Sản phụ tử vong, hàng trăm người dân bao vây trạm xá
Sản phụ Nguyễn Thị Hiền, 26 tuổi tử vong trưa 24/11 tại trạm xá xã Liên Giang (huyện Đông Hưng, Thái Bình), khiến hàng trăm người dân cùng thân nhân đã kéo đến bao vây trạm xá.
Thông tin ban đầu được biết, ngày 24/11, tại xã Liên Giang (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã xảy ra vụ việc hàng trăm người dân trên địa bàn xã này đổ xô, kéo về Trạm y tế xã Liên Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trong tâm trạng bất bình, cho rằng chính sự tắc trách, thờ ơ và chủ quan của đội ngũ cán bộ trạm y tế nên dẫn đến cái chết của sản phụ trẻ tuổi Nguyễn Thị Hiền sinh năm 1988.
Người thân đau xót ở bên sản phụ tử vong tại trạm xá.
Anh Nguyễn Văn Dũng, chồng của sản phụ nói với phóng viên trong nước mắt: “Sáng nay vợ tôi đau bụng bảo tôi nghỉ làm, ở nhà đưa vợ đi đẻ. 7h kém tôi đưa vợ đến trạm, đến đây bác sĩ Nguyễn Thị Bắc khám, bảo gia đình yên tâm, khoảng 9h thì vợ sẽ đẻ. Đúng 9 giờ 11 phút thì vợ tôi sinh được cháu trai, nặng hơn 3kg.
Tuy nhiên sau khi đẻ xong, đến chừng khoảng 10 giờ thì các bác sĩ ở đây cũng chẳng còn ai ngoài bà đỡ đẻ (cô đỡ). Lúc ấy, thấy vợ chảy máu nhiều (ở vùng kín), người nhà chúng tôi đã gọi điện, rồi lên xin chuyển vợ vượt tuyến thì bác sĩ Bắc không cho đi.
Bà ấy (bác sĩ Bắc) bảo chờ xe cấp cứu và máu vận chuyển về trạm y tế. Chờ đến cả tiếng đồng hồ mà xe cấp cứu vẫn không thấy về bởi bà Bắc nói có xe nhưng máu truyền cho sản phụ không có. Chúng tôi chờ từ 11 giờ kém 10 cho đến khi xe về đến nơi thì vợ tôi đã mất lúc 12 giờ 20 phút.”
Video đang HOT
Ông Trần Văn Đạt, Trạm trưởng Trạm y tế xã Liên Giang nói: “Ở đây còn có Giám đốc Trung tâm y tế huyện, có Chủ tịch, Bí thư huyện nên tôi không được phép nói gì. Bao giờ pháp luật kết luận tôi có tội, tôi sẽ nói. Lúc xảy ra vụ việc ở trạm y tế, tôi không có mặt ở đây nên không thể biết được”.
Đến hơn 23 giờ 30 phút cùng ngày, gia đình sản phụ đã làm việc với cơ quan chức năng để đưa sản phụ về gia đình để lo hậu sự. Lãnh đạo huyện Đông Hưng chỉ đạo các bộ phận và cơ quan chức năng hỗ trợ gia đình toàn bộ chi phí mai táng sản phụ.
Về cháu bé sơ sinh, lãnh đạo Sở Y tế chỉ đạo ngành y tế chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Thái Bình chăm sóc, theo dõi.
Nguyên nhân sự việc đang được cơ quan chức năng tiến hành làm rõ.
Theo Sơn Hùng (Đời sống Pháp luật)
Hà Nội: Ẩn họa xe tự chế chở học sinh
Xe 3 bánh tự chế không đăng ký, đăng kiểm thường xuyên đưa đón học sinh trong thùng xe khóa trái. Nhưng CSGT, chính quyền địa phương bảo không có tình trạng này.
Theo khảo sát của PV, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, có 3 xe ba bánh tự chế thường xuyên đưa đón học sinh Trường Tiểu học Dương Xá. Thùng xe hàn sắt rộng từ 1-2 m2, chở 10 - 15 người.
Xe tự chế đưa đón học sinh tiểu học tại Dương Xá (Gia Lâm)
Xe có hai hàng ghế và vài chiếc ghế nhựa đặt giữa thùng cho học sinh ngồi, cặp sách đặt ở giá trên đầu, sát mái thùng. Mỗi khi tan học, sau khi "lùa" học sinh vào, lái xe đóng cửa, khóa trái; bên trong, các em vô tư đứng ngồi, đùa nghịch.
