng có người của tỉnh khác đến.
"Săn" sâm đất nhưng những "thợ săn" không biết được tác dụng của con sâm ra sao và càng không biết sâm đất sẽ được "lái sâm" chuyển đi đâu. Với những người nghèo, không riêng gì sâm đất mà bất cứ con gì tìm được ở biển, ở rừng nếu bán có tiền là họ đổ xô đi bắt.
Môi trường sống chủ yếu của sâm đất nằm dưới những gốc cây mắm tái sinh thuộc nơi gò cao, khí hậu ẩm nên muốn bắt sâm "thợ săn" phải dùng đến dá, cuốc, xẻn xắn mạnh vào gốc cây để đào lên một lớp đất sâu từ 1-2 tấc dính đầy rễ mắm.
Nơi nào rừng rậm rạp, "thợ săn" phải dùng dao... "phát quang" và cũng có lúc những cây rừng nhiều năm tuổi không may mắn bị nhóm người này bật gốc để bắt cho bằng được những con sâm đất cuối cùng.
Mặc dù mỗi gốc mắm chỉ tìm được một vài con sâm đất nhưng nếu "săn" giỏi một người có thể bắt được 10-12kg/ngày, đào chậm hơn cũng bắt được 7-8kg/ngày. Như vậy, với số lượng lúc cao điểm lên đến khoảng 150 người vào rừng tìm sâm thì bình quân mỗi ngày rừng phòng hộ đã "đẻ" ra hơn nửa tấn sâm đất.
Tương tự, bên phía rừng phòng hộ của tỉnh Sóc Trăng cũng có rất nhiều người "săn" sâm đất. Trong nhóm người vào rừng tìm sâm, tôi tiếp cận được hai anh em Thạch Hữu Cường và Thạch Hữu Tâm ở xã Vĩnh Hải của huyện Vĩnh Châu.
Năm nay hai anh em khoảng 14-15 tuổi nhưng vì nhà nghèo nên một chữ cắn đôi hai đứa trẻ này cũng không biết. Trước đây, hai anh em sống với nghề mò cua bắt ốc ngoài bãi bồi ven biển cùng với gia đình. Mấy tháng nay trước "cơn lốc sâm", Cường và Tâm cũng đã mua dá, cuốc, xẻn cùng với nhóm người ra rừng tìm sâm.
Cường cho biết: "Một ngày hai anh em tui vào rừng đào dưới gốc mấy cây mắm bắt được trên 15kg đồm độp ( người dân ở đây gọi sâm đất (tên khoa học Sipunculus) là con đồm độp hay con chặt khoai - PV) bán với giá 9.000 - 10.000 đồng/kg. Nhờ có đồm độp mà tụi tui mỗi người kiếm được gần 100.000 đồng/ngày, sướng nhiều hơn trầm mình ngoài biển mò nghêu bắt ốc".
Bên tỉnh Cà Mau những ngày này nạn "săn" sâm đất hoạt động nhộn nhịp. Theo người dân ven biển, sâm đất trị được nhiều loại bệnh nhưng phóng viên hỏi bệnh gì thì không ai biết. Có điều là những "thợ săn" nói thương lái mua bán về TP HCM rồi xuất qua Trung Quốc làm "thuốc bổ cho quý ông" để "muốn gì được nấy".
Sáng 10/2, Hạt Kiểm lâm huyện Năm Căn (Cà Mau) cho biết đã tịch thu 350kg sâm đất do bà Nguyễn Kim Hương ở xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn mua trái phép từ những hộ dân sống ven rừng phòng hộ Năm Căn đang trên đường mang đi tiêu thụ. Với hành vi này, bà Hương bị phạt 3 triệu đồng.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng
Nhìn từ bên ngoài thấy những vạt rừng phòng hộ xung yếu ven biển Sóc Trăng và Bạc Liêu đang căng đầy sức sống với một màu xanh bạt ngàn. Tuy nhiên, khi lội sâu vào bên trong tôi mới thấy rừng xanh đang kêu cứu.
Những cây mắm tái sinh đang xanh tốt trong phút chốc chỉ còn lại một tấc gốc to bằng cổ chân nằm sát mặt đất. Một số nơi, rừng mắm đang thưa dần vì những người "săn" sâm thường xuyên "phát hoang", bật gốc cây rừng một cách không thương tiếc.
Do sâm đất ở dưới gốc mắm, nếu đào một hai dá phía trên vẫn tìm không thấy thì "thợ săn" tiếp tục đào sâu, cắt đứt gần hết bộ rễ cây mắm cho đến khi bắt được con "chặt khoai" mới thôi. Nếu tính bình quân 200m2 đất rừng đào được 1kg sâm đất (khoảng 200 con) thì với nửa tấn sâm mỗi ngày sẽ có hơn 10ha đất rừng bị đào bới tứ tung.
Chính vì vậy mà hiện nay phần đất ngập mặn có sâm đất sinh sống nằm dưới những tán rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu, Sóc Trăng đang bị "cày xới" mỗi ngày, nhìn vào rất giống... những thửa ruộng vừa bị xới tơi lớp đất mặt để chuẩn bị gieo mạ.
Theo Hạt Kiểm lâm liên huyện rừng phòng hộ biển Đông thì các trạm kiểm lâm đang phối hợp với bộ đội biên phòng và công an xã tuần tra ngày đêm và nỗ lực tuyên truyền cho bà con biết được tác hại của việc bới rừng tìm sâm, nhưng do lực lượng quá mỏng nên làm không xuể.
Còn theo lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), dân nghèo vào rừng phòng hộ "săn" sâm đất cũng đã xuất hiện nhiều tháng nay.
Trước nạn phá rừng "săn" sâm đất, ông Phạm Hoàng Bê - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - từng ký công văn gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã đề nghị lực lượng kiểm lâm cơ động tăng cường công tác kiểm tra phòng chống phá rừng đồng thời tổ chức nghiên cứu, bảo tồn và phát triển con sâm đất ở vùng rừng ngập mặn ven biển để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên lâu bền..
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra băn khoăn với những "biện pháp mạnh" vì nếu không tạo được công ăn việc làm cho những cư dân nghèo ở ven rừng thì khó có thể ngăn chặn được việc bới rừng tìm sâm vì hiện nay con sâm đất chính là "cần câu cơm" của nhiều người.
Một cán bộ kiểm lâm ở Sóc Trăng thở dài: "Những người khai thác sâm đất trái phép đều quá nghèo, nếu bắt được để thu giữ tang vật, ra quyết định xử phạt hành chính, họ cũng không có tiền nộp phạt. Giao cho địa phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhưng đến lúc trong nhà không còn một hạt gạo thì họ lại vào rừng tìm sâm".
Theo VTC
Người không ngủ tiếp tục... thức Năm 2006, khi Thanh Niên đăng bài Người đàn ông 33 năm không ngủ, lúc đó ông Hai Ngọc (thôn Trung Hạ, xã Quế Trung, H.Nông Sơn, Quảng Nam) ở tuổi 64 và đã trải qua 11.700 ngày đêm không ngủ. Đến nay, con số này đã ngót nghét 13.900 ngày đêm và tiếp tục dài thêm... Như chúng tôi từng thông tin,...