Sản phụ sinh non, 3 bé gái nguy kịch
Sáng 7/5, hai trong số 3 bé gái của sản phụ Lê Thu Sương (17 tuổi, quê Đông Hải, Bạc Liêu) vẫn đang trong diện theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại phòng Hồi sức sơ sinh (Khoa Nhi, Trung tâm Phụ Sản – nhi Đà Nẵng).
Theo các bác sĩ: bệnh nhi sơ sinh thiếu cân nghiêm trọng, có cháu chỉ nặng 0,9kg, ngoài ra còn mắc các bệnh nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, rối loại đông máu, bệnh màng trong…
Hiện Khoa Nhi đang chăm sóc 2 trẻ trong lồng ấp, thở, bơm sữa qua đường sông, truyền thuốc… Chỉ một cháu sinh nặng 2,1kg được chuyển ra ngoài lồng ấp, nhưng vẫn cần sự theo dõi, chăm sóc thường xuyên của các bác sĩ.
Các bé sinh non được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp, thở (Ảnh: Xuân Vũ)
Trước đó, sản phụ Sương ra thăm chồng đang làm công nhân cầu đường tại một công trình trên địa bàn Đà Nẵng được gần tháng. Đến ngày 18/4, chị Sương bất ngờ chuyển dạ sinh non, khi mới mang thai được hơn 7 tháng.
BS. Trương Thị Như Huyền (Khoa Nhi) cho nhi: sức khỏe sản phụ sau sinh tiến triển tốt, nhưng 3 trẻ sơ sinh do thiếu cân, suy dinh dưỡng bào thai nên thể trạng rất yếu, người mang nhiều bệnh. Bệnh viện chăm sóc đặc biệt, khi nào các cháu dần hồi phục sức khỏe, và tăng cân nặng mới có thể chuyển ra ngoài chăm nuôi bình thường.
Video đang HOT
Theo BS. Huyền: các trường hợp đa thai, sinh non 3 trẻ như chị Sương khá hiếm. Từ đầu năm đến nay, trung tâm tiếp nhận 1 trường hợp sinh non 3 trẻ. Tuy nhiên, không có trường hợp nào các trẻ thiếu cân, nặng bệnh như của chị Sương.
Được biết, gia cảnh chị Sương đặc biệt khó khăn, các bác sĩ trung tâm đang kêu gọi sự hỗ trợ sữa, tã lót giúp các con chị.
Xuân Vũ
Theo VNN
Nạn "đói" vi chất
Nhiều người chủ yếu chỉ ăn đủ bột - đường - béo - đạm mà ít quan tâm đến vi chất, cho đến khi phát hiện mình thiếu thì đến lúc đổ bệnh.
Một nghịch lý là người ta có thể ăn no bụng, no về mặt năng lượng nhưng chưa đủ về mặt chất lượng, vi chất, chưa đủ những chất tuy rất nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn. Tình trạng xảy ra ở tỉ lệ cao trong cộng đồng nên được gọi ví von là nạn đói. Nhưng nạn đói này xảy ra không hẳn do thiếu lương thực mà chủ yếu do thiếu kiến thức dẫn đến thiếu thói quen đúng trong ăn uống.
Chiếc đũa thần
Vi chất là gì? Vi chất bao gồm tất cả vitamin và vài loại khoáng chất mà cơ thể chúng ta cần với một lượng rất ít, nhưng rất quan trọng đối với cơ thể. Những vi chất thường gặp bao gồm vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt, iốt, selenium... Vi chất được Tổ chức Y tế thế giới ví như chiếc đũa thần vì chúng là những chất xúc tác cần thiết giúp cơ thể sản xuất rất nhiều loại men, nội tiết tố và những hóa chất thiết yếu khác giúp cơ thể hoạt động mỗi ngày, tăng trưởng và phát triển.
Rau, củ, quả... chứa nhiều vi chất - Ảnh: N.C.T.
Tại sao "tiềm ẩn"?
Được gọi là đói tiềm ẩn vì chúng ta không cảm nhận được thiếu vi chất khi chúng ta vẫn no và ngon miệng. Nhưng quan trọng hơn cho đặc tính tiềm ẩn là một số vấn đề sức khỏe xảy ra do thiếu vi chất đặc biệt mà người ta không hay biết, nhất là khi tình trạng thiếu ở mức độ trung bình và nhẹ.