Ông Nguyễn Đình Thắm, tự nhận là người đầu tiên đưa đón học sinh bằng xe 3 bánh tự chế, nói: "Chiếc xe này tôi nhập từ Trung Quốc cách đây 3 năm, xe ưu tiên cho thương binh nên không phải đăng ký, đăng kiểm. Hai chiếc xe còn lại chủ yếu là xe tự chế, lắp ráp ở các xưởng cơ khí nhỏ, mỗi xe giá từ 10-15 triệu đồng. Xe tự chế nên động cơ, thùng xe và phanh cũng ọc ạch lắm".
"Theo chỉ thị của Thủ tướng, xe tự chế cấm lưu hành từ lâu. Đối với xe ba bánh của thương, bệnh binh, chỉ được dùng hỗ trợ đi lại cho bản thân họ, không được phép chở thêm người hoặc hàng hóa. Các cơ quan tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm xử lý nếu phát hiện xe này vi phạm". Ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Chủ một xe tự chế tên Trung nói khi PV hỏi muốn gửi con: "Xe tôi chở chục cháu nên chật lắm, không nhận thêm nữa. Các xe kia cũng đủ hết rồi. Chi phí mỗi cháu phải trả từ 100-300 nghìn đồng/tháng (tùy khoảng cách xa gần)".
Theo ông Trung, sau khi đón trẻ, xe chạy khứ hồi hằng ngày trên đường Ỷ Lan, cầu vượt Phú Thị, đưa học sinh đến Trường Tiểu học Dương Xá và về thôn Nội Thương. Khi được hỏi về độ an toàn của xe, ông Trung ngập ngừng: "Thì mọi người bảo là an toàn, trước giờ cũng chưa xảy ra chuyện gì cả. Xe chở con cháu trong nhà là chính, chứ có chở người ngoài mấy đâu".
Theo chị Nguyễn Thị Hà (nhà gần trường), xe ba bánh chở học sinh ở trường cách đây khoảng 3 năm. Chị Hà nói rằng, vì nhồi nhét học sinh trong thùng khóa chặt nên nếu xảy ra chuyện thì hậu quả rất nặng nề.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu phó Trường Tiểu học Dương Xá, nói: "Xe này mới có mấy buổi đầu của năm học này. Chúng tôi đã yêu cầu phụ huynh ký cam kết đưa con đến trường an toàn, không đưa đón bằng xe tự chế. Họ hứa sắp tới sẽ dẹp bỏ. Chuyện này không có gì đâu, làm gì mà báo chí phải vào cuộc".
"Làm gì có"
Hằng ngày, những xe ba bánh tự chế chở học sinh vẫn chạy qua cổng UBND xã Dương Xá. Nhiều lần PV liên lạc để trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo địa phương đều tìm cách thoái thác. Ông Trần Huy Điển, Trưởng Công xã Dương Xá, khẳng định: "Làm gì có xe tự chế chở học sinh, nếu có thì bắt nhốt, xử lý luôn".
Học sinh tiểu học trong thùng xe tự chế. Ảnh: Quỳnh Nga
Ông Nguyễn Hữu Hiển, Đội phó Đội CSGT huyện Gia Lâm cho biết, đoạn đường Ỷ Lan nối với cầu vượt Phú Thị là tuyến đường được tuần tra 3 ca/ngày. "Tôi khẳng định đến hiện tại là không có tình trạng xe tự chế trên địa bàn huyện. Nếu phát hiện sẽ xử lý triệt để, tịch thu phương tiện và xử phạt hành chính", ông Hiển nói.
Khi PV thông tin về xe tự chế hoạt động trên địa bàn, ông Hiển nói: "Nếu có chủ yếu là xe thương binh họ chở con cháu trong gia đình đi học, chứ xe tự chế dùng chuyên nghiệp chở 10 -15 cháu làm gì có".
Theo Tiền Phong
Vụ người dân đuổi theo cướp bị sát hại: Tang thương một gia đình Chưa hết nguôi ngoai vì đứa con trai lớn mới mất sau vụ tai nạn giao thông, chị Đặng Thị Vụ lại nghe tin sét đánh ngang tai khi biết tin chồng mình trong lúc đuổi theo cướp đã bị sát hại dã man. Tìm nhà anh Trần Văn Đạt (SN 1971), ở thôn Mỹ Lộc, xã Yên Phương, huyện Ý Yên, tỉnh...