Nếu trước đây thiếu vitamin A nặng dẫn đến loét giác mạc, thiếu iốt nặng dẫn đến bướu cổ thì quá rõ ràng nhưng ngày nay ít gặp hơn. Tuy nhiên ít gặp không có nghĩa là không còn tình trạng thiếu vi chất, mà tình trạng thiếu nhẹ hơn và không còn biểu hiện lâm sàng rầm rộ (trong y học gọi là thiếu vi chất tiền lâm sàng).
Thiếu vi chất tiền lâm sàng được chứng minh là góp phần dẫn đến bốn hậu quả sức khỏe nghiêm trọng: một là liên quan đến xương (thấp lùn, loãng xương), hai là liên quan đến sức đề kháng (hay bị bệnh), ba là liên quan đến trí tuệ và bốn là liên quan đến tai biến sản khoa (thai lưu, sinh non, sinh con nhẹ cân). Nhiều người từng vấp phải một trong bốn vấn đề trên nhưng ít nghĩ đến thiếu vi chất, lại đổ lỗi cho nguyên nhân khác hoặc không rõ nguyên nhân.
Ai cần lưu tâm hơn?
Thiếu vi chất thường gặp ở các đối tượng có gia tăng nhu cầu vi chất gồm trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú... và tất cả những ai có chế độ ăn không đầy đủ cân bằng.
Thiếu vi chất thường xảy ra đặc biệt ở các đối tượng không đủ chi phí hoặc không muốn hoặc không thể sử dụng nguồn thực phẩm giàu vi chất đó là rau, trái cây và nguồn đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa...). Điều này xảy ra ở những gia đình có thu nhập thấp, sống vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo các đối tượng ăn chay, ăn kiêng, biếng ăn, hay bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa không thể tiêu thụ thực phẩm đa dạng.
Phải bổ sung vi chất "công bằng"
Tức là tất cả vi chất đều có tầm quan trọng như nhau nên chú ý đến vai trò của tất cả và chú ý bổ sung đầy đủ. Thực tế một số vi chất hoặc đa khoáng chất thường được quan tâm bổ sung nhiều hơn, một số khác bị "quên" đi cũng dẫn đến kết quả không mong muốn. Một ví dụ điển hình là trường hợp người dân than phiền tại sao con tôi uống rất nhiều sữa mà vẫn không cao, hoặc tại sao tôi uống sữa nhiều mà vẫn bị loãng xương. Trong hai ví dụ trên, đối tượng chỉ chú ý đến canxi mà quên mất các vi chất và khoáng chất quan trọng khác như vitamin D, magie, kẽm... cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo xương.
Xu hướng tương lai: sử dụng thêm thực phẩm bổ sung vi chất
Để cải thiện tình trạng đói vi chất, chúng ta cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vi chất bao gồm rau, củ, quả và chất đạm có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng...).
Tiêu thụ thực phẩm đa dạng là biện pháp cơ bản nhất. Ngoài ra cũng còn một cách để đảm bảo đủ vi chất đó là sử dụng các loại thực phẩm được bổ sung vi chất. Việc bổ sung này là cần thiết đặc biệt đối với một số loại vi chất mà chế độ ăn thông thường không thể đủ cung cấp, ví dụ như bổ sung iốt vào muối.
Thời gian qua, ngành dinh dưỡng cả nước cũng đã tham gia các hoạt động bổ sung vi chất vào một số thực phẩm phổ biến trong cộng đồng, như bổ sung iốt vào muối, hạt nêm, nước mắm bổ sung sắt vào bột dinh dưỡng trẻ em, vào nước mắm, vào mì gói bổ sung vitamin A vào đường cát, dầu ăn... Phương pháp này có lợi điểm là tiếp cận với số đông người dân, giá thành thấp, tự nhiên. Những sản phẩm bổ sung vi chất hứa hẹn nhiều tiềm năng góp phần vào công cuộc phòng chống nạn đói vi chất tiềm ẩn tại nước ta.
Theo ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Tuổi trẻ)
BV Nhi TƯ: 700 ca tử vong và nặng xin về mỗi năm Mỗi năm tại BV Nhi TƯ viện có khoảng 4.000-5.000 bệnh nhân sơ sinh nhập viện điều trị tại khoa Sơ sinh và có khoảng 15%trong số này tử vong và xin về vì bệnh nặng. Riêng khoa cấp cứu, 50-70% bệnh nhi tới khám là trẻ dưới 6 tháng. Con số trên được đưa ra tại Hội nghị khoa học Điều dưỡng...